Thế gian. Monde.

       



      Thế gian như được biết đến trong thời Môi-se là nhỏ (Sáng thế ký 10:). Ở phía Nam thế gian lan rộng từ các núi ở phía Ðông vịnh Ba-tư cho đến sông Ni-lơ, và ở phía Bắc từ biển Lý-hải (Caspienne) cho đến các đảo Hy-lạp: nói cách khác, là đo được chừng 2250 cây số từ Ðông sang Tây, và 1350, hoặc gồm cả phía Nam A-ra-bi chừng 2250 cây số từ Bắc chí Nam. Diện tích là chừng 5.850.000 cây số vuông; song phần lớn của mặt đất được bao phủ bởi biển. Lịch sử chép trong Kinh Thánh và những biến động lớn trong sử ký thế gian đều xảy ra trong phía Bắc.
       Trong thời kỳ Cựu Ước, hết thảy những giới hạn nầy không có thay đổi, mặc dầu chơn trời địa dư có mở rộng chút ít. Mê-đi và Ba-tư có đạt tới một địa vị quan hệ trước khi mãn thời kỳ nầy, và tỏ ra như trước chưa từng thấy, và giữ địa vị thứ nhứt giữa các nước. Ấn-độ trở nên một giới hạn (Ê-xơ-tê 1:1). Ðã biết rằng có xứ Si-ni (Ê-sai 49:12). Ở phía Tây Phi-châu đã có đoàn tàu của Pha-ra-ôn Nê-cô đi vòng quanh song không thêm sự hiểu biết về mặt địa dư. Những người thủy thủ không hoàn thành ý nghĩa công cuộc mình. Họ đã mất hơn hai năm, và đối với họ điều đáng chú ý nhứt dường là mặt trời mọc lên phía tay trái họ khi đi thuyền xuống phía Nam từ Ai-cập, và mọc lên từ phía tay mặt trước khi họ trở về. Tại Ý-đại-lợi và trên bờ đối ngang Phi-châu, dân cư được thêm lên và nền văn minh được mở mang từ từ; song những thực sự đó khi thấu đến tai người phương Ðông, và ấy chỉ là theo lời thuật lại các con buôn. Gần cuối thời Cựu Ước, nước Hy-lạp mới xuất hiện từ bóng tối chống cự mãnh liệt với người Ba-tư.
       Alexandre le Grand chinh phục cả thế gian. Người mở rộng địa giới ở phía Ðông và thêm nhiều sự hiểu biết địa dư, kéo binh qua Oxus mà tới xứ Tân-cương ngày nay, ở phía Ðông bên kia giới hạn của Afghanistan, và phía Nam ở Bắc bộ Ấn-độ. Người La-mã tiếp theo hoàng đế Alexandre. Vào hồi Ðấng Christ, thế gian, như người ta thường tưởng, lan rộng từ Tây-ban-nha và Anh-cát-lợi cho đến cao nguyên Iran và Ấn-độ, và từ sa mạc Sahara, ở phía Nam các rừng của nước Ðức là những đồng hoang vu của Nga-la-tư và Tiểu Á-tế-á ở phía Bắc. Người ta cũng biết có dân cư ở ngoài các giới hạn đó, song ít khi chú ý và giao tiếp với phần ngoài thế gian đó, và ý tưởng về địa dư là lộn xộn.
       Nguyên văn có bốn chữ quan hệ nhứt về thế gian:
       1. Tebhel (trên các chữ e có dấu -).-- Trong Cựu Ước chữ nầy có ý gần như "địa cầu" của ta, chỉ về nơi vật chất mà người ở, không gợi ý gì về đạo đức có chép 35 lần: 15 lần trong Thi Thiên và 9 lần trong Ê-sai.
       2. Aion (trên chữ o có dấu -).-- Tức là thời gian và gợi ý về sự mở rộng hơn là hạn chế đến nỗi có các thành ngữ chỉ về sự rộng rãi, nếu không phải là mở rộng vô cùng tận. Trong nhiều chỗ, nhứt là trong Ma-thi-ơ, chỉ về các "thời đại" Cứu chuộc, "thời đại" ơn điển hiện nay, và đặc biệt về "thời đại" tiếp sau đó, -- "đời sau và sự sống lại" (Lu-ca 20:35). Kế đến về tài liệu đạo đức của địa vị các vật hiện tại, thế gian cũng chỉ về lực lượng và những ảnh hưởng có ý chống trả với đức tin và sự thánh khiết; hãy xem Rô-ma 12:2, "Ðừng làm theo đời nầy," và II Cô-rinh-tô 4:4, "chúa đời nầy đã làm mù lòng họ."
       3. Kosmos.-- Tức trật tự với ý tốt đẹp vậy chỉ về vũ trụ vật chất vì làm mẫu về trật tự đó; chỉ về vũ trụ đạo đức gồm mọi sanh vật với thiên sứ (I Cô-rinh-tô 4:9); sau cũng chỉ về loài người phạm tội và nghịch cùng Ðức Chúa Trời. Xem Giăng 1:10 tại đó "thế gian" dường như lần đầu chỉ về trái đất và người như là sự dựng nên của "Ngôi Lời," và sau đó loài người vì phạm tội lìa xa Ðức Chúa Trời. Bởi vậy, ta không lấy làm lạ mà đọc một bên, "Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian" (Giăng 3:16), và một bên tín đồ "chớ yêu thế gian" (I Giăng 1:15).
       4. Oikoumene (trên chữ e cuối cùng có dấu -).-- Có khi chỉ về đế quốc La-mã là miền có rất nhiều người ở (so Lu-ca 2:1; Công vụ các sứ đồ 11:28 và Khải Huyền 3:10). Trong Hê-bơ-rơ dùng một cách mầu nhiệm về đế quốc của Ðấng Mê-si (Khải Huyền 1:6; 2:5).
       Tiến sĩ Scofield chú thích về thế gian như sau nầy:
       Ma-thi-ơ 4:8.-- Tiếng Hy-lạp là Kosmos có nghĩa là "trật tự," "sự sắp đặt" và như vậy đối với người Hy-lạp, có nghĩa "tốt đẹp;" vì trật tự và sự sắp đặt là nghĩa sâu nhiệm của người Hy-lạp về sự tốt đẹp.
       Khải Huyền 13:8.-- Kosmos theo nghĩa về hệ thống thế gian hiện nay, là ý nghĩa xấu về luân lý của chữ, là chỉ về "trật tự," "sự sắp đặt" mà Sa-tan đã tổ chức thế gian của loài người vô tín trên các nguyên lý thế gian của sức lực, tham lam, ích kỷ, dục vọng và chơi bời (Ma-thi-ơ 4:8,9; Giăng 12:31; 14:30; 18:36; Ê-phê-sô 2:2; 6:12; I Giăng 2:15-17). Hệ thống thế gian nầy là vĩ đại và có quyền lực, nhờ các đạo binh và hạm đội; có khi bề ngoài là đạo đức, khoa học, văn hóa, và tốt đẹp; song trong thì sôi nổi những sự ganh đua về tham vọng quốc gia và thương mại; và chỉ được nâng đỡ trong cuộc biến động lớn bởi lực lượng của đạo quân và được cai trị bởi những nguyên lý của quỉ Sa-tan.
       Lu-ca 2:1.-- Tiếng Hy-lạp Oikoumene, tức "đất có người ở". Khúc nầy đáng chú ý vì chỉ định lối thường dùng chữ Oikoumene trong Tân Ước thuộc phạm vi của đế quốc La-mã cai trị lúc rất rộng, tức là thuộc cường quốc quân chủ ngoại bang lớn nhứt (Ða-ni-ên 2:; 7:). Bởi đó, phần đất ấy của thế gian là đặc biệt của phạm vi lời tiên tri.
       Khải Huyền 13:1.-- Xem bài Khải Huyền, phần Scofield.
       Khải Huyền 13:2.-- Xem bài Khải Huyền, phần Scofield.
       Ða-ni-ên 4:1.-- Nê-bu-cát-nết-sa, người thứ nhứt trong các vua của cường quốc ngoại bang, trong người thời kỳ của các dân ngoại (Lu-ca 21:24; Khải Huyền 16:14) khởi đầu, hoàn toàn hiểu biết sự phổ thông của quyền cai trị đã giao cho người (Ða-ni-ên 2:37,38); Si-ru cũng như vậy (E-xơ-ra 1:2). Thật ra, người đã không bắt phục cả thế gian biết đến ở dưới quyền cai trị mình; song họ có thể làm được. Thế gian nằm ở trong tay các vua ngoại bang đó.
       Ða-ni-ên 2:31.-- Xem bài Nê-bu-cát-nết-sa, phần Scofield.
       Ða-ni-ên 2:41.-- Xem bài La-mã, đế quốc.
       Ê-sai 14:26.-- Sự phổ thông nầy là quan hệ và tỏ ra cả khúc như trưng dẫn, không phải chỉ đến một sự phán xét gần trên A-sy-ri, song nghĩa còn rộng hơn về sự tan vỡ cuối cùng sự tổ chức thế gian hiện nay lúc hết thời đại nầy (Xem bài "Dân ngoại, các thời kỳ" Lu-ca 21:24; Khải Huyền 16:14; Ða-ni-ên 2:44,45 và bài "Ha-ma-ghê-đôn" Khải Huyền 16:14; 19:17). Không có biến động khác tai hại phổ thông như vậy trên các dân tộc được chép trong Kinh Thánh.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.