Sự viết. Écriture.

       

      I. Lịch sử sự viết.-- Trong Kinh Thánh không chép căn nguyên của sự viết. Suốt cả sách Sáng thế ký, không có lần nào ngụ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp, sự tập viết hay có chữ viết. Có chứng cớ tỏ ra trong thời Giô-suê người Ai-cập đã quên viết một lối kia, song không có chứng cớ tỏ vào hồi đó người Hê-bơ-rơ biết viết. Dầu vậy, cũng không có chứng cớ tỏ người Hê-bơ-rơ không biết.
       Lần đầu Kinh Thánh chép rõ về sự viết là trong Xuất Ê-díp-tô ký 17:14, và thượng hạ văn tỏ ra ấy không phải là lần thứ nhứt viết, song quen rồi đến nỗi có thể dùng để "chép điều nầy trong sách làm kỷ niệm," tức là Chúa truyền Môi-se phải chép để giữ kỷ niệm sự chiến thắng dân A-ma-léc. Hai bảng chứng được nói là "bởi ngón tay Ðức Chúa Trời viết ra" (Xuất Ê-díp-tô ký 31:18) trên cả hai mặt, và "chữ cũng là chữ của Ðức Chúa Trời khắc trên bảng" (Xuất Ê-díp-tô ký 32:16). Sự khắc các viên ngọc trên bảng đeo ngực thầy tế lễ thượng phẩm với những tên của con cái Y-sơ-ra-ên (Xuất Ê-díp-tô ký 28:11), và chữ khắc trên thẻ thánh cột vào mũ (Xuất Ê-díp-tô ký 39:30), thật là nghề của người thợ khắc hơn là nghề người viết, song cả hai tỏ ra có các chữ trong vần chữ cái. Thầy tế lễ phải viết "trong một cuốn sách" những lời rủa sả nghịch cùng người nữ phạm tội bất chánh, và bôi đi bằng nước (Dân số ký 5:23).
       Nhưng đến nay, Kinh Thánh chưa nói gì về sự dùng chữ trong các việc thuộc đời sống hằng ngày, hay về thường dân biết viết. Ðến đây, Kinh Thánh chỉ tỏ ra Môi-se và thầy tế lễ biết viết mà thôi. Song theo Phục truyền luật lệ ký 24:1,3, dường như những người khác cũng biết viết. Không cần phải tin rằng mỗi người Hê-bơ-rơ có thể biết, dầu không nói đến người thứ ba viết "tờ để" đó. Nhưng dường như chắc tờ để đó là công việc các thầy thông giáo chuyên làm. Ấy cũng là một trong các phận sự của vua (Phục truyền luật lệ ký 17:18), phải chép một bổn luật pháp riêng cho mình. Nếu xem xét các lần nói về sự viết quan thiệp với cá nhơn, ta thấy lần nào người viết cũng là người có địa vị khá cao. Theo Ê-sai 29:11,12, thật có sự phân biệt rõ giữa người biết đọc và không biết, nên dường như có thể luận rằng tài đọc và tài viết không được truyền bá giữa dân sự, chỉ người cao thượng và có giáo dục, như các vua, thầy tế lễ, tiên tri và thầy thông giáo chuyên môn.
       Trong tên Ki-ri-át Sê-phe (nghĩa: Thành có Sách, Giô-suê 15:15), tỏ ra người Phê-ni-xi có biết viết. Vậy, những người Hê-bơ-rơ, bấy giờ là một nhánh của dòng dõi Sem lớn, có biết nghệ thuật viết, tùy theo sử ký riêng mình, vào một thời rất cổ, nên sanh hai vấn đề: dùng chữ nào để viết, và biết bởi đâu? Các nhà khảo cổ mới tìm được chữ Hê-bơ-rơ vuông không phải là cổ lắm, song đã nhận rằng từ một chữ sớm hơn dần dần mở mang. Vậy, chữ làm mẫu sớm hơn đó là gì? Dường như chắc từ chữ Phê-ni-xi. Pliny tưởng chữ có căn nguyên A-sy-ri. Diodorus Siculus nói người Sy-ri mới sáng kiến ra chữ, người Phê-ni-xi học từ đó và truyền cho người Hy-lạp. Theo Tacitus người ta tin dân Phê-ni-xi được biết từ xứ Ai-cập. Bất luận cách nào, truyền khẩu cũng định vinh hạnh sáng kiến chữ cho người Phê-ni-xi, vì là người thủy thủ can đảm, phiêu lưu, và người thực dân của cựu Thế giới. Sự viết từ căn nguyên Araméen hay Ai-cập chỉ là một vấn đề luận thuyết thôi.
       Song le, có lý mà quyết định người Hê-bơ-rơ xưa được biết, hoặc dự phần sự viết và dùng chữ với người Phê-ni-xi. Tên các chữ cái Hê-bơ-rơ tỏ ra là do sự sáng kiến một dân tộc Sem, và có thể biết cũng là một dân chăn nuôi. Gesenius chủ trương thuyết căn nguyên chữ cái từ người Phê-ni-xi, phản đối với thuyết lý là từ Ba-by-lôn hay Araméen, theo mấy cớ sau đây: 
       (1) Tên các chữ là thuộc Phê-ni-xi chớ không phải Sy-ri. 
       (2) Nếu các chữ Phê-ni-xi như hình vẽ, như có lý mà tin; thì giữa các chữ viết Ba-by-lôn thời cổ mới tìm được, có thể làm mẫu. Song bất luận người Phê-ni-xi có sáng kiến chữ cái Sem hay không, không còn ngờ gì chính người Phê-ni-xi là người thứ nhứt thủ xướng chữ viết đó, khi hiểu vậy, ta có thể nhận gia phổ các chữ cái mà Gesenius trình bày trong bản sau:

Phê-ni-xi 

Cổ Hy-lạp              Cổ Ba-tư       Numidien       Hê-bơ-rơ cổ                    A-ram cổ    
                                          Sa-ma-ri
       Etrusque       La-mã       Hy-lạp sau                             Palmyrene       chữ vuông 
                               Runic?                                           Hê-bơ-rơ                     
                          Umbrian        Coptic  Gothic
                          Oscan       Slavonian             Saseanid       sự viết       Estrangelo Sabian và Nestorien
                          Samnite              Zend        
                         Celliaerian               Pehlvi              Cufic       Peshito       Uiguric hay
                                       Arménien?                  Nischi               Thổ Nhỉ Kỳ cổ
                   
      Các vần chữ cái Sem cổ có thể chia làm hai loại: 
             (1) thuộc Phê-ni-xi như còn có trong các bảng khắc tại cù lao Chíp-rơ, Man-tơ, Carpentras và trên các đồng tiền Phê-ni-xi và các thuộc địa. Từ đó sanh ra chữ Sa-ma-ri và chữ Hy-lạp. 
             (2) Thuộc Hê-bơ-rơ Canh-đê, gồm lại chữ vuông Hê-bơ-rơ Palmyrene tỏ ra từ chữ thảo; Estrangelo hoặc Sy-ri cổ; và tiếng A-rạp cổ hoặc Cufic. Có lẽ độ một hoặc hai thế kỷ S.C., chữ vuông Hê-bơ-rơ mới có như hiện nay.
       II. Vần chữ cái.-- Chứng cớ rất cổ về vần chữ cái Hê-bơ-rơ là nhờ các Thi Thiên và bài ca theo trật tự vần chữ cái: Thi Thiên 25:; 34:; 37:; 111:; 112:; 119:; 145:; Châm Ngôn 31:10-31; Ca Thương 1:-4:. Từ đó, ta biết chắc số vần chữ cái là 22 như ngày nay. Vần chữ cái A-rạp vốn cũng bằng số đó. Có nhiều người luận rằng vần chữ cái Phê-ni-xi trước nhứt chỉ có 16 chữ cái. Theo Pliny có chuyện hoang đường về ý đó như sau nầy: Cadmus đem theo với mình sang Hy-lạp 16 chữ: vào hồi chiến tranh Trojan, Palmedes thêm 4 chữ khác, và Simonides ở Melos 4 chữ nữa.
       III. Phần chia các lời.-- Tiếng Hê-bơ-rơ như vốn viết, giống phần nhiều tiếng cổ, không chia ra từng lời. Các bảng khắc cổ Phê-ni-xi cũng vậy. Bản Septante tỏ ra, lúc dịch, trong bản Hê-bơ-rơ mà dịch giả dùng, các lời viết cứ liên tiếp nhau. Các cuốn sách nhà hội Do-thái-giáo hiện tại và các bản thảo của ngũ kinh Sa-ma-ri không dấu chỉ về nguyên âm, song có chia ra từng lời, và về mặt nầy, tiếng Sa-ma-ri hơi khác tiếng Hê-bơ-rơ.
       IV. Ðồ dùng để viết.-- Những bản thảo rất cổ có sự viết của dòng Sem có lẽ là các gạch ở Ni-ni-ve và Ba-by-lôn, trên đó có in bảng chữ hình chêm A-sy-ri. Song le, không có chứng cớ người Hê-bơ-rơ bao giờ dùng như thế. Có khi người Hê-bơ-rơ dùng gỗ để viết ở trên (Dân số ký 17:3). Trong Gióp 19:24 nói đến "chì" có người tưởng là nung cho chảy rồi đổ vào các lỗ trên đá khắc các chữ viết để lưu lại mãi. Rất có lý nói đồ rất cổ và rất thường mà người Hê-bơ-rơ dùng để viết ở trên là thứ da thuộc. Ta thấy người Hê-bơ-rơ biết nghề thuộc da (Xuất Ê-díp-tô ký 25:5; Lê-vi ký 13:48), và có thể học nghề đó giữa người Ai-cập, vì tại đó người thợ thuộc da ở giai cấp thứ ba, song ấy không chứng cớ chắc chắn. Trong Kinh Thánh chỉ một lần nói đến cây papyrus là II Giăng 12. Hérodote sau khi đã nói người Ionien học nghề viết từ người Phê-ni-xi thêm rằng họ gọi các sách là da và làm bằng da chiên và da dê khi thiếu giấy. Trong đời Josèphe, người ta dùng giấy da chiên mà chép bản thảo của Ngũ kinh, và chữ membranae trong II Ti-mô-thê 4:13 chỉ về da làm giấy đó. Ấy là một trong các sự lo liệu trong sách Talmud: là Luật pháp phải được viết trên da thú tinh sạch, hoặc da súc vật hoặc thú dữ, hoặc cả loài chim sạch. Những da khi viết ở trên quấn thành từng cuốn (megillôth (trên chữ e có dấu mũ a sắc), Thi Thiên 40:8; so Ê-sai 34:4; Giê-rê-mi 36:14; Ê-xê-chi-ên 2:9; Xa-cha-ri 5:1). Da đó được quấn trên hai cây gậy và buộc bằng một sợi dây, hai đầu thì đóng ấn (Ê-sai 29:11; Ða-ni-ên 12:4; Khải Huyền 5:1, v.v.). Những cuốn sách thường chỉ viết trên một mặt, trừ trong Ê-xê-chi-ên 2:9; Khải Huyền 5:1. Các sách đó chia thành từng cột (Giê-rê-mi 36:23, dịch là hàng); phía trên để trống không kém ba ngón tay rộng, phía dưới không kém bốn ngón; giữa hai cột thì để cách một khoảng rộng độ hai ngón tay. Song ngoài thứ da, dùng thứ hàng có luôn để viết, cũng có những thẻ bằng gỗ phủ lớp sáp (Lu-ca 1:63) dùng vào việc thường hằng ngày. Có nhiều thì buộc lại với nhau mà làm thành sách. Những thẻ đó được viết bằng đầu nhọn (Gióp 19:24), có khi bằng sắt (Thi Thiên 45:2; Giê-rê-mi 8:8; 17:1). Về các thứ vật liệu cứng hơn phải dùng thợ khắc (Xuất Ê-díp-tô ký 32:4; Ê-sai 8:1). Về da chiên hoặc da thú, người ta dùng cây sậy (III Giăng 13). Mực (Giê-rê-mi 36:18) nghĩa văn tự là "đen," giống tiếng Hy-lạp là mélan (II Cô-rinh-tô 3:3; II Giăng 12; III Giăng 13) là một thứ khói ám hòa với giấm. Mực đựng trong một bình ve đeo ở dây lưng (Ê-xê-chi-ên 9:2,3), như người phương Ðông nay thường làm. Có ngụ ý đến các thầy thông giáo chuyên môn trong Thi Thiên 45:1; E-xơ-ra 7:6.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.