Ấy chỉ về người Y-sơ-ra-ên tan lạc trong các xứ khác, ngoài xứ riêng họ (Giê-rê-mi 25:34, Hê-bơ-rơ tức diaspora). Sự tan lạc được dùng để hăm dọa như một hình phạt, nếu dân sự lìa bỏ luật pháp Môi-se (Lê-vi ký 26:33-37; Phục truyền luật lệ ký 4:27,28; 28:64-68). Sự phu tù của mười chi phái và của hai thuộc nước Giu-đa đều giúp đỡ rất nhiều sự ứng nghiệm các lời tiên tri đó: và toàn thể mười chi phái chẳng bao giờ được lập lại trong xứ mình, và về hai chi phái có một phần lớn ưng ở lại miền họ bị bắt hơn là về xứ thuộc riêng mình. Có một cuộc di dân lớn về người Do-thái xảy ra trong các thành thị của đế quốc Alexandre le Grand, và ở trong các nước Ai-cập và Sy-ri, v.v. và sau phân rẽ nhau; kế đó, khi đế quốc La-mã cầm quyền trên các miền nầy, những đoàn thực dân của người Do-thái tìm những chỗ quan hệ mà kiều ngụ. Philon dữ lại một bức thơ củaạ c-ríp-ba gởi cho hoàng đế Caligula, trong đó nói: "Giê-ru-sa-lem chẳng những là kinh đô của xứ Do-thái, song vì những đoàn thực dân cũng là của nhiều xứ khác nữa. Các đoàn thực dân nầy được phái đi nhằm dịp tiện xứng hợp trong các miền lân cận xứ Ai-cập, Phê-ni-xi Coele-Sy-ri, và người đi xa hơn dời đến Bam-phi-li, Si-ly-si và phần lớn cõi Tiểu A-si, đến tận Bi-thi-ni và các nơi xa thẳm ở Bông. Cũng như thế, trong Âu châu: Thessaly, Boeotia, Ma-xê-đoan, AEtolia, Argos, Cô-rinh-tô và các phần đẹp đẽ nhứt của Pelo-ponesus. Không những chỉ trong lục địa có các hội dân Y-sơ-ra-ên, song cũng ở trên các đảo quan hệ Euboea, Chíp-rơ, Cơ-rết. Và tôi không nói gì về các xứ bên kia sông Ơ-phơ-rát, vì hết thảy các xứ đó, trừ mấy chỗ không quan hệ, Ba-by-lôn và các nước chư hầu gồm các miền phong phú xung quanh, đều có người Do-thái kiều ngụ." Như vậy, sự tan lạc, với các nhà hội và lẽ đạo, được thấy trong thế gian bấy giờ biết đến. Bởi ơn điển định trước của Ðức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên trở nên hột giống đã gieo cho một mùa gặt trong các xứ ngoại bang họ kiều ngụ (I Phi-e-rơ 1:1; Gia-cơ 1:1). Vậy, bởi những kết quả bề ngoài lẫn bề trong, giữa vòng dân ngoại và chính người Do-thái, thấy rất rõ sự tan lạc là điều Chúa bởi sự định trước sắm sẵn để cho đạo Tin lành được truyền rộng trong khắp thế gian hồi bấy giờ (Công vụ các sứ đồ 2:5-11).
Tan lạc. Dispersion.
Ấy chỉ về người Y-sơ-ra-ên tan lạc trong các xứ khác, ngoài xứ riêng họ (Giê-rê-mi 25:34, Hê-bơ-rơ tức diaspora). Sự tan lạc được dùng để hăm dọa như một hình phạt, nếu dân sự lìa bỏ luật pháp Môi-se (Lê-vi ký 26:33-37; Phục truyền luật lệ ký 4:27,28; 28:64-68). Sự phu tù của mười chi phái và của hai thuộc nước Giu-đa đều giúp đỡ rất nhiều sự ứng nghiệm các lời tiên tri đó: và toàn thể mười chi phái chẳng bao giờ được lập lại trong xứ mình, và về hai chi phái có một phần lớn ưng ở lại miền họ bị bắt hơn là về xứ thuộc riêng mình. Có một cuộc di dân lớn về người Do-thái xảy ra trong các thành thị của đế quốc Alexandre le Grand, và ở trong các nước Ai-cập và Sy-ri, v.v. và sau phân rẽ nhau; kế đó, khi đế quốc La-mã cầm quyền trên các miền nầy, những đoàn thực dân của người Do-thái tìm những chỗ quan hệ mà kiều ngụ. Philon dữ lại một bức thơ củaạ c-ríp-ba gởi cho hoàng đế Caligula, trong đó nói: "Giê-ru-sa-lem chẳng những là kinh đô của xứ Do-thái, song vì những đoàn thực dân cũng là của nhiều xứ khác nữa. Các đoàn thực dân nầy được phái đi nhằm dịp tiện xứng hợp trong các miền lân cận xứ Ai-cập, Phê-ni-xi Coele-Sy-ri, và người đi xa hơn dời đến Bam-phi-li, Si-ly-si và phần lớn cõi Tiểu A-si, đến tận Bi-thi-ni và các nơi xa thẳm ở Bông. Cũng như thế, trong Âu châu: Thessaly, Boeotia, Ma-xê-đoan, AEtolia, Argos, Cô-rinh-tô và các phần đẹp đẽ nhứt của Pelo-ponesus. Không những chỉ trong lục địa có các hội dân Y-sơ-ra-ên, song cũng ở trên các đảo quan hệ Euboea, Chíp-rơ, Cơ-rết. Và tôi không nói gì về các xứ bên kia sông Ơ-phơ-rát, vì hết thảy các xứ đó, trừ mấy chỗ không quan hệ, Ba-by-lôn và các nước chư hầu gồm các miền phong phú xung quanh, đều có người Do-thái kiều ngụ." Như vậy, sự tan lạc, với các nhà hội và lẽ đạo, được thấy trong thế gian bấy giờ biết đến. Bởi ơn điển định trước của Ðức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên trở nên hột giống đã gieo cho một mùa gặt trong các xứ ngoại bang họ kiều ngụ (I Phi-e-rơ 1:1; Gia-cơ 1:1). Vậy, bởi những kết quả bề ngoài lẫn bề trong, giữa vòng dân ngoại và chính người Do-thái, thấy rất rõ sự tan lạc là điều Chúa bởi sự định trước sắm sẵn để cho đạo Tin lành được truyền rộng trong khắp thế gian hồi bấy giờ (Công vụ các sứ đồ 2:5-11).