Một thành và nơi có cung điện của vua trong đế quốc Ba-tư (Nê-hê-mi 1:1; Ê-xơ-tê 1:2), trong tỉnh Ê-lam, trên bờ sông U-lai (Ða-ni-ên 8:2). Cũng là một thành có kho tàng của vua, và gọi là Susa theo sử gia Hérodote. Ashurbanipal chiếm lấy thành nầy chừng 660 T.C., và sau phục các vua Ba-by-lôn. Vua Si-ru, người đã chiếm lấy Ba-by-lôn, thuộc về hoàng tộc cai trị Ansan, dường như là một địa phận ở phía Ðông Ê-lam. Khi vua Si-ru đã đắc thắng mọi trận, lập được đế quốc Ba-tư, thì Su-sơ được cất lên ngang hàng kinh đô của đế quốc, dự phần sự phân biệt nầy với Ecbatana và Ba-by-lôn. Khi Alexandre le Grand vào thành Su-sơ năm 331 T.C., trong đó có một kho tàng rất lớn, thì vua chiếm lấy. Năm 315 T.C., thành bị chiếm và bị tàn phá lần nữa bởi Antigonus. Sau đó, thành bắt đầu suy đồi, song cũng còn tự vệ được khi người Sarrasins xâm chiếm Ba-tư. Nơi có thành nay là Sus ở giữa sông Eulaeus (tên La-mã của sông U-lai trong Ða-ni-ên) với Shapur, và cách vịnh Ba-tư chừng 160 cây số. Những nơi đổ nát chính tìm được trên một diện tích chừng 1.800 thức bề dài và 1.350 thước bề rộng, vòng quanh chừng 5 cây số. Nơi đó là một hàng gò đống, mà một trong các đống đó, nhà khảo cổ đã tìm được di tích một lâu đài, chắc chắn khởi công từ đời Ða-ri-út, và tại đó Xerxès họp triều mình. Dường như tại đó, vua A-suê-ru, chồng của Ê-xơ-tê, đã đãi tiệc (Ê-xơ-tê 1:2,3,9; 2:18, v.v...).
Su-sơ. Suse (người Hê-bơ-rơ gợi ý: hoa huệ).
Một thành và nơi có cung điện của vua trong đế quốc Ba-tư (Nê-hê-mi 1:1; Ê-xơ-tê 1:2), trong tỉnh Ê-lam, trên bờ sông U-lai (Ða-ni-ên 8:2). Cũng là một thành có kho tàng của vua, và gọi là Susa theo sử gia Hérodote. Ashurbanipal chiếm lấy thành nầy chừng 660 T.C., và sau phục các vua Ba-by-lôn. Vua Si-ru, người đã chiếm lấy Ba-by-lôn, thuộc về hoàng tộc cai trị Ansan, dường như là một địa phận ở phía Ðông Ê-lam. Khi vua Si-ru đã đắc thắng mọi trận, lập được đế quốc Ba-tư, thì Su-sơ được cất lên ngang hàng kinh đô của đế quốc, dự phần sự phân biệt nầy với Ecbatana và Ba-by-lôn. Khi Alexandre le Grand vào thành Su-sơ năm 331 T.C., trong đó có một kho tàng rất lớn, thì vua chiếm lấy. Năm 315 T.C., thành bị chiếm và bị tàn phá lần nữa bởi Antigonus. Sau đó, thành bắt đầu suy đồi, song cũng còn tự vệ được khi người Sarrasins xâm chiếm Ba-tư. Nơi có thành nay là Sus ở giữa sông Eulaeus (tên La-mã của sông U-lai trong Ða-ni-ên) với Shapur, và cách vịnh Ba-tư chừng 160 cây số. Những nơi đổ nát chính tìm được trên một diện tích chừng 1.800 thức bề dài và 1.350 thước bề rộng, vòng quanh chừng 5 cây số. Nơi đó là một hàng gò đống, mà một trong các đống đó, nhà khảo cổ đã tìm được di tích một lâu đài, chắc chắn khởi công từ đời Ða-ri-út, và tại đó Xerxès họp triều mình. Dường như tại đó, vua A-suê-ru, chồng của Ê-xơ-tê, đã đãi tiệc (Ê-xơ-tê 1:2,3,9; 2:18, v.v...).