Sê-sa-rê. Césarée (thuộc về Sê-sa).

       



      Một thành ở trên bờ biển Pha-lê-tin, chừng 35 cây số ở phía Nam núi Cạt-mên. thành được xây cất bởi vua Hê-rốt Lớn, trên nơi có thành gọi là Tháp Strato. Phải mất mười hai năm mới xây xong, từ 25-13 T.C.. Cũng có xây một đập bằng đá dài 15m25, rộng 5 thước rưỡi, và sâu 2m70. Ðập đó rộng chừng 60 thước, nước sâu 20 sải, và bao bọc một hải cảng rộng bằng A-thên. Lối vào hải cảng nhơn tạo đó là bởi phía Bắc, tại đó có một tháp. Thành có một Ðền thờ, một rạp hát, và một diễn đài có từng bậc, một hệ thống cầu cống hoàn toàn để rút nước ra. Hê-rốt đặt tên là thành Sê-sa-rê, tùy theo tên chủ là Sê-sa-Au-gút-tơ. Cũng có khi gọi là Sê-sa-rê của Pha-lê-tin, hoặc Sê-sa-rê dựa mé biển để phân biệt thành nầy với Sê-sa-rê Phi-líp. Thành nầy trở nên kinh đô của người La-mã tại xứ Pha-lê-tin.
       Tin lành được đem tới đây bởi Phi-líp, thầy truyền đạo, và là nơi ở của người (Công vụ các sứ đồ 8:40; 21:8). Chẳng bao lâu, sau khi Phao-lô tin Chúa, bị nguy hiểm đến tính mạng bởi người Do-thái tại Giê-ru-sa-lem, các đồng đạo đem Sứ đồ xuống thành Sê-sa-rê, từ đó người đi thuyền trở về quê hương là Tạt-sơ, trong Tiểu A-si (9:30). Tại thành Sê-sa-rê, có thầy đội La-mã là Cọt-nây ở, mà Phi-e-rơ giảng về Ðấng Christ, và đó là tiếng kêu gọi người ngoại bang (10:1,24; 11:11). Hê-rốtạ c-ríp-ba chết ở tại Sê-sa-rê năm 44 S.C. (Công vụ các sứ đồ 12:19,23). Phao-lô hai lần thăm viếng thành, thấy có Hội Thánh (Công vụ các sứ đồ 18:22; 21:8,16). Sau Phao-lô bị cầm tù tại đó (23:23,33), và tại đó Phao-lô bị xử trước Phê-tu vàạ c-ríp-ba (25:1-4, 6-13).
       Dân trong thành nầy thì lẫn lộn, và dòng giống nầy ghét nòi giống kia đến nỗi trong đời Néron, người Sy-ri đã tàn sát hết thảy người Do-thái, bắt đầu cơn khủng bố cho đến điểm tuyệt đích là 70 S.C., khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá bởi hoàng tử Tít. Trong năm 195 S.C., có giáo hội nghị họp tại đó. Có một trường cho tín đồ Ðấng Christ lập ở trong thành, có Origène dạy dỗ, mà Eusèbe, sau làm giám mục tại Sê-sa-rê, tòng học. Năm 548, người Do-thái và người Sa-ma-ri hiệp nhau để xông hãm tín đồ Ðấng Christ. Năm 638, thành bị chiếm bởi người Hồi giáo. Năm 1102, thành bị chiếm bởi Thập tự quân, chỉ huy bởi Baldouin I. Saladin lấy lại năm 1189, rồi lại bị Thập tự quân chiếm lấy lần nữa năm 1191, song năm 1265 thì mất vào tay Sultan Bibars.
       Những nơi đổ nát hiện nay chia làm hai thời kỳ. Trước nhứt có một thành của người La-mã có tường, rạp hát, trường đua, đập, đền thờ, cống dẫn nước, và kế đến thành thứ hai, có những di tích của thành Thập tự quân với tường, lâu đài đại giáo đường, nhà thờ nhỏ, hải cảng. Tường người La-mã lan rộng từ Bắc chí Nam độ 1.550 thước, từ Ðông sang Tây 820 thước. Hải cảng ngang độ 180 thước. Có một kè đá chạy ra biển, có lẽ là đập xưa. Nay hẳn còn gọi là Kaisârieh.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.