Sự Yêu thương. Amour ou charité.

        



      Nguyên văn Hy-lạp là Philéo (trên chữ o có dấu -) và agápao (trên chữ o có dấu -). Ða-vít cả Ðức Chúa Trời và loài người, sự yêu thương là nền tảng của tôn giáo chơn chính, hoặc bày tỏ trong Cựu Ước hoặc trong Tân Ước. Chính Chúa Jêsus đã tuyên bố rằng cả luật pháp và lời tiên tri đều nhờ sự yêu thương (Ma-thi-ơ 22:40; Mác 12:28,34). Phao-lô, trong bài ca tuyệt đối của mình về sự yêu thương (I Cô-rinh-tô 13:), lấy sự yêu thương làm điều lớn hơn hết trong các ơn điển của đời sống tín đồ Ðấng Christ -- lớn hơn sự nói các thứ tiếng, lớn hơn ơn nói tiên tri, hoặc có một đức tin xuất chúng; vì không có sự yêu thương mọi ơn tứ và ơn điển đó, dầu nên có và dùng đến, nhưng sẽ không ra gì, chắc không có giá trị vĩnh viễn ở trước mặt Ðức Chúa Trời. Không phải là Ðức Chúa Jêsus hoặc Phao-lô giảm bớt giá của đức tin mà từ đó có các ơn điển, vì ơn điển nầy được công nhận là nền tảng trong sự Ðức Chúa Trời giao tiếp với loài người và loài người giao tiếp với Ðức Chúa Trời (Giăng 6:28; Hê-bơ-rơ 11:6); song Ðức Chúa Jêsus cũng giống Phao-lô, cả hai kể đức tin không được bày tỏ bằng sự yêu thương đối với Ðức Chúa Trời và loài người như vô ích và không ra gì. Vậy sự yêu thương là sự tỏ bày cao trọng nhứt của sự người giao tiếp với Ðấng Tạo hóa và với các đồng loại.
       I. Ðịnh nghĩa.-- Tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp dùng về sự yêu thương có ý bóng và nhiệt độ khác nhau về nghĩa, song có thể tóm tắt trong một định nghĩa như sau nầy: Sự yêu thương, bất cứ dùng cho Ðức Chúa Trời hoặc người, là một sự giao ước mong mỏi chăm chú đến, là sự lo đến cách hoạt động, phần hạnh phúc của nhiều người được yêu. Có nhiều trật và sự tỏ ra khác nhau về sự yêu thương nầy được công nhận trong Kinh Thánh tùy theo những cảnh ngộ và sự quan thiệp của đời sống, tức như sự bày tỏ lòng yêu thương giữa vợ và chồng, cha và con, anh em theo phần xác và tùy theo ơn điển, giữa bạn và kẻ thù, và cuối cùng, giữa người và Ðức Chúa Trời. Song le chẳng nên bỏ quên ý nghĩa nền tảng của sự yêu thương như bày tỏ trong định nghĩa là chẳng bao giờ không có trong những tình nghĩa kể trên của đời sống, dầu sự tỏ ra có thể khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sự quan thiệp. Cuộc hội đàm của Ðấng Christ với Sứ đồ Phi-e-rơ trên bờ biển Ti-bê-ri-át (Giăng 21:15-18) đặt trước mặt chúng ta một phương pháp tốt đẹp và nghĩa bóng khác nhau như ta thấy trong Tân Ước nguyên văn Hy-lạp của Philéo (trên chữ o có dấu -) và agapao (trên chữ o có dấu -). Trong câu hỏi của Ðấng Christ, "Ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng?" động từ Hy-lạp agapás chỉ về sự yêu thương cao trọng và hoàn toàn nhứt, chỉ một sự quyết định rõ về ý muốn và phán đoán, và thuộc đặc biệt về phạm vi của sự khải thị Ðức Chúa Trời. Trong lời đáp Phi-e-rơ thế cho bằng chữ Philo (trên chữ o có dấu -) nghĩa về sự yêu thương tự nhiên của người, với cảm giác mạnh mẽ, hoặc tình cảm, và chẳng bao giờ dùng trong Kinh Thánh để chỉ sự yêu thương của người đối với Ðức Chúa Trời. Vậy, dầu lời đáp của Phi-e-rơ tỏ một tình yêu thương kém hơn, khi so sánh với sự yêu thương ở trong lời nói của Ðấng Christ, nhưng Phi-e-rơ tin ít nhứt cũng có sự yêu thương như thế đối với Chúa mình.
       II. Sự yêu thương của Ðức Chúa Trời.-- Trước nhứt trong sự suy xét về vấn đề "yêu thương," là sự yêu thương của Ðức Chúa Trời, -- "Ngài tức là sự yêu thương, và từ Ngài mà có sự yêu thương. Sự yêu thương của Ðức Chúa Trời, thật là cả bổn thể Ngài, "Vì Ðức Chúa Trời là sự yêu thương" -- dẫn Ngài đến sự tỏ chính Ngài bằng danh từ yêu quí đối với các vật thọ tạo Ngài, và bày tỏ cách hoạt động sự chăm lo và yêu thương trong các việc bởi sự săn sóc và sự tự hy sinh cho những kẻ mà Ngài yêu thương. "Ðức Chúa Trời là sự yêu thương" (I Giăng 4:8,16), đúng như Ngài thật là "sự sáng" (1:5), lẽ thật (1:6), và "Thần" (Giăng 4:24). Thần linh và sự sáng đều là những danh từ của Bổn thể Ngài. Không phải Ðức Chúa Trời chỉ yêu thương, song là sự yêu thương; ấy là chính bổn tánh Ngài, và Ngài ban bổn tánh đó để làm phạm vi mà con cái Ngài ở, vì "ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Ðức Chúa Trời, và Ðức Chúa Trời ở trong người ấy" (I Giăng 4:16). Ðạo Ðấng Christ là tôn giáo duy nhứt bày tỏ Ðấng Chí tôn là sự yêu thương. Trong các tôn giáo ngoại bang Ngài được tỏ ra là một Ðấng hay giận dữ và cần phải làm cho nguôi cơn giận.
       1. Những đích của sự yêu thương của Ðức Chúa Trời.-- Ðích của sự yêu thương của Ðức Chúa Trời thứ nhứt là Con của chính Ngài, tức Jêsus Christ (Ma-thi-ơ 3:17; 17:5; Lu-ca 20:13; Giăng 17:24). Chúa Con dự phần trong sự yêu thương của Chúa Cha trong một nghĩa duy nhứt; "Ngài là kẻ ta chọn lựa, là kẻ mà linh hồn ta lấy làm đẹp lòng" (Ê-sai 42:1). Có một sự yêu thương vĩnh viễn giữa Chúa Con và Chúa Cha -- Chúa Con là căn nguyên và là đích vĩnh viễn của sự yêu thương Chúa Cha (Giăng 17:24). Nếu sự yêu thương của Ðức Chúa Trời là vĩnh viễn ắt cũng phải có đích vĩnh viễn, bởi đó Ðấng Christ là ngôi vĩnh viễn.
       Ðức Chúa Trời yêu những kẻ tin đến Con Ngài với sự yêu thương đặc biệt. Những kẻ hiệp một bởi đức tin và sự yêu thương với Ðấng Christ là khác với những kẻ không được hiệp một như thế, những đích đặc biệt do sự yêu thương của Ðức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán: "Cha đã yêu thương họ, như Cha đã yêu thương Con" (Giăng 17:23). Ðấng Christ đã trưng dẫn đến thực sự rằng đúng như các môn đồ đã tiếp nhận cách đối đãi của thế gian mà Ngài đã nhận, cũng vậy môn đồ đã nhận từ Cha cũng sự yêu thương mà chính Ngài đã nhận. Họ không phải là ở vòng ngoài sự yêu thương của Ðức Chúa Trời, song chính ở điểm trung tâm. "Vì chính Cha yêu thương các ngươi nhơn các ngươi đã yêu mến ta" (Giăng 16:27). Tại đây, philéo (trên chữ o có dấu -) được dùng trong sự yêu thương chỉ về sự yêu thương của Ðức Chúa Trời như là Cha cho các tín đồ trong Ðấng Christ Con Ngài. Ấy thật là sự yêu thương trong một hình thức càng nhiệt liệt hơn là sự yêu thương dùng cho thế gian (Giăng 3:16).
       Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian (Giăng 3:16, so I Ti-mô-thê 2:4; I Phi-e-rơ 3:9). Ấy là một lẽ thật lạ lùng khi ta thấy rằng thế gian nầy là thế nào, một thế gian tội lỗi và hư hoại. Ấy là một lẽ thật khiến Ni-cô-đem kinh ngạc mà học, vì Ni-cô-đem vốn có ý rằng Ðức Chúa Trời chỉ yêu dân Do-thái thôi. Ðối với Ni-cô-đem, trong ý hẹp hòi riêng của người loan báo thực sự rằng Ðức Chúa Trời yêu thương cả thiên hạ thì rất đỗi ngạc nhiên. Ðức Chúa Trời đã yêu thế giới tội nhơn hư mất và bị hại bởi sự sa ngã. Dầu thế gian "yếu đuối," "bất tin kính," "không có sức," "tội lỗi" (Rô-ma 5:6-8), "chết vì lầm lỗi và tội ác" (Ê-phê-sô 2:1), và không công bình, song Ðức Chúa Trời yêu thương đến nỗi Ngài đã ban Con một của Ngài để cứu thế gian vậy. Nguyên thủy của sự cứu chuộc người là ở trong tình yêu thương và ơn thương xót của Ðức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:4). Song sự yêu thương còn hơn lòng thương xót hoặc tình thương; vì sự yêu thương là hoạt động và tự đồng nhất với đích mình. Sự yêu thương của Ðức Chúa Trời là Cha trên trời về những con cái trở lại lưu lạc được bày tỏ cách tốt đẹp trong ví dụ người con hoang đàng (Lu-ca 15). Cũng không nên quên rằng Ðức Chúa Trời không những chỉ yêu thương cả thế gian, song mỗi cá nhơn trong đó; ấy là yêu thương đặc biệt và chung (Giăng 3:16, "Hễ ai;" Ga-la-ti 2:20, "đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi").
       2. Những sự tỏ ra tình yêu thương của Ðức Chúa Trời.-- Sự yêu thương Chúa được bày tỏ vì lo liệu những sự cần dùng về phần xác thịt, trí khôn, đạo đức, và thuộc linh của dân Ngài (Ê-sai 48:14,20,21; 62:9-12; 63:3,12). Trong những khúc Kinh Thánh nầy thấy Ðức Chúa Trời bày tỏ quyền phép Ngài cho dân sự Ngài trong thời kỳ ở đồng vắng và thời làm phu tù, Ngài dẫn họ, nuôi nấng, mặc cho, dắt họ, và che chở khỏi mọi kẻ thù nghịch. Sự yêu thương của Ngài lại được tỏ ra trong cảm tình với dân Ngài, sự buồn rầu và sự khốn khó họ (Ê-sai 63:9); Ngài cũng chịu đau đớn trong sự khốn khổ họ, quyền lợi họ là của Ngài; Ngài không phải là kẻ thù song là bạn hữu thật, dầu rằng đối với họ, dường như Ngài giáng sự đau khổ trên họ, hoặc không lo đến. Ngài không lúc nào quên họ trong mọi sự thử thách. Họ tưởng Ngài thật quên; họ nói "Ðức Chúa Trời đã quên chúng tôi," "Ðức Chúa Trời há quên làm ơn sao?" Song không phải; "Ðờn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đờn bà quên con mình ta cũng chẳng quên ngươi. Nầy ta đã chạm ngươi trong lòng bàn tay ta" (Ê-sai 49:15). Sự yêu thương Ngài dường như không có trong lúc sửa phạt dân sự, sự sửa phạt đó thường là cớ cho sự hiện diện tình yêu thương Ngài vì "Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt" (Hê-bơ-rơ 12:6-11). Quở trách và sửa phạt cách yêu thương có khi cần cho sự lớn lên trong sự thánh khiết và công bình. Sự cứu chuộc chúng ta khỏi tội là qui về sự yêu thương lạ lùng của Ðức Chúa Trời; "Chúa đã yêu thương linh hồn tôi, đem nó ra khỏi hầm hư nát; vì Chúa đã ném mọi tội lỗi tôi ra sau lưng Ngài" (Ê-sai 38:17; so Thi Thiên 50:21; 90:8). Ê-phê-sô 2:4 bày tỏ một phương pháp lạ lùng thế nào sự cứu chuộc hoàn toàn của ta lưu xuất từ sự thương xót và yêu thương của Ðức Chúa Trời. Nhưng "Ðức Chúa Trời là Ðấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Ðấng Christ," v.v.. Ấy là sự yêu thương của Chúa Cha mà ta được một chỗ ở trong nước trên trời (Ê-phê-sô 2:6-8). Song sự tỏ ra cao cả của tình yêu thương Ðức Chúa Trời như bày tỏ trong Kinh Thánh, ấy được tỏ ra trong sự ban cho Con độc sanh của Ngài chết vì tội lỗi cả thế gian (Giăng 3:16; Rô-ma 5:6,7; I Giăng 4:9), và bởi Ngài các con cái loài người có tội song ăn năn thì được đem vào gia đình Ðức Chúa Trời và nhận sự làm con nuôi (I Giăng 3:1; Ga-la-ti 4:4-6). Không có sự gì ở trên trời hoặc dưới đất hoặc địa ngục, đã dựng nên, hoặc chưa dựng nên, hoặc còn được dựng nên, không thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Ðức Chúa Trời trong Chúa Jêsus Christ (Rô-ma 8:37).
       III. Sự yêu thương của người.-- 
             1. Nguồn sự yêu thương của người. Bất cứ sự yêu thương nào có trong người, hoặc đối với Ðức Chúa Trời, hoặc đối với người đồng loại, đều bắt nguồn nó từ Ðức Chúa Trời. "Sự yêu thương là Ðức Chúa Trời, kẻ nào yêu thì sanh từ Ðức Chúa Trời và nhìn biết Ðức Chúa Trời là sự yêu thương" (I Giăng 4:7). "Chúng ta yêu vì Chúa đã yêu chúng ta trước" (I Giăng 4:19). Trench khi luận về agape (trên chữ e có dấu -) nói rằng ấy là một lời sanh ra trong lòng dạ của một tôn giáo được khải thị. Những văn sĩ ngoại đạo không dùng đến, chữ dùng nhứt là philanthrop'ia hoặc philadelphia chỉ sự yêu thương giữa những người cùng một dòng huyết thống. Sự yêu thương trong lòng người là sự thai nghén từ sự yêu thương Ðức Chúa Trời chỉ lòng đổi mới có thể thật nghe như Ðức Chúa Trời yêu thương; đối với hình thức cao trọng hơn sự yêu thương đó, người chưa được tái sanh không thể nói mình có (I Giăng 4:7,19,21; 2:7-11; 3:10; 4:11). Người đã được tái sanh có thể thấy được người đồng loại như Ðức Chúa Trời thấy mình, định giá trị người đồng loại như Ðức Chúa Trời định giá trị mình, không phải vì cớ người là gì; bởi tội lỗi và sự không yêu thương của mình, song vì cớ người đó có thể nhờ Ðấng Christ, mà trở nên thế nào; người thấy chơn giá trị của người và sự có thể được trong Ðấng Christ (II Cô-rinh-tô 5:14-17). Sự yêu thương nầy cũng tạo nên trong lòng người bởi Ðức Thánh Linh (Rô-ma 5:5), và là một trái của Ðức Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22). Ấy cũng được thúc giục bởi gương sáng của Chúa Jêsus Christ là Ðấng, hơn người nào khác, tỏ ra cho thế gian tinh thần và bổn tánh của sự yêu thương chơn thật (Giăng 13:34; 15:12; Ga-la-ti 2:20; Ê-phê-sô 5:25-27; I Giăng 4:9).
             2. Những đích của sự yêu thương người.-- Ðức Chúa Trời phải là đích thứ nhứt và cao cả của sự yêu thương người, Ngài phải được yêu mến cách hết lòng, trí khôn, linh hồn và sức lực (Mác 12:30; Mác 12:29-34). Trong khúc cuối cùng lời khuyên về sự yêu thương cao trọng đối với Ðức Chúa Trời có quan thiệp với lẽ đạo về sự hợp nhứt của Ðức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 6:4) vì Ngôi vị là một và không chia rẽ được, cũng vậy sự yêu thương của ta đối với Ngài cũng không chia rẽ được. Sự yêu thương của ta đối với Ðức Chúa Trời được tỏ nhiều hơn chỉ là một sự âu yếm hoặc tình c?ảm, cũng là cái gì tự mình tỏ ra, không những chỉ trong sự vâng phục các điều răn của Ðức Chúa Trời đã cho biết, song cũng trong sự che chở và binh vực điều răn đó và trong sự tìm biết càng nhiều hơn về ý muốn Ðức Chúa Trời hầu để bày tỏ sự yêu thương đối với Ðức Chúa Trời trong sự vâng phục hoàn toàn hơn (so Phục truyền luật lệ ký 10:12). Những kẻ nào yêu Ðức Chúa Trời sẽ ghét sự dữ và mọi hình thức của thế gian như bày tỏ ra trong sự tránh mê tham của mắt, mê tham của xác thịt và kiêu ngạo của đời (Thi Thiên 97:10; I Giăng 2:15-17). Bất cứ điều gì ở xung quanh kéo linh hồn người xây bỏ Ðức Chúa Trời và sự công bình Ngài, thì con cái Ðức Chúa Trời phải tránh xa, Ðấng Christ, vì là Ðức Chúa Trời cũng đòi chiếm nơi thứ nhứt trong sự yêu thương, Ngài phải được chọn trước cha hoặc mẹ, cha hoặc con, chị hoặc em hoặc bạn (Ma-thi-ơ 10:35-38; Lu-ca 14:26). Chữ "ghét" trong các khúc nầy không có nghĩa là ghen ghét như ta thường dùng hiện nay. Ấy cũng được dùng trong nghĩa mà Gia-cốp nói là đã "ghét" Lê-a (Sáng thế ký 29:31) tức là Gia-cốp yêu nàng kém hơn Ra-chên; Gia-cốp "thương yêu Ra-chên hơn Lê-a" (Sáng thế ký 29:30). Yêu thương Ðấng Christ trên cả là điều thử thách của sự làm môn đồ chơn thật (Lu-ca 14:26) và một dấu không thất bại của kẻ được chọn (I Phi-e-rơ 1:8). Ta tỏ rằng ta thật là con Ðức Chúa Trời bởi cách yêu Con Ngài (Giăng 8:42). Cuối cùng không có sự yêu thương đó có nghĩa là cách xa vĩnh viễn vậy (I Cô-rinh-tô 16:22).
       Người cũng phải yêu người đồng loại. Sự yêu thương anh em là kết quả tự nhiên của sự yêu thương từ cha, vì "bởi đó người ta nhận biết con cái Ðức Chúa Trời và con cái ma quỉ; ai chẳng làm điều công bình là không thuộc về Ðức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy" (I Giăng 3:10). "Vì có ai nói rằng: Ta yêu Ðức Chúa Trời mà lại ghét anh em mình thì là kẻ nói dối, vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy thì không thể yêu Ðức Chúa Trời mình chẳng thấy được" (4:20). "Ai yêu Ðức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình" (câu 21). Thật ta phải yêu người đồng loại là như "chính mình" vậy (Ma-thi-ơ 22:39) tùy theo sự giữ luật pháp cách nghiêm nhặt. Dầu vậy, Ðấng Christ đã đặt ở trước các kẻ theo Ngài một gương sáng cao hơn sự đó, Tùy theo sự dạy dỗ của Chúa Jêsus ta phải thế vào tiêu chuẩn nầy: "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy." (Giăng 13:34). Sự bày tỏ tình yêu thương về tính cách nầy đối với người đồng loại là bằng cớ sự làm môn đồ chơn thật. Có thể gọi là sự tổng kết của bổn phận ta đối với người đồng loại, vì "sự yêu thương chẳng hề làm hại lẻ lân cận; vậy yêu thương là sự làm trọn luật pháp" "vì ai yêu kẻ lân cận mình ấy là đã làm trọn luật pháp," (Rô-ma 13:8,10). Những đức tánh của sự yêu thương mà tỏ ra đối với người đồng loại được chép rất hay trong I Cô-rinh-tô 13:. Tình yêu thương hay nhịn nhục, chẳng ghen tị, chẳng kiêu ngạo, chẳng khoe mình, chẳng làm điều trái phép; chẳng ưa sự dữ, song chăm chỉ làm điều lành; không vui về sự sa ngã của kẻ thù hoặc kẻ ganh đua song vui đón chào sự thành công của người đó, tình yêu thương hy vọng, tin cậy, và nín chịu -- vì như vậy không có luật pháp vì không cần và tự làm trọn luật pháp.
       Cũng không nên bỏ qua lời Chúa dặn các con cái Ngài phải yêu những kẻ thù mình, những kẻ nói xấu mình, những kẻ bắt bớ mình (Ma-thi-ơ 5:43-48). Họ không được lấy ác trả ác, song trái lại lấy phước lành. Sự yêu thương của môn đồ Ðấng Christ phải được tự tỏ ra trong sự cung cấp điều cần dùng, không những cho bạn mà thôi. (I Giăng 3:16-18), song cũng cho kẻ thù nữa (Rô-ma 12:20).
       Sự yêu thương của chúng ta không phải "giả hình" (Rô-ma 12:9) không có sự giả xưng nào; không phải chỉ là điều nói bằng lời hoặc lưỡi, song là một sự thực nghiệm thật sẽ được bày tỏ trong sự hầu việc người. "Hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau" (Ga-la-ti 5:13). Có sự minh chứng lạ lùng nào để thi hành sự yêu thương hơn là cách Chúa ta đã tỏ ra trong sự rửa chơn các môn đồ như thấy trong Giăng 13: không? Sự yêu thương gánh bịnh tật kẻ yếu, không tìm lợi riêng, song tìm hạnh phúc cho kẻ khác (Rô-ma 15:1-3; Phi-líp 2:21; Ga-la-ti 6:2; I Cô-rinh-tô 10:24), sự yêu thương nhường những điều mà tự mình là vô tội song dầu vậy có thể trở nên hòn đá vấp phạm cho kẻ khác (Rô-ma 14:15,21); sự yêu thương vui lòng tha thứ thiệt hại (Ê-phê-sô 4:32), và cho kẻ khác chỗ tôn trọng (Rô-ma 12:10). Còn gì thiết yếu hơn là có sự yêu thương như thế? Ấy là làm trọn luật pháp Chúa (Giăng 2:8) và đặt trên mọi sự gì khác (Cô-lô-se 3:14). Sự yêu thương là dây buộc giữ lại mọi ơn điển khác của đời sống tín đồ nguyên chỗ (Cô-lô-se 3:14) bởi sự sở đắc tình yêu thương như thế ta biết ta đã từ sự chết qua sự sống (I Giăng 3:14), và ấy là sự thử thách cao cả xem ta có ở trong Ðức Chúa Trời và Ðức Chúa Trời ở trong ta không (I Giăng 4:12,16).
       Tiến sĩ Scofield chú thích về sự yêu thương:
       I Cô-rinh-tô 12:31.-- Xem bài Nói Tiên Tri.
       I Cô-rinh-tô 13.-- Ðoạn 13: còn tiếp ơn ban cho thuộc linh khởi sự trong đoạn 12:. Những ơn tứ đều là tốt lành song cần được tình yêu thương cai trị (13:1,2). Sự phúc đức là tốt, song không ngoài tình yêu thương (13:3). Tình yêu thương được mô tả (13:4-7). Tình yêu thương tốt hơn sự thông biết chưa trọn vẹn của ta hiện nay (13:8-12), và lớn hơn cả đức tin và sự trông cậy (câu 13).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.