Số mục. Nombre.

       


      Giống hầu hết các dân tộc ở Ðông phương, người Hê-bơ-rơ có lẽ dùng các chữ trong vần chữ cái để viết số. Họ làm như vậy khi từ Ba-by-lôn về, có chứng cớ chắc chắn trên các đồng tiền đúc vào đời họ Macchabées; và chắc đã có trong đời sớm hơn. Dầu, một mặt, chắc trong các bản thảo Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ hiện đương có, viết các số cả chữ, song mặt khác, sự khác nhau giữa mấy bản dịch, và từ nguyên bản Hê-bơ-rơ, tỏ rõ thêm có sự thay đổi về số ngay trong một bản, dường như tỏ ra lối viết ngắn hơn người xưa vẫn ưa dùng, khiến cho người sao lại và dịch giả có thể dễ hiểu lầm.
       Dầu vậy, chắc rằng có một ít số nói đến trong Kinh Thánh được kể là tiêu biểu hơn là nhứt định. Mấy số kia như 7, 10, 40, 100 được coi như có ý đầy trọn. Không kể thuyết lý của St. Augustin về cách dùng đó, ta thấy trong mấy trường hợp, người phương Ðông rất ưa dùng những số tiêu biểu, vì họ có một thành kiến chống với sự đếm đúng số tài sản mình; cũng được thực hành trong nhiều niên biểu, và thấy trong các thuyết lý về triết học và siêu hình học, không những của Pythagore, song cũng trong mấy nhà triết học Hy-lạp và La-mã, trong các văn sĩ Do-thái sau, trong phái Trí Huệ, và trong các văn sĩ đạo Ðấng Christ, như chính giáo phụ Augustin.
       Ðây xin nói mấy số dùng:
       a) như tiêu biểu, và như vậy có lẽ bởi sự chỉ định không rõ ràng, hoặc
       b) như nhứt định, song ta thấy ưa nói hơn, tức vì cớ ý nghĩa (mà ta có khi không hiểu hết) cũng có quan thiệp với số đó.
             (1) Số bảy, bày tỏ hoặc số nhiều, hoặc đầy trọn, rất thường dùng, chỉ cần chọn mấy chỗ, tỉ như gấp bảy (Sáng thế ký 4:24); bảy lần, tức cách trọn vẹn (Lê-vi ký 26:24; Thi Thiên 12:6); số bảy (có nghĩa nhiều), là bảy đường trong Phục truyền luật lệ ký 28:25.
             (2) Số mười là số ưa dùng đến, song chỉ riêng trong Mười Ðiều răn và Luật phần mười.
             (3) Số bảy mươi, phức hợp 7 x 10, tỏ ra thường dùng tỉ như gấp bảy mươi (Sáng thế ký 4:24; Ma-thi-ơ 18:22). Cách dùng nhứt định tỏ ra trong các của lễ, bảy mươi siếc-lơ (Dân số ký 7:13,19 và tiếp theo), bảy mươi trưởng lão (11:16), bảy mươi năm phu tù (Giê-rê-mi 25:11).
             (4) Số năm tỏ ra trong bảng sự hình phạt, những điều luật pháp đòi (Xuất Ê-díp-tô ký 22:1; Lê-vi ký 5:16; 22:14; 27:15; Dân số ký 5:7; 18:16), và trong năm đế quốc Ða-ni-ên (Ða-ni-ên 2:).
             (5) Số bốn dùng chỉ về bốn hướng gió (Ða-ni-ên 7:2); và bốn góc trái đất (thường gọi vậy); bốn sanh vật, bốn cánh, bốn mặt trong Ê-xê-chi-ên (1:5 và tiếp theo); bốn con sông ở Ðịa đàng (Sáng thế ký 2:10); bốn con thú (Ða-ni-ên 7: và Khải Huyền 4:6), và bốn bề vuông bằng nhau của phòng Ðền thờ (Ê-xê-chi-ên 40:47).
             (6) Số ba được người Do-thái và các dân ngoại coi là một số đầy trọn đặc biệt và là số mầu nhiệm: như chép trong Ê-sai 6:3 ba lần "Thánh thay, thánh thay, thánh thay" (so Giê-rê-mi 7:4; 22:29; Ê-xê-chi-ên 21:27; Dân số ký 6:24-26). Tính cách ba mặt của định thức đọc khi làm lễ báp-têm, và lời chúc phước của Sứ đồ là do bởi lẽ đạo Ba Ngôi hiệp một (Ma-thi-ơ 28:19; II Cô-rinh-tô 13:14).
             (7) Số mười hai (3 x 4) tỏ ra trong mười hai chi phái, mười hai hòn đá gắn trên bảng đeo ngực thầy tế lễ, mười hai Sứ đồ, mười hai viên ngọc làm nền, và mười hai cửa (Khải Huyền 21:19-21).
             (8) Cuối cùng số bí mật sáu trăm sáu mươi sáu (Khải Huyền 13:18) chỉ về một người vì sáu kém số đầy trọn là bảy, là "người tội ác" sẽ hiện ra (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3), trong nguyên văn là theo chữ cái của tên Sê-sa Néron mà chép thay vào đó. Xem bài Néron.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về số Hê-bơ-rơ:
       I Cô-rinh-tô 10:8.-- So Dân số ký 25:9. Người ta tưởng có sự khác nhau đây. I Cô-rinh-tô 10:8 chép số người chết trong một ngày; Dân số ký 25:9, số tổng cộng người chết "về tai vạ nầy". Song le, có sự khác nhau về số trong các bản Cựu Ước có tiếng Hê-bơ-rơ hiện có. Ấy là lẽ tự nhiên, vì người Hê-bơ-rơ dùng chữ thay cho số các chữ cái từ Koph đến Tau chỉ về số hàng trăm cho đến bốn trăm, có năm chữ cái Hê-bơ-rơ kia, viết lối khác nhau, đến hàng trăm đến chín trăm; còn số hàng ngàn tỏ ra bởi hai chấm trên chính mỗi chữ cái: ví dụ, Teth dùng một mình là số chín; thêm hai chấm ở trên là số chín ngàn. Vậy, khi sao lại các số Hê-bơ-rơ thì dễ sai lầm, 
khó giữ số cho đúng.  

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.