I. Nơi và niên hiệu.-- Thơ I Tê-sa-lô-ni-ca là do Sứ đồ Phao-lô viết tại thành Cô-rinh-tô, mấy tháng sau khi lập Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca, gần cuối năm 52, hoặc đầu năm 53 S.C.. Vậy, cả hai thơ Tê-sa-lô-ni-ca (vì Phao-lô chép thơ thứ hai ít lâu sau thơ thứ nhứt) là thơ sớm nhứt của Phao-lô, -- có lẽ là lời chép thứ nhứt của đạo Ðấng Christ. Bởi đó, biết thơ thứ nhứt được chép độ 23 năm sau khi Chúa thăng thiên. Khi nhớ Phao-lô viết thơ nầy chừng 14 năm sau khi tin Chúa Jêsus, -- lúc đó Phi-e-rơ và Giăng đã nghe Tin lành Phao-lô giảng mà không sửa đổi gì (Ga-la-ti 1:11-2:10, nhứt là 2:6-10), ta thấy ý về Chúa và sứ mạng Ngài như Phao-lô tỏ ra trong thơ nầy đều được hai bạn thiết nghĩa của Ngài chứng nhận.
II. Sự lập hội Tê-sa-lô-ni-ca.-- Lu-ca trong Công vụ các sứ đồ 17: nói rằng sau khi bỏ Phi-líp, Phao-lô sang trường thương mại trung ương, là Tê-sa-lô-ni-ca, giảng đạo cho người ngoại. Trước hết Phao-lô tới nhà hội của người Do-thái, và trong ba ngày Sa-bát biện luận với họ về Kinh Thánh. Lu-ca chép rằng: "Có một vài người được khuyên nối theo Phao-lô và Si-la, lại cũng có rất nhiều người Hy-lạp vẫn kính sợ Ðức Chúa Trời, và mấy người đờn bà sang trọng." Ðiều nầy tự nhiên kích thích sự ghen ghét của người Do-thái; nên họ dấy lên một bọn hoang đàng mà dẫn các tín đồ đứng đầu đến trước quan án. Gia-sôn và mấy người khác phải bảo lãnh gìn giữ sự bình an. Song vì sự bắt bớ, Phao-lô phải trốn khỏi thành.
Thơ I Tê-sa-lô-ni-ca cũng hiệp với Công vụ các sứ đồ 17: như khi Phao-lô "bị đau đớn và sỉ nhục tại thành Phi-líp" (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:2). và trong câu đó chứng rằng hội Tê-sa-lô-ni-ca được lập "giữa cơn đại chiến" (so 2:14). Phao-lô khuyên "hãy lấy cái hôn thánh mà chào hết thảy anh em," hãy đọc thơ nầy cho hết thảy anh em (5:26,27), "chớ khinh dễ các lời tiên tri" (5:20), điều hiệp với Công vụ các sứ đồ 17:4 về các hạng người thuộc hội Tê-sa-lô-ni-ca và tỏ ra Phao-lô sợ sẽ có hạng người tín đồ không được xem thơ mình.
III. Nguyên nhơn viết thơ I Tê-sa-lô-ni-ca và nội dung thơ đó.-- Phao-lô ở thành Cô-rinh-tô, nghe Ti-mô-thê báo cáo tin mừng về Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca, lòng ông vui vẽ và được yên ủi lắm. Nhưng Phao-lô sợ rằng các tín đồ ở đó chưa vững đức tin, nên viết thơ nầy để làm cho họ được vững vàng (I Tê-sa-lô-ni-ca 3:5-8). Ðại ý cả thơ như vậy.
I Tê-sa-lô-ni-ca 1:5-10 nói họ dốc lòng tin đạo Tin lành, nhịn nhục chịu hoạn nạn, nhận lãnh Ðức Thánh Linh. Lại phát kiến về tín ngưỡng và hy vọng của môn đồ đối với Ðấng Christ I Tê-sa-lô-ni-ca 2:-3: nói những việc mình từng trải ở giữa vòng họ, cảm tạ Ðức Chúa Trời và nói kíp muốn đến gặp họ. Lại thấy môn đồ tôn kính Chúa, đứng vững càng làm cho mình vui mừng. Chỗ cuối lấy lời cầu nguyện làm tổng kết. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:-5:11 khuyên các môn đồ nên giữ lòng thánh sạch, làm trọn bổn phận, đừng lo buồn về kẻ đã qua đời. Lại yên ủi họ rằng Chúa sẽ tái lâm: tín đồ đã chết và còn sống đều được cùng hưởng một phước chung. Lại khuyên họ nên tỉnh thức gìn giữ, làm con sự sáng và ban ngày. I Tê-sa-lô-ni-ca 5:12-28 là các lời khuyên lơn, như một chuỗi kim cương lóng lánh. Cuối cùng lấy những lời cầu nguyện, chào thăm và chúc phước mà kết thúc cả thơ.
Xét kỹ thơ nầy đủ tỏ được tấm lòng yêu người của Phao-lô. Lẽ đạo cốt yếu trong thơ như thần tánh của Ðấng Christ. Chúa chịu chết thay người và sống lại, Chúa sắp tái lâm, sự liên lạc giữa tín đồ và Ðấng Christ, các thứ ơn ban của Ðức Thánh Linh. Phần nhiều là nói cảm tình và vì cá nhơn mà nói những việc nên làm, chớ ít giảng dạy đến lẽ đạo.
IV. Chứng cớ thơ là thật.-- Trong Hội Thánh đầu tiên chẳng hề có ai chối thơ nầy. Thơ nầy được tìm thấy trong bản dịch tiếng La-tinh cổ, và Syriaque, trong tàn bản được công nhận của Muratori, và cũng có trong bộ Tân Ước công nhận của Marcion. Gần hết thế kỷ thứ II S.C., từ Irénée trở đi, ta thấy các giáo phụ trích lại từ thơ nầy và công nhận là của Sứ đồ Phao-lô. Chứng cớ bề trong của thơ I Tê-sa-lô-ni-ca về lối văn không thể chối được. Lời mô tả sự quan thiệp của Sứ đồ Phao-lô với các tín đồ Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca rất tỏ tường và tỉ mỉ. Không ai có thể giả mạo được. Tác giả cũng dùng tiếng tỏ ra trông đợi Chúa mau tái lâm.
Tiến sĩ Scofield viết tiểu dẫn cho I Tê-sa-lô-ni-ca.
Trước giả.-- Sứ đồ Phao-lô (1:1).
Niên hiệu.-- Thơ nầy viết ở thành Cô-rinh-tô, 54 S.C., ít lâu sau khi Phao-lô lìa thành Tê-sa-lô-ni-ca (Công vụ các sứ đồ 16:; 17:), và là thơ đầu hết trong các thơ người.
Ðại đề.-- Ðại đề của thơ chia làm ba phần:
(1) Làm cho các tín đồ mới tin được vững vàng trong các lẽ thật cốt yếu đã dạy dỗ cho họ:
(2) Khuyên họ cứ tấn tới trong sự thánh khiết;
(3) Yên ủi họ về những kẻ đã ngủ. Sự tái lâm của Ðấng Christ được tỏ rõ suốt cả thơ. Thơ rất ích lợi vì tỏ sự giàu có về lẽ đạo trong buổi đầu tiên. Chỉ một tháng giảng đạo. Sứ đồ đã dạy hết các lẽ đạo lớn của đạo Ðấng Christ (tức sự lựa chọn, 1:4; Ðức Thánh Linh, 1:5,6; 4:8; 5:19; sự tin quyết, 1:5; Ba ngôi, 1:1,5,6; sự trở lại đạo, 1:9; sự tái lâm Ðấng Christ, 1:10; 2:19; 3:13; 4:14-17; 5:23; cách ăn ở, 2:12; 4:1; sự nên thánh, 4:3; 5:23; ngày của Chúa 5:1-3; sự sống lại, 4:14-18; ba phần thân, hồn, linh của tín đồ, 5:23).
Các phần của thơ được tỏ ra tùy theo các đoạn:
(I) Mẫu của Hội Thánh, và ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai trong đời sống tín đồ, 1:1-10.
(II) Mẫu của đầy tớ và phần thưởng của người, 2:1-20;
(III) Mẫu của anh em, và sự nên thánh của tín đồ, 3:1-13.
(IV) Mẫu cách ăn ở và sự trông cậy của tín đồ, 4:1-18.
(V) Mẫu cách ăn ở, và ngày của Chúa, 5:1-28.