Là một vua Ai-cập chỉ nói đến một lần trong Kinh Thánh. Ô-sê, vua cuối cùng của Y-sơ-ra-ên, chắc có ý làm vua chư hầu của Ai-cập, nên sai sứ giả đến cùng Sô, và không chịu tiến cống vua A-sy-ri theo lệ hằng năm ((I Các vua 17:4). Sô không liều mình đương đầu với Sanh-ma-na-sa, vua A-sy-ri, nên bỏ mặc Ô-sê không giúp đỡ như các vua Ai-cập thường làm (Ê-sai 30:3; 36:6). Y-sơ-ra-ên bị xông hãm và Sa-ma-ri bị chiếm lấy. Các nhà văn sĩ thường coi Sô là một với vua thứ nhứt và vua thứ hai của nước Ê-thi-ô-bi thuộc dòng thứ XXV, mà Manetho gọi là Sabakôn (Shebek), và Sebichôs (Shebetek).
Sô. So.
Là một vua Ai-cập chỉ nói đến một lần trong Kinh Thánh. Ô-sê, vua cuối cùng của Y-sơ-ra-ên, chắc có ý làm vua chư hầu của Ai-cập, nên sai sứ giả đến cùng Sô, và không chịu tiến cống vua A-sy-ri theo lệ hằng năm ((I Các vua 17:4). Sô không liều mình đương đầu với Sanh-ma-na-sa, vua A-sy-ri, nên bỏ mặc Ô-sê không giúp đỡ như các vua Ai-cập thường làm (Ê-sai 30:3; 36:6). Y-sơ-ra-ên bị xông hãm và Sa-ma-ri bị chiếm lấy. Các nhà văn sĩ thường coi Sô là một với vua thứ nhứt và vua thứ hai của nước Ê-thi-ô-bi thuộc dòng thứ XXV, mà Manetho gọi là Sabakôn (Shebek), và Sebichôs (Shebetek).