Những hình ảnh, song không phải là một thần đặc biệt, dùng ở trong nhà và bởi các tư nhân, thay đổi lớn nhỏ, nhỏ đủ để dễ đem đi như trong lúc chạy trốn vội vàng và giấu trong đồ đạc chở trên lạc đà (Sáng thế ký 31:19,30,34) dường như cũng lớn đủ để thay cho một người (I Sa-mu-ên 19:13). Các tượng đó được coi như là kẻ đem hạnh phúc lại. Người ta dùng tượng đó mà hỏi thăm về những việc dự định có nên chăng (Ê-xê-chi-ên 21:21; Xa-cha-ri 10:2). Lời nầy giống những lời chỉ về Ðức Chúa Trời, dùng số nhiều, song có thể có ý chỉ số một (I Sa-mu-ên 19:13). Thê-ra-phim được dùng trong xứ Ba-by-lôn (Ê-xê-chi-ên 21:21). La-ban dùng trong xứ Cha-ran, và con gái người là Ra-chên đã lấy cắp và đem đi với nàng đến Ca-na-an (Sáng thế ký 31:19,34). Ðiều đó xảy ra rồi, song Gia-cốp không hay (32). Khi Gia-cốp đến Si-chem thì xin đem nộp những thần ngoại bang mà các người đồng đi đã đem theo và cất khỏi họ (35:2-4). Trong thời các quan xét, Mi-ca ở núi Ép-ra-im, có một nơi thánh riêng với thầy tế lễ, ê-phót, và Thê-ra-phim (Các quan xét 17:5), và sau hết một tượng đúc là tượng chạm (câu 4; 18:14). Bởi những vật đó người ta có lẽ cầu hỏi ý Chúa (5,6). Hết thảy những thần tượng đó, đoàn chi phái Ðan cướp lấy để dùng cho họ (17-20). Ðấng tiên tri Sa-mu-ên kể Thê-ra-phim vào hàng các thuật phù chú và loạn nghịch (I Sử ký 15:23); dầu vậy, ít ra có một trong nhà của Ða-vít, chắc là của vợ người (19:13). Thê-ra-phim cũng có ở trong tôn giáo hư xấu của nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc (Ô-sê 3:4). Theo cùng với các thần tượng khác bị lên án như là các sự gớm ghiếc và Giô-si-a đã tuyệt diệt trong công cuộc cải cách (II Các vua 23:24); song còn được dùng bởi một phần dân sự sau phu tù tại Ba-by-lôn.