Sự sống lại. Résurrection.

       



      I. Ðịnh nghĩa.-- Nguyên văn Hy-lạp trong Tân Ước là anástasis với hai động từ anistemi, nghĩa là "đứng dậy" và égéíro, (trên chữ o có dấu -) "nâng lên". Không có danh từ đặc biệt trong Cựu Ước, chỉ trong Ê-sai 26:19 thấy chép mấy động từ hayah, (trên hai chữ a có dấu -) có nghĩa là "sống", Cum (trên chữ u có dấu -) "trổi dậy", và kic (trên chữ i có dấu -), "thức giấc."
       II. Thái độ của Y-sơ-ra-ên với sự sống lại.-- Trong đời Cựu Ước, dầu lẽ đạo về sự sống sau khi chết được luận đến nhiều trong các dân tộc xung quanh, như Ai-cập và Ba-tư, song giữa dân Y-sơ-ra-ên, lẽ đạo đó được phát triển muộn hơn. Ấy vì tôn giáo Y-sơ-ra-ên tập trung lại trong tôn chỉ của một dân tộc thánh. Bởi vậy, vấn đề tương lai cá nhân được coi là điều quan hệ thứ hai. Cho nên trong Cựu Ước chỉ chép ít về lẽ đạo nầy. Song có một vài ý thì rõ. Sanh mạng cá nhân gồm có "xác thịt" và nephesh hay ruah, nghĩa thứ nhứt là "hơi thở" như là nguyên lý cử động của xác thịt (các loài kém người cũng có, Thi-thiên 104:29-30). Song về sau nephesh cũng dùng chỉ về "người bề trong" hoặc "bản ngã" (Phục-truyền Luật-lệ Ký 12:20 v.v...), nên thường dịch là "linh hồn". Chỉ có mấy chỗ nephesh được dùng là nơi có phẩm vị sau khi chết (Thi-thiên 30:3 so 16:10; Ê-sai 38:17; Gióp 33:18 v.v...). Vấn đề có sự gì sống sót sau khi chết dường như không luận đến mấy, song dường tưởng nhớ kẻ chết như là repha'im, (trên chữ a có dấu -) "âm hồn", trong bản Pháp dịch là ombres (Gióp 26:5), là những mẫu rập theo người như vốn có (Ê-xê-chi-ên 32:25). Các âm hồn đó bất cứ là thế nào, cũng ở ngoài sự giao thông với Ðức Giê-hô-va, là Ðấng mà "kẻ chết... chẳng ngợi khen" (Thi-thiên 115:17-18; Ê-sai 38:18-19), nên không có lợi ích gì cho tôn giáo. Nếu có, thì có lẽ chống trả với tôn giáo vì dường như quan thiệp với thuật phù phép gọi hồn (Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:1; 26:14; Ê-sai 8:19; Thi-thiên 106:28; v.v...), hoặc về các tôn giáo ngoại bang. Dầu vậy, khi Y-sơ-ra-ên được từng biết Ðức Chúa Trời đầy đủ hơn, có từng trải rộng hơn và suy nghĩ sâu nhiệm hơn, thì luận đến lẽ đạo về sự sống lại khi chết. Chủ nghĩa cá nhân được tỏ ra rất rõ ràng trong Ê-xê-chi-ên 14:; 18:; 33: so Phục-truyền Luật-lệ Ký 24:16; Giê-rê-mi 31:29-30, song phương diện quốc dân còn nói sự thưởng phạt cá nhân chỉ là vấn đề trong đời nầy (Ê-xê-chi-ên 14:14; Thi-thiên 37:; v.v...). Song vì ấy không hiệp với những thực sự của sự sống (xem Gióp), nên lẽ đạo về sự không hề chết được gợi ý, sau tỏ rõ hơn trong các sách Apocryphe, có lẽ vì lúc đó có nhiều người tử vì đạo.
       Ðối với vấn đề sự chết có gì, thì dân Y-sơ-ra-ên theo sự Cựu Ước gợi ý mờ mờ, tin có sự sống lại. Sách Talmud của Do-thái giáo có thuyết lý thông thường thân thể cũ sẽ nhận lấy linh hồn mới, Sử gia Josèphe (37-95 S.C.) nói phái Essenes giữa dân Do-thái tin lẽ đạo linh hồn chẳng hề chết, song cũng lấy tín ngưỡng phái Pha-ri-si về lẽ đạo sự sống lại theo Cựu Ước mà hóa ra thành thuyết tin linh hồn di cư dường như theo sự dạy của nhà triết học Hy-lạp Pythagore (thế kỷ VI T.C.).
       III. Sự dạy dỗ Cựu Ước.-- Xem khúc về "cây sự sống" trong bài Sự Sống, ở trên, thấy nói về sự sống không hề chết. Chính Ðấng Christ nhờ Xuất Ê-díp-tô Ký 3:6,16 để tỏ ra sự sống lại, và phán với người Sa-đu-sê: "các ngươi lầm, vì không biết Kinh Thánh, cũng không hiểu quyền phép Ðức Chúa Trời" (Mác 12:24). Rabbin Simai luận đến Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3,4: "Tại đó không chép ban xứ Ca-na-an cho ngươi, song cho họ, bởi đó sự sống lại khỏi kẻ chết được tỏ ra từ Luật pháp." Vậy, người Pha-ri-si tin sự sống lại thì gìn giữ tín ngưỡng các tổ phụ tin kính trong dân Y-sơ-ra-ên. Ấy cũng là tín ngưỡng của Ma-thê và Phao-lô (Giăng 11:25; Công-vụ các Sứ-đồ 26:6-8). Lời Gia-cốp khẩn nguyện khi hấp hối: "Tôi trông ơn chửng cứu của Ngài" (Sáng-thế Ký 49:18), và lời cầu xin của Ba-la-am: "Người công chánh thác thể nào, tôi nguyện thác thể ấy", v.v.. (Dân-số Ký 23:10), quyết rằng có một đời tương lai. Gióp cũng tỏ rõ sự trông đợi được sống lại bởi Ðấng Cứu Chuộc (14:13-15; 19:23-27). Ða-vít cũng vậy (Thi-thiên 16:9-11; 17:14,15; 49:15; 73:24), trông đợi rằng "Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong Âm phủ", đến nỗi "linh hồn tôi nức mừng rỡ" và "sẽ thỏa nguyện nhìn xem hình dạng của Ðức Giê-hô-va". Ấy đã được ứng nghiệm trong Ðấng Christ là Trái đầu mùa của sự sống lại (Công-vụ các Sứ-đồ 2:25-31), và sau các chi thể Ngài (tín đồ) cũng vậy. Ê-sai 26:19 chép về "những kẻ chết của Ngài sẽ sống,... xác chết của tôi đều trổi dậy"; thân thể đã chết của Ðấng Christ được sống lại là của cầm của sự sống lại về toàn thể dân của Ðức Giê-hô-va. Ða-ni-ên 12:2 theo Hê-bơ-rơ, "Từ giữa những kẻ ngủ, kẻ thì (dự phần sự sống lại thứ nhứt, so Khải-huyền 20:) được sự sống đời đời; song kẻ thì (sau ngàn năm bình an) sống lại để chịu xấu hổ nhơ nhuốc đời đời". Có thể nói cách chung, chính thân thể đời nay, dầu chắc thay đổi nhiều, sẽ bị phạt hoặc được thưởng đời sau (Giê-rê-mi 2:19; Ê-sai 3:9-11; Khải-huyền 22:11,12; II Cô-rinh-tô 5:10).
       IV. Sự dạy dỗ của Ðấng Christ. -- Vấn đề nầy được bàn cách tỏ tường bởi Ngài trong Mác 12:18-27; Ma-thi-ơ 22:23-33; Lu-ca 20:27-38, khi trả lời phái Sa-đu-sê về câu hỏi phép hôn nhơn đời sau. Trong sự bàn luận đó, dường như chỉ nói đến sự sống lại của kẻ công bình cũng như ở Lu-ca 14:14; song thấy Ma-thi-ơ 8:11,12; Lu-ca 13:28; cũng nói đến người không công bình sẽ sống lại để bị đoán phạt. Khi ấy người Sô-đôm, Ty-rơ, Ni-ni-ve sẽ có mặt (Ma-thi-ơ 11:22-24; 12:41,42; Lu-ca 10:14; 11:32) và những người bị liệng vào địa ngục có thân thể (Mác 9:43-47; Ma-thi-ơ 5:29,30; 10:28; 18:8,9). Về vấn đề hai sự sống lại v.v.. xem bài Tiến sĩ Scofield ở dưới.
       V. Sự dạy dỗ các Sứ đồ. -- Ðối với các Sứ đồ, sự Ðấng Christ đắc thắng hơn sự chết, thì cất lấy lẽ đạo sự sống lại khỏi cõi thuyết lý về tương lai. Từ đó trở đi, là một thực sự của sự từng trải, là nền tảng của Ðạo Tin Lành Ðấng Christ. Vậy, trong Tân Ước thấy chứng trực tiếp về sự sống lại trong Công-vụ các Sứ-đồ 4:2; 17:18,32; 23:6; 24:15,21; Rô-ma 4:17; 5:17; 6:5,8; 8:11; 11:15; I Cô-rinh-tô 6:14; 15:; II Cô-rinh-tô 1:9; 4:14; 5:1-10; Phi-líp 3:10,11,21; Cô-lô-se 1:18; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18; II Ti-mô-thê 2:18; Hê-bơ-rơ 6:2; 11:19,35; Khải-huyền 20:4,5 (chỉ người tử vì đạo); 20:12,13. Chỉ Công-vụ các Sứ-đồ 24:15 và Khải-huyền 20:12,13 nói rõ về một sự sống lại chung của người công bình và không công bình thôi.
       VI. Thần đạo Phao-lô. -- Phao-lô bày tỏ đầy đủ một thần học về sự sống lại. Nền tảng của thần đạo là tín đồ hiệp một với Ðấng Christ, đến nỗi sự sống lại tín đồ theo sau của Ngài (nhứt là Rô-ma 6:5-11; Phi-líp 3:10,11). Mỗi lần tín đồ được giải cứu khỏi sự nguy hiểm thì như nếm trước sự sống lại (II Cô-rinh-tô 4:10,11). Thật ra, đối với Phao-lô, sự sống lại chắc chắn đến nỗi có thể nói như là xong rồi (Ê-phê-sô 2:6). Về mặt khác sự sống lại chỉ là một phần của chương trình cứu chuộc Ðức Chúa Trời đối với cõi thiên nhiên trong ngày sau cùng (Rô-ma 8:11, 18-25). Khi tín đồ vào sự vinh hiển đó, thì thân thể phải được biến hóa để hiệp với những điều kiện mới (I Cô-rinh-tô 15:50; Phi-líp 3:21). Chỉ cần xem cõi thiên nhiên để hiểu biết như thân thể của một hột lúc gieo ra và sau mọc lên (I Cô-rinh-tô 15:38-41). Cũng vậy, tôi được "gieo" hoặc sanh ra với một thứ thân thể, song lúc sống lại sẽ có một thân thể hiệp với sự sống tôi với Ðấng Christ và Ðức Chúa Trời (câu 42:44). Nếu tôi còn sống lúc Ðấng Christ tái lâm (parousia), thì thân thể hiện có sẽ mặc lấy thân thể mới từ trên trời (câu 53:54; II Cô-rinh-tô 5:2-4); và nếu tôi chết rồi, thì thân thể tôi sẽ mặc lấy thân thể không hay hư nát đó (câu 52). Khi biến hóa như thế, thì các phận sự tự nhiên của thân thể nầy sẽ bị hủy hoại (I Cô-rinh-tô 6:13); song một cớ khỏi làm ô uế thân thể nầy là giữ tinh sạch thân thể sẽ sống lại (I Cô-rinh-tô 6:13,14). Phao-lô không hề luận đến vấn đề vật chất thân thể hiện nay quan thiệp với thân thể sống lại thế nào. Sự tự biết mình làm chứng về sự hiệp một giữa thân thể trẻ tuổi và lớn tuổi, dầu sự hiệp một đó không thể nhờ vật chất thân thể hay thay đổi. Có lẽ có một thứ vật chất không thể hủy phá là nền tảng của thân thể hiện nay và thân thể sống lại. Chỉ biết chắc I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16,17; I Cô-rinh-tô 15:52 chép rõ kẻ chết sẽ sống lại khỏi mồ mả như chính Ðấng Christ (I Cô-rinh-tô 15:4).
       Tiến sĩ Scofield chú thích về sự sống lại như sau nầy:
       Ê-sai 26:19.-- Câu 19-21 với đoạn 27: hiệp làm lời của Ðức Giê-hô-va đáp lại tiếng than vãn của dân Y-sơ-ra-ên, câu 11-18. Nên chú ý trong câu 19 là chỉ về những thân thể chết của dân Ðức Giê-hô-va. Sự bổ sức và sự lập lại Y-sơ-ra-ên thành một dân tộc cũng nói đến như là một sự sống lại (Ê-xê-chi-ên 37:1-11) và nhiều người tin rằng ấy là nghĩa của Ê-sai 26:19 nầy. Song vì sự sống lại thứ nhứt dẫn đến sự dự phần trong nước (Khải-huyền 20:4-6), thì dường như ý tốt nhứt là đây có cả hai nghĩa đó.
       I Cô-rinh-tô 15:52.-- Tóm tắt sự sống lại.
       (1) Sự sống lại của kẻ chết được các tổ phụ tin đến (Sáng-thế Ký 22:5 với Hê-bơ-rơ 11:19; Gióp 19:25-27) và được tỏ ra bởi các tiên tri (Ê-sai 26:19; Da-ni-ên 12:2,13; Ô-sê 13:14), và những phép lạ người chết lại được sống thuật lại trong Kinh Thánh (II Các-vua 4:32-35; 13:21).
       (2) Chúa Jesus Christ khiến kẻ chết sống lại (Ma-thi-ơ 9:25; Lu-ca 7:12-15; Giăng 11:43,44), và dự ngôn về sự sống lại của chính Ngài (Giăng 10:18; Lu-ca 24:1-8).
       (3) Sự sống lại của các xác thịt theo sau sự sống lại của Ðấng Christ (Ma-thi-ơ 27:52,53), và các sứ đồ khiến kẻ chết sống lại (Công-vụ các Sứ-đồ 9:36-41; 20:9,10).
       (4) Hai sự sống lại còn ở trong tương lai, gồn có "mọi người ở trong mồ mả" (Giăng 5:28). Hai sự sống lại đó được phân biệt "về sự sống" (I Cô-rinh-tô 15:22,23; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-17; Khải-huyền 20:4), và "về sự phán xét" (Giăng 5:28,29; Khải-huyền 20:11-13). Hai sự sống lại cách quãng nhau một thời gian ngàn năm (Khải-huyền 20:5). Sự sống lại thứ nhứt, là "đến sự sống", sẽ xảy ra khi Ðấng Christ tái lâm (I Cô-rinh-tô 15:23), các thánh đồ đời Cựu Ước và Hội Thánh trải các đời gặp Ngài nơi không trung (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16,17); còn các người tử vì đạo trong thời đại nạn cũng dự phần trong sự sống lại thứ nhứt (Khải-huyền 20:4) sẽ được cất lên cuối thời kỳ đại nạn.
       (5) Thân thể hay chết sẽ liên lạc với thân thể sống lại như hạt giống quan thiệp với mùa gặt (I Cô-rinh-tô 15:37,38); thân thể đó sẽ không hư nát vinh hiển quyền phép, và thuộc linh (I Cô-rinh-tô 15:42-44,49).
       (6) Những thân thể của các tín đồ còn sống lúc đó thình lình được biến hóa (I Cô-rinh-tô 15:50-53; Phi-líp 3:20,21). Sự "thay đổi" đó của người còn sống, và sự sống lại của kẻ chết trong Ðấng Christ, được gọi là sự "cứu chuộc thân thể" (Rô-ma 8:23; Ê-phê-sô 1:13,14).
       (7) Sau ngàn năm thì có sự sống lại để chịu phán xét (Giăng 5:29). Thân thể sống lại của kẻ ác đã chết không được mô tả. Chúng bị đoán phạt tùy theo công việc, và bị ném vào hồ lửa (Khải-huyền 20:7-15).
       I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17. -- Không phải chỉ các thánh đồ trong Hội Thánh thôi, song hết cả các thân thể của những kẻ được cứu, bất cứ vào thời đại nào, cũng gồm lại trong sự sống lại thứ nhứt (xem I Cô-rinh-tô 15:52) như đây mô tả, song ấy riêng là "sự trông cậy phước hạnh" của Hội Thánh (so Ma-thi-ơ 24:42; 25:13; Lu-ca 12:36-48; Công-vụ các Sứ-đồ 1:11; Phi-líp 3:20,21; Tít 2:11-13).
       Khải-huyền 20:5. -- "Sự sống lại của người công bình" được nói đến trong Lu-ca 14:13,14, và sự sống lại để được sống phân biệt với sự sống lại để chịu đoán phạt trong Giăng 5:29, tại đây, có chép lần thứ nhứt về khoảng thời gian phân rẽ hai sự sống lại đó (xem I Cô-rinh-tô 15:52).
       I Ti-mô-thê 1:20. -- Ðây rất có ý nghĩa vì chép việc nghiêm trị mọi sự dạy dỗ giả dối, nhứt là về sự sống lại, đến nỗi Phao-lô kẻ sự dạy rằng "sự sống lại đã đến rồi" (II Ti-mô-thê 2:17,18) là một tội phạm thượng.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.