Tham lam. Convoitise.

      


      Tham lam gồm có ba nghĩa: 
       (1) Lấy của phi nghĩa (Xuất Ê-díp-tô ký 18:21; Ê-xê-chi-ên 33:31). 
       (2) Muốn có nhiều hơn điều mình có, cách quá lẽ (Lu-ca 12:15; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:5). 
       (3) Ham tiền bạc quá lẽ (Lu-ca 16:14; II Ti-mô-thê 3:2; I Ti-mô-thê 6:10; mặt trái xem Hê-bơ-rơ 13:5).
       Tham của có kể vào trong hàng mười điều răn. Vậy biết tham lam cũng là một tội nặng (Xuất Ê-díp-tô ký 20:18; Phục truyền luật lệ ký 5:21). A-can phạm tội đó, cả nhà bị diệt (Giô-suê 7:16-26). Cựu Ước thường nói tới cái hại tham của (Thi Thiên 10:3; 119:36; Châm Ngôn 10:19; 21:26; 28:19,22; Ê-sai 57:17; Giê-rê-mi 51:13; Mi-chê 2:2; Ha-ba-cúc 2:9). Chúa Jêsus hằng trách người tham của; nhứt là đối với người Pha-ri-si, Ngài càng trách nặng hơn (Lu-ca 16:14). Ngài lại phán: "Tà dâm, tham lam, hung ác hết thảy những điều xấu xa ấy ra từ trong lòng" (Mác 7:22). Ngài có răn dạy mọi người rằng: phải giữ mình, thớ tham lam (Lu-ca 12:15). Phao-lô nói: "Sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác" (I Ti-mô-thê 6:10). Lại nói: Tham lam và thờ hình tượng cũng cùng một tội (Ê-phê-sô 5:3-5; Cô-lô-se 3:5; Rô-ma 1:29; I Cô-rinh-tô 6:10). Trong Hội Thánh, có khi có kẻ "Bởi lòng tham lam, lấy lời dối trá khoét anh em" (II Phi-e-rơ 2:3). Vậy, chỉ những người không tham lam mới được làm chức giám mục (I Ti-mô-thê 3:3). Phao-lô nói mình giảng đạo không hề tham của (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:5; Công vụ các sứ đồ 20:33; II Cô-rinh-tô 2:17; 7:2; 12:17). Lại nói: "Nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam" (Rô-ma 7:7).
       Những gương xấu về tham lam là: A-can (Giô-suê 7:), Sau-lơ (I Sa-mu-ên 15:9,19), Giu-đa (Ma-thi-ơ 26:14,15), A-na-nia và Sa-phi-ra (Công vụ các sứ đồ 5:1-11), Ba-la-am (II Phi-e-rơ 2:15 với Giu-đe 11).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.