Sự Phán xét . Jusement.

     


      Trong Cựu Ước có khi nghĩa là: "Xử đoán như quan án" (Xuất Ê-díp-tô ký 18:13; Phục truyền luật lệ ký 1:16; 16:18, v.v...), thường các "trưởng lão" (Xuất Ê-díp-tô ký 18:13-27), các "vua" (I Sa-mu-ên 8:20), hoặc các "thầy tế lễ" (Phục truyền luật lệ ký 18:15), chủ tọa việc xét đoán dân sự. Cũng chỉ về Ðức Chúa Trời là quan xét Chí Cao (Thi Thiên 9:7,8; 10:18; 96:13; Mi-chê 4:3, v.v...); Thi Thiên 7:8 chép "Ðức Giê-hô-va đoán xét các dân," mô tả cách linh động một cảnh tượng phiên tòa có Ðức Giê-hô-va làm Quan án.
       Trong Tân Ước có khi theo nghĩa luân lý là: 1) "đoán định," "xử án," "tuyên bố, một ý riêng" (Lu-ca 7:43; Công vụ các sứ đồ 15:19); 2) "tra xét," "chăm chú dò xét" (I Cô-rinh-tô 2:15; 4:) "phân tích," "phân biệt" (I Cô-rinh-tô 11:31; 14:29). Cũng dùng về mặt Luật pháp trong Lu-ca 22:30; Công vụ các sứ đồ 25:10; và ứng dụng về Ðức Chúa Trời trong Giăng 5:22; Hê-bơ-rơ 10:30. Những sự phán xét của Ðức Chúa Trời là sự giải tỏ sự công bình Ngài, là sự xưng ra cách long trọng những sự phán xét Ngài, hoặc bằng lời phán (Phục truyền luật lệ ký 5:1), hoặc việc làm (Xuất Ê-díp-tô ký 6:6; Khải Huyền 16:7), hoặc ý định Chúa chưa công bố ra (Thi Thiên 36:6). Người cảm biết tội mình vẫn liên lạc sự phán xét của Ðức Chúa Trời với sự đoán phạt chính mình, nghĩa là người biết rằng nếu cứ theo đúng lẽ công bình mà phán xét, ắt mình phải bị đoán phạt; vậy trong trí người đó, "sự phán xét" và "sự đoán phạt" đồng nghĩa với nhau (Rô-ma 5:16). Bởi đó có lời cầu: "Xin chớ đoán xét" (Thi Thiên 143:2), và Giăng 5:29 chép "sống lại để bị đoán xét," cùng I Cô-rinh-tô 11:29, "ăn uống sự xét đoán."
       Trong thời đại ân điển nầy, Kinh Thánh dạy Ðức Chúa Trời đang nhờ Ðức Thánh Linh đoán xét người (Giăng 16:8), bởi sự dạy dỗ trong Kinh Thánh (Hê-bơ-rơ 4:12), bởi lương tâm (Rô-ma 2:12), v.v...
       Tân Ước chép về ba sự phán xét tương lai khác hẳn và chắc chắn, như:
       1. Sự phán xét tín đồ.-- Vì Chúa Jêsus ở trên cây thập tự đã bị phán xét về tội lỗi và chịu hình phạt thế cho tín đồ (Giăng 5:24), nên thấy I Cô-rinh-tô 3:8-15 mô tả sự phán xét của các tín đồ Ðấng Christ, và II Cô-rinh-tô 5:11 chép: "Thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Ðấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm còn trong xác thịt." Ấy xảy ra khi Ðấng Christ sẽ từ trời xuống, khiến các tín đồ chết trong Ngài sống lại và với các tín đồ còn sống "cùng nhau đều được cất lên giữa đám mây tại nơi không trung mà gặp Chúa" (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-18).
       2. Sự phán xét của dân tộc.-- Ma-thi-ơ 25:31-46 mô tả sự phán xét của các dân tộc trong "ngày Ðấng Christ," là khi Ðấng Christ sẽ lấy sự vinh quang nơi Ðức Chúa Cha và với các thánh đồ xuống trên mặt đất để lập nước Ngài. Xem bài Ha-ma-ghê-đôn.
       3. Sự phá xét cuối cùng.-- Khải Huyền 20:11-15 mô tả sự phán xét ngày cuối cùng nơi Tòa Trắng và Lớn của mọi người không chịu ăn năn tin Chúa. Ấy xảy ra hết nghìn năm bình an, khi Chúa Jêsus "sẽ giao nước lại cho Ðức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc" (I Cô-rinh-tô 15:24; Khải Huyền 20:7-11).
       Tiến sĩ Scofield chú thích về sự phán xét:
       Sáng thế ký 1:2.-- Sự phán xét cuộc tạo thành đầu tiên. Giê-rê-mi 4:23-26; Ê-sai 24:1 và 45:18 chỉ rằng trái đất vì một sự phán xét bởi Ðức Chúa Trời đã từng trải một cuộc tai biến rất lớn. Khắp cả trên mặt địa cầu tỏ ra các dấu tích của một cơn tai ách như thế. Không thiếu chứng cớ liên lạc cơn tai ách đó với sự thử và sự sa ngã trước của các thiên sứ kia. Xem Ê-xê-chi-ên 28:12-15 và Ê-sai 14:9-14 đủ biết chắc có ý vượt qua vua Ty-rơ và Ba-by-lôn.
       A-mốt 9:1.-- Nơi Ðức Giê-hô-va (Adonai) đứng có ý nghĩa quan hệ, nói đúng, bàn thờ tỏ ra sự thương xót, ấy vì sự đoán phạt đổ trên một con sinh, song khi bàn thờ và con sinh dâng cho, bị khinh, thì bàn thờ trở nên một nơi phán xét. So Giăng 12:31.
       Khải Huyền 20:11.-- Hai danh từ "sự phán xét" hay "ngày phán xét" theo ý các khúc đây và thượng hạ văn chỉ về sự phán xét cuối cùng trong Khải Huyền 20:11-15. Xem bài "Ngày" của Tiến sĩ Scofield phần 7.
       II Sa-mu-ên 7:15.-- Câu 14 và 15 đây cắt nghĩa nguyên lý của sự phán xét trong gia quyến Ðức Chúa Trời (xem I Cô-rinh-tô 11:31). Sự phán xét thế vẫn là sửa dạy chớ không phải hình phạt (Hê-bơ-rơ 12:5-11). Sự phán xét kẻ ác là hình phạt, chớ không phải sửa dạy.
       Khải Huyền 20:12.-- Sự phán xét cuối cùng. Ðây những kẻ bị phán xét là "kẻ chết." Vì những người tín đồ đã được sống lại từ trong kẻ chết 1000 năm trước đó (câu 5), và ở trong vinh hiển bởi Ðấng Christ trong thời đó, nên "kẻ chết" chỉ có thể là người ác chết từ buổi ban đầu cho đến khi lập Tòa án Trắng và Lớn trong khoảng không. Vì sự hình phạt có các thứ bậc (Lu-ca 12:47,48), nên những kẻ chết bị đoán xét tùy theo việc họ đã làm. Có sách sự sống tại đó để đáp lại kẻ nào lấy công việc mình để xưng mình là công bình (như Ma-thi-ơ 7:22,23). Trong sách sự sống đó có khoảng trắng đáng kinh khiếp là nơi nên có tên người chép vào.
       Ê-sai 13:19.-- Ðây câu 12-16 chỉ đến những sự phán xét trong Khải Huyền 6:; 13:. Ðây câu 17:22 có ý gần và xa, mấy câu nầy nói trước về sự phá hại Ba-by-lôn như bấy giờ có; và nói nữa, khi Ba-by-lôn bị phá rồi không hề còn được xây lại (so Giê-rê-mi 51:61-64). Ấy đã thật được ứng nghiệm rồi. Song nơi có tiên tri đó là ở trong một bài tiên tri lớn nói trước về sự phá hại của Ba-by-lôn về phần tiên tri và tôn giáo trong thời Con Thú ấy tỏ ra sự phá hại Ba-by-lôn như bấy giờ có chỉ bóng về sự phá hại lớn hơn còn phải đến trên hai Ba-by-lôn bí mật đó. Xem 13:1 trong bài Ba-by-lôn.
       Giăng 12:31.-- Ðây là một trong bảy cuộc phán xét: 1) Chúa Jêsus Christ gánh vác tội lỗi của tín đồ. Tội lỗi tín đồ đã bị phán xét trong người Chúa Jêsus lúc bị "treo lên khỏi đất" trên cây thập tự. Kết quả là Ðấng Christ phải chết, và tín đồ được xưng là công bình và không hề đến sự phán xét đó nữa (Giăng 5:24; Rô-ma 5:9; 8:1; II Cô-rinh-tô 5:21; Ga-la-ti 3:13; Hê-bơ-rơ 9:26-28; 10:10, 14-17; I Phi-e-rơ 2:24; 3:18).
       II Cô-rinh-tô 5:10.-- Ðây chỉ về sự phán xét những việc của tín đồ không phải tội lỗi. Những tội lỗi đó được chuộc rồi và "sẽ chẳng còn nhớ đến nữa (Hê-bơ-rơ 10:17); song mỗi một việc phải bị đoán xét (Ma-thi-ơ 12:36; Rô-ma 14:10; Ga-la-ti 6:7; Ê-phê-sô 6:8; Cô-lô-se 3:24,25). Kết quả là "phần thưởng" hoặc "bị mất" (phần thưởng) "còn về phần người đó được cứu" (I Cô-rinh-tô 3:11-15). Sự phán xét nầy xảy ra lúc Ðấng Christ tái lâm (Ma-thi-ơ 16:27; Lu-ca 14:14; I Cô-rinh-tô 4:5; II Ti-mô-thê 4:8; Khải Huyền 22:12).
       I Cô-rinh-tô 11:31.-- Ðiều quan hệ hơn hết của sự xét đoán lấy mình không phải là tín đồ chỉ lên án về phần đạo đức cho các việc và thói quen mình, song cũng là lên án cho chính mình vì đã làm như thế. Sự tự xét đoán tránh khỏi sự sửa phạt. Nếu không làm thì Chúa phải xét đoán và kết quả là sự sửa phạt, song chẳng hề là sự hình phạt (I Cô-rinh-tô 11:32; II Sa-mu-ên 7:14,15; 12:13,14; I Cô-rinh-tô 5:5; I Ti-mô-thê 1:20; Hê-bơ-rơ 12:7).
       Giê-rê-mi 25:29.-- Ý nghĩa lời tiên tri lớn nầy không thể hạn chế duy chỉ về Nê-bu-cát-nết-sa xông hãm xứ. Nếu Ðức Giê-hô-va không tiếc thành riêng của Ngài, các dân tộc ngoại thế nào tưởng tượng không có sự phán xét cho mình được. Lời tiên tri nầy chỉ về chính phần cuối cùng của thời đại hiện nay.
       Ma-la-chi 25:32.-- Sự phán xét nầy phải phân biệt với sự phán xét của Tòa án Lớn và Trắng. Ở đây không có sự sống lại; những người bị đoán xét là các dân tộc đang sống không có sách nào mở ra; có ba hạng có mặt: chiên, dê, anh em; thời là khi Ðấng Christ tái lâm (câu 31); và quang cảnh là ở trên đất. Mọi sự nầy khác hẳn với Khải Huyền 20:11-15. Sự thử trong sự phán xét nầy là cách các dân tộc đối đãi những người mà Ðấng Christ đây gọi là "anh em ta" (câu 40). "Anh em ta đó là dân Do-thái sót lại đã truyền đạo về nước cho các dân tộc trong thời Ðại nạn. Xem Dân sót, Ê-sai 1:9; Rô-ma 11:5. Sự thử trong Khải Huyền 20:11-15 là có sự sống đời đời không.
       Ê-xê-chi-ên 20:37.-- Ðây là tiên tri về sự phán xét tương lai của Y-sơ-ra-ên, thu lại từ mọi dân tộc (Ê-sai 1:24-26) vào đồng vắng lưu lạc cũ (câu 35). Bởi sự phán xét đó được quyết định trong Y-sơ-ra-ên ngày đó ai sẽ vào xứ để lãnh phước của nước (Ê-xê-chi-ên 20:38; Thi Thiên 50:1-7; Ê-xê-chi-ên 20:33-44; Ma-la-chi 3:2-5; 4:1,2).
       A-mốt 2:4.-- Những sự phán xét trên Giu-đa, Y-sơ-ra-ên đã được ứng nghiệm về Giu-đa trong 70 năm phu tù; về Y-sơ-ra-ên (nước phía Bắc) trong sự tản lạc khắp thế gian như ngày nay hẳn còn.
       Khải Huyền 20:12.-- Sự phán xét kẻ ác. Xem bài Khải Huyền 20:12. Sự phán xét cuối cùng.
       Giu-đe 6.-- Sự phán xét các thiên sứ sa ngã. "Ngày lớn" đó chỉ về ngày của Chúa (Ê-sai 2:9-22 so 4:1-6; Khải Huyền 19:11-21). Vì sự phán xét quỉ Sa-tan xảy ra sau 1000 bình an và trước ngày phán xét cuối cùng (Khải Huyền 20:10), bởi đó có thể quyết định rằng đến kỳ những thiên sứ sa ngã khác cũng sẽ bị phán xét chung với nó (II Phi-e-rơ 2:4; Khải Huyền 20:10). Các tín đồ sẽ xét đoán thiên sứ sa ngã chung với Ðấng Christ (I Cô-rinh-tô 6:3).
       Khải Huyền 20:12.-- Tóm tắt những sự phán xét: Trong những sự phán xét chép trong Kinh Thánh có bảy cuộc rất ý nghĩa. Ấy là: 1) Sự phán xét tội lỗi các tín đồ trên thập tự Ðấng Christ (Giăng 12:31); 2) Tín đồ tự xét đoán mình (I Cô-rinh-tô 11:31); 3) Sự phán xét công việc tín đồ (II Cô-rinh-tô 5:10); 4) Sự phán xét các dân tộc khi Ðấng Christ tái lâm (Ma-thi-ơ 25:32); 5) Sự phán xét Y-sơ-ra-ên lúc Ðấng Christ tái lâm (Ê-xê-chi-ên 20:37); 6) Sự phán xét các thiên sứ sau kỳ 1000 năm bình an (Giu-đe 6); 7) Sự phán xét các kẻ ác đã chết lúc lịch sử địa cầu nầy tận cùng (Khải Huyền 20:12).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.