Tháng. Mois.

        


      Trong xứ Ai-cập, người Y-sơ-ra-ên đã quen với một năm, 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cộng thêm 5 ngày để hiệp đúng với năm dương lịch là 365 ngày, và trong truyện Nước lụt những tháng được tính là 30 ngày (Sáng thế ký 7:11,24; 8:3,4). Dầu vậy, người Hê-bơ-rơ sau đó có dùng âm lịch. Ðiều đó có thể thấy bởi: 
       (1) Hai lời chỉ về tháng dùng với ngày trăng mới và thời gian tuần hoàn của mặt trăng, và chỉ về độ vốn có trước; 
       (2) bởi những khúc như Sáng thế ký 1:14; Thi Thiên 104:19; 
       (3) bởi sự dữ ngày trăng mới bởi các của lễ đặc biệt cho Ðức Giê-hô-va (Dân số ký 10:10; 28:11-14; II Sử ký 2:4); và 
       (4) Sự tương hợp giữa lễ Vượt qua bao giờ cũng cử hành vào chiều tối ngày 14 tháng đó và ngày trăng tròn (Thi Thiên 81:3-5). Xem bài Năm. Thời gian hồi chuyển của mặt trăng tính trung bình là 29 và 30 ngày thay đổi nhau. Dầu vậy khi nói về một tháng thường chỉ 30 ngày (so Dân số ký 20:29; Phục truyền luật lệ ký 34:8 với 21:13). Những tháng thường được phân biệt bởi số. Mỗi tháng đều có tên gọi riêng, như tháng giêng gọi là tháng lúa trỗ (Xuất Ê-díp-tô ký 12:2,18; 13:4), hoặc tháng Nisan (Ê-xơ-tê 3:7), tháng hai là tháng Xip (I Các vua 6:1), tháng ba là tháng Si-van (Ê-xơ-tê 8:9), tháng tư là tháng Tham-mu (Ê-xê-chi-ên 8:14); tháng năm là tháng Ab (Xa-cha-ri 7:3); tháng sáu là tháng Ê-lun (Nê-hê-mi 6:15); tháng bảy là tháng Ê-tha-ninh (I Các vua 8:2); tháng tám là tháng Bu-lơ (I Các vua 6:38; tháng chín là tháng Kít-lơ (Nê-hê-mi 1:1; Xa-cha-ri 7:1), tháng mười là tháng Tê-bết (Ê-xơ-tê 2:16); tháng mười một là tháng Shebat (Xa-cha-ri 1:11); tháng mười hai là tháng A-đa (Ê-xơ-tê 3:7). Ba năm lại có một tháng nhuần. Ban đầu không chia ra tháng đủ và tháng thiếu, sau thì cho 29 ngày là tháng thiếu 30 ngày là tháng đủ. Xem bài Niên Lịch.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.