Si-đôn. Sidon (đánh cá).

        


      Một thành xưa của dân Phê-ni-xi rất phồn thịnh, ở trên bờ biển phía Ðông Ðịa Trung Hải, cách phía Bắc Ty-rơ 32 cây số. Tên Hê-bơ-rơ là Tsidôn, nghĩa là "đánh cá," hoặc "chài lưới." Ngày nay gọi là Saida. Thành có từ hồi thái cổ và quan hệ như thi sĩ Homer đã nhiều lần nói đến Si-dôn, chẳng bao giờ nói đến Ty-rơ, và dùng chữ Si-đôn và dân Si-đôn đồng nghĩa với Phê-ni-xi và dân Phê-ni-xi. Si-đôn ở trên dốc phía Bắc của một mỏm núi nhô ra biển hàng mấy trăm thước, như vậy có một hải cảng thiên nhiên rất đẹp. Thành ở trong đồng bằng hẹp giữa Li-ban và biển; còn đồn lũy ở trên núi phía sau tại phương Nam. Si-đôn trong Sáng thế ký 10:15 được gọi là con đầu lòng của Ca-na-an, và được gọi bằng tên "Si-đôn Lớn" hoặc "thành lớn Si-đôn" (xem Giô-suê 11:8; 19:28). Si-đôn là tên cùng căn nguyên với tên Phê-ni-xi và Ca-na-an (Giô-suê 13:6; Các quan xét 18:7); trong Các quan xét 18:28 nói thành La-ít "ở xa Si-đôn"; như vậy, nếu thành Ty-rơ ở gần hơn 32 cây số có quan hệ hơn Si-đôn, thì chắc đã được nói đến rồi. Ấy là địa phận miền Bắc của dân Ca-na-an theo nghĩa hẹp (Sáng thế ký 10:19); sau cũng là địa giới của Sa-bu-lôn (Sáng thế ký 49:13), và của A-se (Giô-suê 19:28) nữa, song A-se không đuổi hết dân Ca-na-an (Các quan xét 1:31).
       Trong thời các quan xét, người Si-đôn hà hiếp dân Y-sơ-ra-ên (Các quan xét 10:12), và dân Y-sơ-ra-ên bị cáo rằng có thờ tà thần người Si-đôn (câu 6). Về các thần đó, Ba-anh, chỉ bóng về mặt trời, chắc là chủ (I Các vua 16:31): dầu vậy, vì thần chính mà họ thờ lạy là nữ thần Át-tạt-tê, chỉ bóng về mặt trăng (11:5,33; II Các vua 23:13). Ết-ba-anh, một vua của Si-đôn, là cha của Giê-sa-bên (I Các vua 16:31). Từ thời vua Sa-lô-môn cho đến khi Nê-bu-cát-nết-sa xâm chiếm Si-đôn, Kinh Thánh thường nói trực tiếp đến thành nầy, và dường như Si-đôn phải phục Ty-rơ. Tiên tri Ê-sai nói trước rằng Si-đôn sẽ bị đoán phạt và dân thành đó sẽ phải qua Kit-tim, tức là Chíp-rơ (Ê-sai 23:12). Năm 701 T.C., thành hàng phục San-chê-ríp, vua A-sy-ri. Năm 678, Si-đôn bị hủy diệt bởi Ê-sạt-ha-đôn. Giê-rê-mi cũng nói trước Si-đôn phải phục Nê-bu-cát-nết-sa (Giê-rê-mi 27:3; 25:22), vì cớ dân Si-đôn dùng nghề buôn bán tôi mọi làm nguồn lợi, đến nỗi dân Pha-lê-tin cũng chẳng từ mà không bán. Trước hồi Nê-bu-cát-nết-sa xâm chiếm, thì Si-đôn cung cấp những thủy thủ cho Ty-rơ (Ê-xê-chi-ên 27:8), ấy là một hồi thành phải phục Ty-rơ; và khi Sanh-ma-na-sa, vua A-si-ri, xâm chiếm xứ Phê-ni-xi, thì Si-đôn thừa dịp khởi loạn. Ê-xê-chi-ên cũng nói tiên tri thành sẽ bị đoán phạt vì đã là "chà chôm hay châm chích, gai gốc hay đau đớn cho Y-sơ-ra-ên" (Ê-xê-chi-ên 28:21-22). Giô-ên cũng kiện cáo người Si-đôn và các dân khác vì đã cướp bóc Giê-ru-sa-lem, lấy vàng bạc, và bán dân sự làm tôi mọi (Giô-suê 3:4,6). Chừng 526 T.C., Si-đôn phục vua Cambyses, con của Si-ru, vua Ba-tư. Si-đôn bán gỗ cho người Do-thái để xây lại đền thờ trong đời Xô-rô-ba-bên (E-xơ-ra 3:7). Trong thời kỳ người Ba-tư cai trị, Si-đôn dường như tới điểm tuyệt đích của sự thạnh vượng; và vào cuối thời kỳ nầy, Si-đôn trổi hơn hết cả các thành Phê-ni-xi về sự giàu sang và quan hệ. Có lẽ vì Nê-bu-cát-nết-sa vây thành Ty-rơ rất lâu, có ý không những chỉ làm cho Ty-rơ nghèo yếu đi, song cũng muốn làm cho Si-đôn giàu thịnh vì cớ Ty-rơ. Nền thịnh vượng đó thình lình bị sụp đổ vì cớ một cuộc nổi loạn không thành với nước Ba-tư, và tận cùng với sự hủy diệt thành (351 T.C.) bởiạ t-ta-xét-xe Ochus, vua Ba-tư. Ủể bài trừ ngườI Ba-tư, năm 333 T.C., thành mở cửa cho Alexandre le Grand. Ðến năm 64 T.C., thành lại sang tay người La-mã.
       Dân sự từ Si-đôn đến Ga-li-lê mà nghe Chúa Jêsus giảng Tin lành và chứng kiến các phép lạ Ngài làm (Mác 3:8; Lu-ca 6:17, v.v...). Chúa đến thăm miền đó có lẽ là thành (Ma-thi-ơ 15:21; Mác 7:24,31). Hê-rốtạ c-ríp-ba II rất bất bình với dân Ty-rơ và Si-đôn, song họ làm hòa với vua, Ềvì xứ họ ăn nhờ lương thực trong xứ vuaỂ (Công vụ các sứ đồ 12:20). Phao-lô cũng có thể ghé thăm cảng (27:3). Từ hồi Tân Ước, Si-đôn có nhiều sự hư hoại.
       Thành nay ở dốc Tây Bắc một đồi nhỏ nhô ra biển. Hải cảng xưa được lập bởi một hàng kè đá song hành với biển. Một phần cảng bị đá và đất lấp đi gần Fakhr el-Din. Có một tường bao bọc thành. Xung quanh thành có vườn, trại cây, song thành không có sự buôn bán tấp nập. Dân sự độ 5.000 đến 10.000 người. Trong và quanh thành có nhiều cột đá cát, có nhiều quan tài bằng đá, mà một có danh tiếng là Esmunazar.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.