Sê-la. Séla (vầng đá).

        

      Một nơi trong Ê-đôm, bị A-ma-xia chiếm lấy, và đặt tên là Giốc-then (II Các vua 14:17). Thành nầy ở về hướng đồng vắng (Ê-sai 16:1). Chỉ hơi trưng dẫn trong Các quan xét 1:36; có lẽ trong II Sử ký 25:12; Ê-sai 42:11, và Áp-đia 3:. Trong khúc chót mô tả dân cư thành Sê-la ở trên núi cao, và các nhà của họ giống như các tổ chim ưng vậy. Hết thảy đều chỉ về một khe bằng tiếng Hy-lạp gọi là Pétra, ấy chỉ là chữ dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ Sê-la. Josèphe nói rằng tên của thành trong đời mình gọi là Pétra. Chừng 300 T.C., Pétra từ người Ê-đôm sang tay người Nabathaeans A-rạp. Từ đó, dòng vua cai trị trong Pétra có mấy vua lấy danh hiệu là A-rê-ta, một có nói đến trong II Cô-rinh-tô 11:32. Theo lời truyền khẩu, Phao-lô đến thăm viếng Pétra khi "đi qua xứ A-ra-bi" (Ga-la-ti 1:17). Nước của dân Nabathxans đến năm 105 S.C. thì hết, và Pétrx xứ A-ra-bi được kể là một tỉnh thuộc đế quốc La-mã. Pétra cũng như đế quốc La-mã dần dần suy đồi, đến 629-32 S.C thì bị quân Hồi giáo chinh phục và làm cho hoang vu, ngày nay chỉ một vài người Bédouins còn ở.
       Pétra sau được tìm ra bởi Burckhardt năm 1812, và từ đó có nhiều khách du lịch tới. Ấy là một nơi rất kín đáo bao vây bởi các núi, mà nước vẫn chảy từ phía Ðông Nam núi Hô-rơ làm mòn mà thành ra. Trũng nầy cùng với mấy trũng từ mình ra dài độ 1500 thước và ngang từ 250 đến 500 thước, xung quanh có các núi dốc thẳm. Phần chính nay gọi là "trũng của Môi-se," dầu có lẽ chẳng bao giờ Môi-se ở đó. Có một dòng nước chảy qua chính giữa, những tảng đá đủ các màu đỏ, nâu, vàng, trắng, -- thêm vào sự tốt đẹp của chỗ đó. Cũng có lăng mộ, di tích, đền thờ, đại diễn trường có từng bậc, khải hoàn môn, v.v.. phần nhiều từ đời đế quốc La-mã. Ngoài ra còn có các mộ địa và những nhà ở trên các dốc đá.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.