Sự lộn xộn tiếng nói. Confusion des langues.

       


      Sự hợp nhứt của loài người được tỏ rõ nhứt, dầu có lẽ không nói cách quả quyết trong các bản viết Môi-se. Lời tuyên bố chung: "Vậy, Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài... Ngài dựng nên người nam cùng người nữ" (Sáng thế ký 1:27), có hạn chế, về lối thành công, bởi truyện chép sau về sự dựng nên Ê-va (Sáng thế ký 2:22). Sử gia thánh dường như coi tiếng nói duy nhứt là một kết quả của sự duy nhứt loài người. Không có sự giải nghĩa về căn nguyên tiếng nói, song loài người vừa được dựng nên thì biết nói ngay. Dầu không chép có tiếng nói khác nhau trước Nước lụt hay không, song nếu có thì sự duy nhứt tiếng nói được lập lại trong gia đình Nô-ê.
       Dầu vậy, có những duyên cớ rối loạn rất sớm hành động để tiêu hủy hai điều hợp nhứt là sự sống chung và tiếng nói. Chi họ loài người thử hết sức ngăn trở khỏi bị chia rẽ bằng cách lập một tòa nhà lớn làm trung tâm, và một thành dùng làm kinh đô của cả thế gian. Mưu định ấy bị thất bại, vì Ðức Giê-hô-va xen vào, quyết định "làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia" (Sáng thế ký 11:7). Ðồng thời với, và có lẽ kết quả của sự lộn xộn tiếng nói, dân sự từ đó tản lạc khắp mặt đất, và kỷ niệm biến động lớn đó được giữ lại bằng tên Ba-bên. Xem bài Tháp Ba-bên. Trong bia khắc tại Borsippa của Nê-bu-cát-nết-sa có ngụ ý đến sự lộn xộn tiếng nói: "Ta nói về sự khác, tức là tòa nhà nầy, nhà của Bảy Sự Sáng Trái Ðất, là bia kỷ niệm cổ nhứt của Borsippa: một vua trước đã xây cất nó (họ tưởng xây 42 đời trước), song vua đó không làm xong phần chót đầu. Từ một thời rất cổ, dân sự đã bỏ, không để lại một lời nào. Từ thời đó, cơn động đất và sấm đã tản mát đất sét nung dưới mặt trời của nhà đó: gạch lớp vỏ ngoài đã vỡ tan, và đất ở trong cũng tản ra từng đống."
       Không cần phải tin rằng sự đoán phạt Ngài đã khiến mất hoặc ngừng lại tiếng nói của dân xây tháp Ba-bên. Phép lạ đó có thể giải nghĩa rằng: Chúa lấy những sự khác nhau và tiếng nói theo thời gian mở mang luôn đến nỗi sanh ra các thứ tiếng khác, và khiến thực sự đó xảy ra ngay một lúc. Có lẽ những yếu tố của tiếng vốn nói cứ còn lại, song đã hư đi bởi những lối đọc khác nhau và bởi thêm thành ngữ mới vào, thì dường như mất hết. Sự lộn xộn tiếng nói và sự tản mát các dân được nói đến như hai biến động đồng thời với nhau. Sự phân tán các họ hàng khác nhau thành những chi phái và dân tộc riêng biệt, cùng đi đôi với sự phân tán tiếng nói thành những thổ ngữ và các tiếng; như vậy, Sáng thế ký 10:, tùy theo thứ tự của lịch sử là sau các biến động được kể trong đoạn 11.
       Bảng kê của Môi-se không có ý tả về phương pháp tản lạc, song quyết rằng như đã xảy ra rồi, nên thuật lại những sự quan thiệp về chủng tộc giữa các dân nói đến ở đó. Những sự quan thiệp đó được tỏ ra bằng một gia phổ; dầu vậy, tánh cách gia phổ của tài liệu đó là rõ ràng. Sự sắp đặt chung của biểu kê là như sau nầy: Cả nhơn loại dường chỉ ngược lại đến ba con trai của Nô-ê là Sem, Cham và Gia-phết. Dòng dõi Sem được mô tả cuối cùng trong Sáng thế ký 10: hầu cho sự liên tiếp với truyện chép sau khỏi bị đứt quãng; và dòng dõi Cham ở trước dòng dõi Sem, để tỏ ra dòng dõi hai người đó có quan thiệp chặt chẽ với nhau hơn là dòng dõi Gia-phết.
       1. Danh sách dòng dõi Gia-phết gồm có 14 tên, trong đó bảy dân tộc độc lập và bảy dân tộc còn lại quan thiệp như sau nầy: 
             (1) Gô-me, về chủng tộc liên lạc với dân Cimmerii, Cimbri và Cymry; và về địa dư với Crimée (bán đảo trên Biển Ðen). Quan thiệp với Gô-me có ba tên sau đây: 
                   a) Ách-kê-na, 
                   b) Ri-phát, 
                   c) Tô-ga-ma. 
             (2) Ma-gốc, người Scythes. 
             (3) Ma-đai, người Médie. 
             (4) Gia-van, người Ioniens, là tên chung chỉ về nòi giống Hy-lạp, có quan thiệp với bốn tên sau nầy: 
                   a) Ê-li-sa; 
                   b) Ta-rê-si, 
                   c) Kít-tim, 
                   d) Ðô-đa-nim.
             (5) Tu-banh. 
             (6) Mê-siếc. 
             (7) Ti-ra.
       2. Danh sách dòng dõi Cham gồm có 30 tên, trong đó bốn dân tộc độc lập, và các dân tộc còn lại quan thiệp như sau nầy: 
             (1) Cúc, chia hai ngành, ngành phía Tây hoặc ở Phi châu là Aethiopia, Keesh thuộc Ai-cập cổ, và ngành phía Ðông, hoặc Á châu liên lạc với những tên chi phái Cossaei, miền Cissia, và tỉnh Khuziatan. Liên lạc với Cúc có: 
                   a) Sê-ba, 
                   b) Ha-vi-la. 
                   c) Sáp-ta, 
                   d) Ra-ê-ma cũng có quan thiệp: 
                         d1) Sê-ba, 
                         d2) Ðê-đan, 
                   đ) Sáp-tê-ca 
                   e) Nim-rốt, 
             (2) Mích-ma-im, tức hai Misrs, là Thượng và Hạ lưu Ai-cập, có bảy tên quan thiệp: 
                   a) Lu-đim, 
                   b) A-na-mim, 
                   c) Lê-ha-bim, 
                   d) Náp-tu-him, 
                   đ) Bát-ru-sim, 
                   e) Cách-lu-him, 
                   g) Cáp-tô-rim. 
             (3) Phút. 
             (4) Ca-na-an, đây không cần nói đến địa thế. Liên lạc với Ca-na-an có mười một: 
                   a) Si-đôn, là thành danh tiếng của xứ Phê-ni-xi, 
                   b) Hếch, hoặc người Hê-tít trong Kinh Thánh, 
                   c) người Giê-bu-sít, thuộc Giê-bu hay Giê-ru-sa-lem, 
                   d) Người A-mô-rít, 
                   đ) người Ghi-rê-ga-sít, 
                   e) người Hê-vít, 
                   g) người A-rê-kít, 
                   h) Người Si-nít, 
                   i) người A-va-đít, 
                   k) người Xê-ma-rít, 
                   l) Người Ha-ma-tít.
       3. Danh sách dòng dõi Sem gồm có 25 tên, trong đó năm dân tộc độc lập, và các dân tộc còn lại quan thiệp như sau nầy: 
             (1) Ê-lam. 
             (2) A-su-rơ. 
             (3) A-bác-sát, cũng có quan thiệp: 
                   a) Sê-lách; con Sê-lách là 
                         1a) Hê-be; và hai con Hê-be là 
                               (a) Bê-léc, và 
                               (b) Giốc-tan, với mười ba con của Giốc-tan: 
                         b1) A-mô-đát, 
                         b2) Sê-lép, 
                         b3) Ha-sa-ma-vết, 
                         b4) Giê-rách, 
                         b5) Ha-đô-ram, 
                         b6) U-xa, 
                         b7) Ðiếc-la, 
                         b8) Ô-banh, 
                         b9) A-bi-ma-ên, 
                         b10) Sê-ba, 
                         b11) Ô-phia, 
                         b12) Ha-vi-la, 
                         b13) Giô-báp. 
             (4) Lút. 
             (5) A-ram, cũng có quan thiệp: 
                   a) U-sơ, 
                   b) Hu-lơ, 
                   c) Ghê-te, 
                   d) Mách.
       Cũng có một tên trong biểu kê (Sáng thế ký 10:14) nguyên văn Hê-bơ-rơ là Pelishtim, bản quốc văn dịch là Phi-li-tin, ở trong phần dòng dõi Cham, song không nói trực tiếp là dòng dõi Cham. Vậy, số tổng cộng trong biểu kê gồm lại Phi-li-tin là 70, mà các giáo phụ tính là 72.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.