Từ phía Nam A-va, Cu-tha và Ha-mát, vua A-sy-ri đem các thực dân đến ở xứ Sa-ma-ri, sau khi 10 chi phái bị phu tù (II Các vua 17:24). Ráp-sa-kê và San-chê-ríp (18:34; 19:13) nói đến quân A-sy-ri chinh phục Sê-phạt-va-im cách khoe khoang, như để tỏ nỗi thất vọng của sự chống giữa Sa-ma-ri (Ê-sai 36:19): "Nào các thần của Ha-mát... của Sê-phạt-va-im đâu tá? Các thần ấy đã cứu Sa-ma-ri khỏi tay ta chưa?" Y-sơ-ra-ên đã chọn các thần của Ha-mát và Sê-phạt-va-im thì lại bị giải đến Ha-mát và Sê-phạt-va-im mà làm phu tù tại đó, và dân sự của Ha-mát và Sê-phạt-va-im được dẫn sang xứ của người Y-sơ-ra-ên để thế cho, như vậy sự báo ứng đúng biết dường nào (Châm Ngôn 1:31; Giê-rê-mi 2:19).
Sê-phạt-va-im là Sippara, phía Bắc Ba-by-lôn, xây ở trên cả hai bờ sông Ơ-phơ-rát (hoặc kinh nahr Agane), vì đó nên có hai lối, -- aim "tức hai Sipparas." Một Sippara gọi là Sipar-sa-samas, tức dâng cho Samas, thần mặt trời; còn một là Sipar-sa-Anunit, dâng cho nữ thần Anunit. Những người Sê-phạt-va-im thiêu con trẻ trong lửa cho Adrammelech và Anammelech, quyền lực âm dương của mặt trời; trên bia đá Sê-phạt-va-im được gọi là "Sê-phạt-va-im của mặt trời." Nê-bu-cát-nết-sa xây cất đền thờ xưa, làm một nơi thánh và theo truyền khẩu tại đó Xisuthrus để những niên sử trước nước lụt, trước khi vào tàu, bởi đó sau dòng dõi người tìm được. Một phần của Sê-phạt-va-im gọi là Agana, từ hồ chứa nước của Nê-bu-cát-nết-sa lân cận, Sê-phạt-va-im được gọi tắt là Sivra và Sura, nơi xưa có nhà trường Do-thái danh tiếng. Mosaib nay ở gần đó. Tên Sippara có nghĩa là "thành của các sách." Các khúc sách của Berosus gọi là Pantibiblia (hết cả sách). Ðây có lẽ là một thư viện giống như đã tìm được ở Ni-ni-ve, và một phần G.Simth và mấy người khác đã đọc được.