Sự trở lại. Conversion.

         



      I. Ðịnh nghĩa.-- Tiếng chỉ tên sự "trở lại" chỉ chép một lần trong Kinh Thánh (Hy-lạp: epistrophe): "người ngoại trở về đạo" (Công vụ các sứ đồ 15:3). Có mấy động từ danh từ đó ra, như trong Gia-cơ 5:19, "làm cho người có tội trở lại;" "kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa" (Thi Thiên 51:13); "khi người đã hối cải" (Lu-ca 22:32); "hãy ăn năn và trở lại" (Công vụ các sứ đồ 3:19), v.v.. Vậy thấy trong bản quốc văn "trở lại" hiệp với "quay lại" và "sự trở lại" với "sự quay lại."
       Trong Cựu Ước dùng sự trở lại: 
       (1) theo nghĩa văn tự "trở về" như trong Sáng thế ký 14:7; Phục truyền luật lệ ký 17:16; Thi Thiên 56:9; Ê-sai 38:8. 
       (2) Theo nghĩa từ phu tù trở về từ Ba-by-lôn trong các sách tiên tri. 
       (3) Theo nghĩa bóng, luân lý, thuộc linh: 
             a) Từ Ðức Chúa Trời (Dân số ký 14:43; I Sa-mu-ên 15:11, "xây bỏ ta;" I Các vua 9:6); 
             b) phần nhiều lần nghĩa là trở lại cùng Ðức Chúa Trời (I Sa-mu-ên 7:3; I Các vua 8:33, v.v.).
       Trong Tân Ước dùng epistrephein, từ epistrophe, 39 lần: 
       (1) theo nghĩa văn tự (Ma-thi-ơ 9:22; 10:13; 24:18; Công vụ các sứ đồ 9:40; 15:36); 
       (2) theo nghĩa bóng trở lại (Lu-ca 1:16; Gia-cơ 5:19) và trong Ga-la-ti 4:9; II Phi-e-rơ 2:21 nghĩa là xây bỏ đường phải đi đường trái. Trái lại nghĩa quay lại từ đường trái sang đường phải, thấy trong Lu-ca 22:32; Công vụ các sứ đồ 9:35; 11:21, v.v..
       II. Lẽ đạo.-- Từ chính lời dùng chỉ về "sự trở lại" khó lập một lẽ đạo rõ ràng, nên cũng phải thu lại tài liệu lập lẽ đạo nầy từ đại ý những sự dạy dỗ trong Kinh Thánh.
       1. Ngày nay, người ta hay dùng danh từ nầy, cách mờ mờ và chung, để chỉ về mọi sự bày tỏ ngay trước, cùng một lúc, và theo ngay sau, sự thay đổi tánh nết thình lình xảy ra. Vậy, có người nói sự "được trở lại," được tái sanh , "nhận ơn điển" "từng trải về tôn giáo," v.v., để tỏ ra một phương pháp, dần dần hoặc thình lình, mà một người trước có tội và buồn thì trở nên người khỏi tội và vui, vì cớ từng trải sự trở lại đó. Một người thật trở lại là một người tin cậy Ðấng Christ, vâng theo đạo, và đã từng trải sự tái sanh bởi Ðức Thánh Linh.
       2. Theo nghĩa hạn chế của danh từ nầy, thì chỉ về việc làm của người trong sự mới nhận sự cứu rỗi như phân biệt với việc làm của Ðức Chúa Trời. Sự xưng công bình và sự tái sanh là việc riêng của Ðức Chúa Trời; sự ăn năn, đức tin và sự trở lại là việc làm của người, dầu làm dưới ảnh hưởng và quyền của Chúa. Vậy, sự trở lại chỉ về ý muốn và việc làm của người vâng phục Ðức Chúa Trời và quyết định thay đổi lối mình sống và trở đến Ðức Chúa Trời. Vì nghe Chúa nên người dừng lại suy nghĩ, quay lại, và đi trái với đường lối trước, là lúc chưa biết thờ Chơn Thần.... Những lần chép trong Kinh Thánh về sự trở lại, thì tỏ ra người chưa trở lại hoặc thờ hình tượng (I Tê-sa-lô-ni-ca 1:9), hoặc vô ý về đạo, hoặc vị kỷ lấy bản ngã làm trung tâm chỉ lo về vật chất làm cho chết những sự thuộc linh như người trai trẻ giàu có (Lu-ca 18:12), hoặc một đời sống tư dục hay phạm tội cách tỏ tường không biết xấu hổ như con trai hoang đàng (Lu-ca 15:13), hoặc một lối sai lầm hầu việc Ðức Chúa Trời (Sau-lơ, Công vụ các sứ đồ 26:9). Vậy, trong sự trở lại, phần thuộc linh hoặc phần luân lý có quan thiệp nhau. Người đạo đức tự mình trở lại cùng Chúa, như Sau-lơ, thì hiểu biết rõ hơn phần thuộc linh đối với Ðức Chúa Trời bởi Chúa Jêsus Christ. Người trái đạo đức được tỉnh thức về sự thánh khiết của Ðức Chúa Trời, về nhung sự luật pháp Ngài đòi, và về tội lỗi riêng mình, thì hiểu rõ hơn về sự thay đổi bề ngoài của đời sống mình.
       3. Lối trở lại khác nhau tùy theo lối sống trước. Có thể là một sự xảy ra thình lình trong đời sống đạo đức và trí thức: như nhiều lần trong từng trải người ngoài từ sự thờ hình tượng tin đến Chúa Jêsus, như trong đời sống trước người phạm tội hoang đàng thì bỗng chốc bỏ, và có tư tưởng tình cảm, và phép cư xử mới cả (II Cô-rinh-tô 5:17); như là kết liễu một thời lâu các tình cảm trong lòng phấn đấu với nhau; hoặc là mục đích đã dần dần đạt tới, vì chịu ảnh hưởng của sự dạy dỗ đạo Ðấng Christ dẫn đến sự tin cậy Chúa là Ðấng Cứu thế. Bởi thế, thấy sự trở lại có thể lập tức hay dần dần xảy ra. Như nhiều trẻ thơ và thiếu niên lớn lên trong gia đình có đạo, hằng ngày học đạo, và không rõ ngày nào thật trở lại. Trong Tân Ước không có truyện chép về người nào trở lại như thế. (Có lẽ trừ ra Ti-mô-thê). Ấy vì phần nhiều Tân Ước chép truyện về người trở lại là người thứ nhứt trong họ hàng mình tin Chúa như thế, hoặc lớn lên trong vòng người ngoại đạo.
       Sự trở lại bao gồm các đặc tánh của cả hai sự ăn năn lẫn đức tin. Sự ăn năn là sự trở lại được thấy từ điểm đầu, là sự xây bỏ đời sống trước; đức tin chỉ điểm làm mục đích của sự trở lại, tức là quay đến Chúa.
       4. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu cẩn thận sự trở lại. Họ đã quyết định phần nhiều người còn ít tuổi khi trở lại tin Chúa, và khi một người đã cao tuổi rồi ít khi trở lại. Dầu rằng, rất nên chú ý, ta không thể nào nhờ tâm lý học mà cắt nghĩa sự trở lại cho đầy đủ, vì ấy không phải là một phương pháp tự nhiên nhờ sự thay đổi nào trong thân thể người trẻ hoặc già. Các luật chơn thật của tâm lý học, như các luật khác trong cõi thiên nhiên, đều là luật của Ðức Chúa Trời, và Thần Chúa hành động hiệp với luật của chính Ngài. Trong sự trở lại thật vẫn có Ðức Thánh Linh hành động trong lòng người, một cách trực tiếp, không cứ người trẻ hoặc già. Ngoài việc hành động trực tiếp của Ðức Thánh Linh như thế, không có thể cắt nghĩa sự trở lại bằng cách nào được.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về sự trở lại:
       Khải Huyền 7:14.-- Trong cơn đại nạn. Xem bài Ðại Nạn.
       Xa-cha-ri 3:1.-- Sự hiện thấy thứ năm tỏ ra: 
       (1) sự thay đổi từ sự công bình riêng mình sang sự công bình của Ðức Chúa Trời (Rô-ma 3:22, lời chua) mà sự từng trải của Phao-lô, Phi-líp 3:1-9, minh chứng, và cũng là tả bóng sự trở lại của Y-sơ-ra-ên. 
       (2) Trong hình bóng, sự sửa soạn của Y-sơ-ra-ên để tiếp nhận "Nhánh" của Ðức Giê-hô-va (Ê-sai 4:2, lời chua). Dân Do-thái từ chối không chịu bỏ sự công bình riêng của mình mà nhận sự công bình của Ðức Chúa Trời, bởi vậy nên họ bị đui mù không thấy sự hiện diện của "Nhánh" giữa mình thì Ngài giáng thế lần thứ nhứt (Rô-ma 10:1-4; 11:7,8). So Xa-cha-ri 6:12-15, nói về Nhánh tỏ ra trong sự vinh hiển (câu 13) như thầy tế lễ kiêm chức Vua, khi Y-sơ-ra-ên sẽ tiếp nhận Ngài. Xem Hê-bơ-rơ 7:3, lời chua.
       Ha-ba-cúc 2:14.-- Thời kỳ trở lại của thế gian. Xem bài Ha-ba-cúc.
       Sô-phô-ni 3:19.-- Xem bài Sô-phô-ni.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.