Là một sự hành hại mà Ðức Chúa Trời giáng xuống để hình phạt tội lỗi. Trong hầu hết các lần chép trong Kinh Thánh, sự hành hại là một bịnh thời khí hoặc thứ bịnh khác, song cũng có thể là một sự đoán phạt có tính cách khác. Một bịnh tật dùng làm tai vạ không cần phải là phép lạ. Bịnh tật nào mà Ðức Chúa Trời lấy làm sự hình phạt vi phạm đến luật hoặc phần thân thể, hoặc phần trí não có thể gọi là tai vạ, nếu việc đó có tính cách đạo đức. Dầu bịnh tật đó sanh ra bởi không biết phép vệ sinh và bởi phạm đến cõi thiên nhiên, mà không có ý ác và có lẽ không quan hệ với phần đạo đức, song ở trong tay Ðức Chúa Trời có thể trở nên một đồ dùng để hình phạt kẻ làm dữ, vì Ðức Chúa Trời đã định trước và sắp đặt thời gian và nơi nào phải xảy ra để phạt vậy. Ðều gọi bằng tiếng Anh cho rõ hơn, tai vạ là một thứ bịnh hoàng nhiệt (typhus), sanh ra bởi không cẩn thận về vệ sinh, phát khởi tại Caire, trong Ai-cập và lan đến Sy-ri và Tiểu A-si cùng các miền phụ cận. Có lẽ trong các đời trước thường dùng làm một roi sửa phạt.
Tai vạ thứ nhứt trong Kinh Thánh, giáng trên Pha-ra-ôn, đồng thời với Áp-ra-ham, cốt để che chở Sa-ra, vợ của tổ phụ vậy (Sáng thế ký 12:17). Về Mười tai vạ, xem bài dưới. Một tai vạ giáng trên dân Y-sơ-ra-ên khi họ đúc và thờ tượng bò con vàng (Xuất Ê-díp-tô ký 32:35); một tai vạ khác giáng xuống vì cớ dâng sự lằm bằm về cách Ðức Chúa Trời chăn nuôi họ (Dân số ký 11:33,34); một tai vạ khác giết các thám tử đã thuật lại cách giả dối về xứ (14:37); tai vạ khác hành hại dân sự vì đã lằm bằm về sự sửa phạt công bình những kẻ phản loạn là Cô-rê, Ða-than, và A-bi-ram. Trong lần nầy có 14.700 người thiệt mạng (16:46-50). Tai vạ khác giáng trên dân sự vì tội thờ hình tượng và tà dâm tại Ba-anh Phê-ô, 24.000 người chết (25:9; Giô-suê 22:17; Thi Thiên 106:29,30). Sự hành hại bằng bịnh trĩ lậu trên người Phi-li-tin cũng gọi là tai vạ (I Sa-mu-ên 6:4). Sau đó, có một tai vạ hoặc ôn dịch, trong đó có 70.000 người chết theo sau sự tu bổ dân sự Ða-vít (II Sa-mu-ên 24:13-25; I Sử ký 21:12-30). Có một tai vạ ngăm đe giáng trên Giô-ram, vua Giu-đa và dân sự (II Sử- ký 21:14,15).
Có khi tai vạ dùng để chỉ về bịnh không phải là bịnh thời khí, như có chỗ dùng chỉ về sự mất huyết (Mác 5:29,34), về bịnh phung trên cá nhơn (Lê-vi ký 13:3,5,6), và cả đến vít mốc ở trên tường nhà nào ẩm thấp (14:35).