Ba lần Phao-lô trích lời: "Người công bình thì sống bởi đức tin mình" (Ha-ba-cúc 2:4):
(1) Rô-ma 1:17, ở đó chú trọng về "người công bình," chương trình Tin lành để cứu người tỏ ra "sự công bình của Ðức Chúa Trời," không kể sự công bình của người, bất luận dân ngoại hoặc người Do-thái (1:17, v.v.; 2:; 3:25).
(2) Ga-la-ti 3:11 v.v., ở đó chú trọng về "đức tin" phân biệt với việc làm, hoặc phân biệt hoặc liên lạc với đức tin, bởi sự xưng công bình, điều nầy chỉ bởi đức tin mà thôi.
(3) Hê-bơ-rơ 10:38,39, tại đó chú trọng về "sống;" như lần thứ nhứt chép về vấn đề sự xưng công bình, cũng vậy suốt cả đời sống thuộc linh chỉ tiếp nối bởi đức tin như trái với sự "lui đi."
Lại nữa, ơn tứ Ðức Chúa Trời ban cho sự xưng công bình cách nhưng không được tỏ ra khi so sánh Rô-ma 3:24, "được xưng công bình nhưng không (dorean) bởi ơn điển Ngài nhờ sự chuộc tội trong Chúa Jêsus Christ" với Giăng 15:25, "Họ ghét ta vô cớ" (dorean). Sự ghen ghét của người là nhưng không, thì cũng vậy, sự yêu thương của Ðức Chúa Trời xưng công bình những kẻ tin bởi Ðấng Christ cũng nhưng không. Người có mọi duyên cớ để yêu thương, dầu vậy họ đã ghét Ðức Chúa Trời; Ðức Chúa Trời có đủ mọi duyên cớ mà người làm cho Ngài ghét, dầu vậy, Ngài yêu thương người.
Tiếng Hê-bơ-rơ Tzadaqu, tiếng Hy-lạp dikaioo, bày tỏ không phải cho sự công bình vào người, song kể người là công bình; ấy để đổi sự quan thiệp người với Ðức Chúa Trời, về mặt luật pháp hoặc thuộc luật pháp, không phải trước hết là đổi tánh nết người. "Sự xưng công bình" không phải là cho sự công bình vào người hơn là "sự đoán phạt," là sự trái ngược, cho sự gian ác vào người, như tỏ ra bởi Phục truyền luật lệ ký 25:1 "quan án xét đoán phải định công bình cho người công bình và lên án kẻ có tội." Châm Ngôn 17:15; Ê-sai 5:23; Thi Thiên 143:2 tỏ ra rằng bởi sự công bình trong mình có thì chẳng người nào được định là công bình. Trong 40 khúc của Cựu Ước, tiếng Hê-bơ-rơ dùng theo ý thuộc luật pháp đó. Ê-sai 53:11, "Tôi tớ công bình sẽ lấy sự thông biết" về mình làm cho nhiều người được xưng công bình, không trừ ai, vì lối Ngài xưng người công bình theo sau "Ngài gánh lấy tội lỗi họ." Trong Ða-ni-ên 12:3 người hầu việc Chúa "xưng công bình," hoặc "dắt nhiều người về sự công bình," tức là đem họ đến với Ðức Chúa Trời, Ðấng xưng công bình họ! Trong lời chua, Ða-ni-ên 8:14, "nơi thánh sẽ được xưng công bình," có nghĩa "sẽ được tẩy sạch khỏi mọi sự ô uế," sẽ đứng trong một sự tương quan công bình trước Ðức Chúa Trời mà không làm được trước khi chưa được tinh sạch. Cũng vậy, động từ tiếng Hy-lạp không có nghĩa làm cho công bình hoặc tinh sạch, song kể là công bình trước mặt Ðức Chúa Trời.
Trái với katakrino, tức lên án, Rô-ma 8:33,34, "Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Ðức Chúa Trời. Ðức Chúa Trời là Ðấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư?" Cũng vậy, trong Rô-ma 5:16; Lu-ca 18:14; Ma-thi-ơ 11:19 có nghĩa như Ða-ni-ên 8:14, "sự khôn ngoan được xưng là phải bởi những việc làm của sự ấy," tức là những lời lên án cho "dòng dõi nầy." Cũng xem Ma-thi-ơ 12:37; Lu-ca 7:29, người thâu thuế xưng Ðức Chúa Trời là công bình, tức là xưng nhận sự công bình Ngài, tỏ ra họ kể Ngài là công bình trong "mưu luận" Ngài, bởi họ tiếp nhận Tin lành; ấy trái với người Pha-ri-si "chối bỏ," tự lên án cho mình (Rô-ma 2:13.)
Trước tòa án người, thường thường, sự công bình nhờ đó người được xưng công bình hoặc được kể là công bình thì là của riêng người; trước tòa án Ðức Chúa Trời, sự công bình mà người nhờ để được công bình là của Ðấng Christ, ấy là của Ðức Chúa Trời (II Phi-e-rơ 1:1). Bởi đó, sự tha thứ theo sau sự công bình trước tòa án Ðức Chúa Trời. Song sự tha thứ bị chế nhạo bởi người vô tội, và bởi đó được xưng công bình trước tòa án người. Lại nữa, sự buông tha trước mắt người không phải bao giờ cũng đi đôi với sự xưng công bình; song người có tội được tha thứ trước Ðức Chúa Trời thì bao giờ cũng được xưng công bình nữa. Trong I Giăng 3:7, "Kẻ làm sự công bình là người công bình, như chính Chúa là công bình; không phải vì làm sự công bình khiến người công bình, song tỏ ra người là như vậy, tức là được xưng công bình bởi sự công bình của Ðức Chúa Trời trong Ðấng Christ" (Rô-ma 10:3-10). Một người tự "lừa dối" mình nếu tưởng mình là công bình, mà còn không làm công bình, vì làm công bình là kết quả chắc chắn và chứng cớ là "công bình," tức là có một nguyên lý duy nhứt về sự công bình thật, và chỉ có một phương pháp để được xưng công bình là: đức tin. Thơ Phao-lô viết cho người La-mã chứng rằng người Do-thái và dân ngoại đều phạm đến luật pháp phổ thông của Ðức Chúa Trời, bởi đó không thể nào được xưng công bình bởi chính sự công bình riêng mình, tức là sự vâng phục luật pháp, "vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được công bình trước mặt Ngài,... Nhưng hiện bây giờ (dưới Tin lành), sự công bình của Ðức Chúa Trời... bởi tin đến Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin. Chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội," v.v. (3:20-23). Càng rõ hơn là 4:3-8, "Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Ðấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy (tức không phải như một công đức, song bởi công đức của Ðấng Christ nhận được bởi đức tin, Ê-phê-sô 2:5, 8-10) được kể là công bình." Ða-vít mô tả phước của người mà Ðức Chúa Trời kể cho là công bình chẳng bởi việc làm (vì người tự mình không có sự công bình riêng, thì "sự công bình kể cho" người chỉ có thể là sự công bình của Ðức Chúa Trời trong Ðấng Christ)... Phước thay cho kẻ mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho." Người đã được xưng công bình không những chỉ là được buông tha như vô tội, song cũng được coi như đã hoàn toàn vâng phục luật pháp trong ngôi vị của Ðấng Christ. Về phần người có cả hai, vừa không kể tội lỗi cho, vừa được kể là công bình. Ðã được xưng công bình bởi ơn điển của Ðức Chúa Trời thì được "trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời" (Tít 3:7; Rô-ma 5:18,19). Ðấng Christ là "Ðấng mà Ðức Chúa Trời đã làm nên sự công bình... cho chúng ta," đến nỗi đối với kẻ tin, Ngài là "Ðức Giê-hô-va sự công bình chúng ta" (I Cô-rinh-tô 1:30; Giê-rê-mi 23:6). Ðức tin là đồ dùng hoặc phương pháp tiếp nhận sự công bình (Rô-ma 3:28; Ga-la-ti 2:16; 3:8). Chúng ta được xưng công bình về phần tư pháp bởi Ðức Chúa Trời (Rô-ma 8:23), về phần công đức bởi Ðấng Christ (Ê-sai 53:11; Rô-ma 5:19), về phần phương pháp hoặc trung gian bởi đức tin (5:1), về phần chứng cớ bởi việc làm. Ấy là ý nghĩa của Gia-cơ (2:14-26); nếu không thế thì Gia-cơ không thể hòa thuận với chính mình hơn là với Phao-lô, vì Gia-cơ cũng trích cùng một truyện và cùng câu Kinh Thánh, "Áp-ra-ham tin Ðức Chúa Trời, và đều đó (đức tin người) kể là công bình cho người."
Luther gọi lẽ đạo sự xưng công bình chỉ bởi đức tin, "là sự thử thách của một Hội Thánh đứng vững vàng hay sa ngã," Justin Martyr trong thế kỷ thứ II viết: "Há có gì khác có thể khỏa lấp tội chúng ta ngoài sự công bình của Ngài? Trong Ðấng nào ta là những kẻ phạm phép có thể được xưng công bình ngoài Con Ðức Chúa Trời. Ôi! sự thay đổi êm dịu dường nào? là sự sáng kiến không dò biết được! đến nỗi những sự phạm phép của nhiều người được giấu kín trong một Người công bình và sự công nghĩa của một Người, và sự công bình của một Ðấng có thể cho nhiều kẻ phạm phép được xưng công bình" (II Cô-rinh-tô 5:21). Bài giảng trong Giáo hội Anh quốc nói: "Ðức tin không đóng cửa sự ăn năn, trông cậy, yêu thương, và kính sợ Ðức Chúa Trời trong mọi người đã được xưng công bình, song đức tin cấm người ta hành chức tự mình xưng công bình cho người khác." Chỉ Ðức Chúa Trời có thể làm. Vậy, đức tin, nhận và yên nghỉ trên Ðấng Christ và sự công bình của Ngài, là cơ quan duy nhứt của sự xưng công bình; dầu vậy, trong người đã được xưng công bình không phải chỉ có đức tin thôi, song bao giờ cũng kèm theo các ơn cứu chuộc khác nữa. Giáo hội La-mã gọi sự xưng công bình là cho sự công bình vào người bởi Thánh Linh Ðức Chúa Trời, và sự thưởng những công việc lành làm dưới ảnh hưởng Ngài, vào ngày phán xét. Ấy là lẫn lộn sự xưng công bình với sự nên thánh dầu Rô-ma 5: và 6: cẩn thận phân biệt; và làm sự xưng công bình thành một phương pháp liên tiếp không được trọn cho đến ngày phán xét, dầu Kinh Thánh chép giải rõ là được trọn lúc tin Ngài (Rô-ma 5:1-9; 8:1; Giăng 5:24).
Ngày sau đời các Sứ đồ, ta thấy sự làm chứng về lẽ đạo nầy không đến điểm tột bực thanh cao của Phao-lô, hoặc điểm thấp hơn của các anh em Sứ đồ, ấy vì cớ tín đồ sống sau đời các Sứ đồ coi đạo Tin lành như một luật mới hơn là một Tin lành của ơn điển Ðức Chúa Trời. Dầu vậy, xin trích lại từ sách mấy giáo phụ sau nầy: Clément tại La-mã 97 S.C., viết: "Bởi vậy, hết thảy họ (tức Áp-ra-ham và các thánh đầu tiên) được vinh hiển và được sáng danh, không phải vì chính họ, hoặc việc riêng họ, hoặc những việc công bình họ làm, song bởi ý muốn của Ðức Chúa Trời. Chúng ta cũng vậy, đã được gọi đến bởi ý muốn Ngài trong Chúa Jêsus Christ, không được xưng công bình bởi chính chúng ta, hoặc bởi sự khôn ngoan riêng, hoặc sự hiểu biết, hoặc lòng tin kính hoặc công việc mà ta đã làm trong sự thánh khiết của lòng mình, song bởi đức tin nhờ đó Ðức Chúa Trời Toàn năng xưng công bình mọi người đã có từ buổi ban đầu. "Nguyện Ngài được sự vinh hiển đời đời đến đời đời! A-men." Song ấy không hiệp với lời dạy lầm của Clément khi lấy đức tin liên lạc với các công đức khác, lấy sự tiếp đãi khách và sự tin kính làm công đức cứu chuộc của Lót, liên lạc sự tiếp đãi khách và đức tin như thế cho Ra-háp, và liên lạc và bày tỏ được sự tha tội là vì vâng theo các điều răn và sự yêu thương Ignace (chừng 110-115 S.C.) nói trong một chỗ về Chúa Jêsus chịu chết cho chúng ta, rằng tin cậy sự chết Ngài thì ta có thể trốn thoát sự chết; song đối với giáo phụ những điều thật để được cứu rỗi là sự yêu thương, hòa hảo, vâng phục các giám mục và Ðức Chúa Trời ngự trong, tức là Ðấng Christ, dầu chính Ignace cũng viết một khúc hay nữa: "Không có gì trong những điều nầy giấu kín khỏi anh em, nếu anh em trọn lành trong đức tin mình và sự yêu thương đối với Chúa Jêsus Christ, vì những điều nầy là khởi đầu và cuối cùng đời sống -- đức tin là khởi đầu và yêu thương là cuối cùng, cả hai thấy hiệp một là Ðức Chúa Trời, còn mọi điều khác thì theo sau đó cho đến sự cao thượng thật." Người thường gọi là Barnabas (niên hiệu không chắc) đặt sự chết của Chúa Jêsus Christ làm nền tảng của sự cứu rỗi, được tỏ ra bởi sự tha tội nhờ huyết Ngài, nước của Chúa Jêsus là ở trên thập tự, đến nỗi người nào để lòng trông cậy nơi Chúa sẽ sống đời đời, dầu lúc đó các tín đồ cũng chưa được xưng công bình, vì cuối cùng cả một loại các việc ánh sáng phải được làm, và công việc sự tối tăm phải trốn tránh. Vậy, ta thấy trong Hội Thánh đầu tiên cứ có khuynh hướng về lẽ đạo Thiên Chúa Giáo về sự xưng công bình cho đến Tertullien (200 S.C.), và Cyprien (250 S.C.) và đến Augustin. Augustin giám mục tại Hippo (396 S.C.), dùng một phương pháp chủ định và linh hoạt gắng sức hiệp một tư tưởng của Phao-lô về tội, ơn điển, sự xưng công bình với luật pháp thường thức của La-mã giáo. Trong sách Despiritu et Litera (412 S.C.) của giáo phụ phần nhiều hiệp với sự dạy dỗ của Phao-lô, song cứ giữ sự dạy dỗ sai lầm rằng, sự ưa muốn và sự tốt lành dự phần về sự xưng công bình, sự xưng công bình đó lớn lên, công đức chúng ta phải được chú ý đến đâu cũng là công đức của Ðức Chúa Trời, đức tin xưng công bình là một đức tin hành động bởi yêu thương, đức tin là sự cầm giữ thật lời Chúa (và Hội Thánh) dầu thỉnh thoảng thấy Augustin có một phương diện sâu xa về đức tánh hơn. Augustin như làm cái cầu để ta có thể trở lại với Phao-lô hay là tấn tới đến Aquinas. Như Harnack nói đúng: Augustin từng trải một mặt là sự phục hưng cuối cùng của Hội Thánh đầu tiên về lẽ đạo, "chỉ đức tin cứu người," và một mặt giáo phụ làm cho yên lặng về lẽ thật đó hàng ngàn năm sau. Vậy, sự hiểu lầm của Augustin về lẽ đạo Phao-lô, "đức tin làm việc bởi sự yêu thương," có kết quả quan hệ. Ấy thấy rõ trong Concile de Trente họp năm 1547.
Các sách đầu tiên của Luther tỏ rằng hầu hết là từ buổi đầu sự kê cứu kiên nhẫn về vấn đề tôn giáo, thì Luther đã trèo lên đến phương diện của Phao-lô về sự công bình là tin cậy sự thương xót của Ðức Chúa Trời nhờ Ðấng Christ, và được xưng công bình là xưng nhận là công bình vì cớ Ngài, theo sau đó có một việc thật làm cho được công bình. Từ đầu đến cuối đời sống của Luther như một giáo sư tôn giáo, ấy là những phần tử của lẽ đạo người. Loofs viết về năm 1513: Sự tin kính của Luther căn cứ trên những điều đó. Luther bao giờ cũng vững lòng chủ trương phương diện, "được xưng công bình không nhờ công đức" ngang với được sống lại (tức được tái sanh) được nên thánh là nơi trung tâm của sự dạy dỗ Luther về đạo Ðấng Christ. Nhờ sự dạy dỗ của Luther và các nhà cải chính khác, lẽ đạo Tân Ước về sự xưng công bình cứ làm chứng cho đến ngày nay. Trong "Ba mươi chín tín điều" về tôn giáo của Hội Thánh Anh quốc có chép: Chúng ta được kể là công bình trước Ðức Chúa Trời chỉ nhờ công đức của Chúa và Cứu Chúa ta là Jêsus Christ bởi đức tin, chớ không phải bởi việc làm riêng ta hoặc sự xứng đáng của ta; bởi đó ta được xưng công bình chỉ bởi đức tin là một lẽ đạo rất tinh sạch và đầy dẫy sự yên ủi. Wesley cũng hết sức giữ theo lẽ đạo nầy của Phao-lô.
Tiến sĩ Scofield chú thích về sự xưng công bình sau nầy:
Rô-ma 4:2.-- So Gia-cơ 2:24. Ðây là hai mặt của lẽ thật. Phao-lô nói về điều xưng công bình người ở trước mặt Ðức Chúa Trời, tức chỉ đức tin mà thôi, hoàn toàn ngoài việc làm; Gia-cơ luận về chứng cớ ở trước người ta, rằng người nào nhận là có đức tin xưng công bình thật có chứng cớ đó. Phao-lô nói về điều mà Ðức Chúa Trời thấy -- đức tin; Gia-cơ về điều người ta thấy -- việc làm, như là chứng cớ thấy được của đức tin. Phao-lô rút lời trưng dẫn từ Sáng thế ký 15:6; Gia-cơ từ Sáng thế ký 22:1-19. Câu chìa khóa của Gia-cơ là "anh em biết" (Gia-cơ 2:24), vì người ta không thể thấy đức tin trừ ra tỏ rõ bởi việc làm.
Lu-ca 7:44.-- Ví dụ về sự xưng công bình bởi đức tin. Xem bài Tin.
Xa-cha-ri 3:1.-- Ðược minh chứng. Xem bài Trở Lại.
Rô-ma 3:28.-- Sự xưng công bình. Tóm tắt. Sự xưng công bình và sự công bình hiệp một không rời trong Kinh Thánh bởi thực sự rằng cùng lời (dikaios "công bình;" dikaioo, "xưng công bình;") được dùng cho cả hai. Tội nhơn đã tin thì được xưng công bình bởi Ðấng Christ, là Ðấng đã gánh tội lỗi người đó trên thập tự, đã được "làm nên sự công bình cho mình" (I Cô-rinh-tô 1:30). Sự xưng công bình có căn nguyên trong ơn điển (Rô-ma 3:24; Tít 3:4,5); là nhờ công việc cứu thế và chuộc tội của Ðấng Christ, là Ðấng đã làm phu phỉ luật pháp (Rô-ma 3:24,25; 5:9); là bởi đức tin, không phải bởi việc làm (Rô-ma 3:28-30; 4:5; 5:1; Ga-la-ti 2:16; 3:8,24); và có thể định nghĩa như là công việc tư pháp của Ðức Chúa Trời, bởi đó Ngài xưng cách chính đáng người nào tin cậy Chúa Jêsus là công bình. Ấy là chính Quan xét (Rô-ma 3:31-34) đã tuyên ngôn như vậy. Người tín đồ được xưng công bình đã ở trước tòa và đã trắng án.