Thơ Tê-sa-lô-ni-ca II. Deuxième Épitre aux Thessaloniciens.

        


      I. Sự quan hệ kê cứu hai thơ Tê-sa-lô-ni-ca chung với nhau.-- Ấy vì cớ phải hiểu biết thơ thứ nhứt và cảnh tình thơ đó tỏ ra mới có thể nhận biết ý nghĩa thơ thứ hai cách đầy đủ. Thật khó tin Phao-lô chép thơ thứ hai, nếu không biết rằng trước khi viết Phao-lô đã dùng phương pháp trị bịnh cách mềm mại và khôn ngoan như tỏ ra trong thơ thứ nhứt. Dường như một người vào phòng bịnh nhân thấy thầy thuốc dùng cách trị bịnh nghiêm nhặt. Nếu người đó biết sự thể, thì dễ phán đoán lối khôn ngoan chữa bịnh hơn; bởi vì thầy thuốc trước đã thử dùng phương pháp mềm mại hơn, song vô hiệu. Vậy, trong thơ thứ hai thấy Phao-lô dùng quyền phép mà truyền bảo, ấy vì nghe mấy phái trong hội Tê-sa-lô-ni-ca là cuồng tín về sự tái lâm Chúa và không chịu phục (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-4; 3:6, 12-14). Trái lại, trước trong thơ thứ nhứt, Phao-lô khuyên, và cả thơ là một suối phun nước tỏ ra sự vui vẻ, biết ơn, và lòng yêu thương (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:1,2, 9-12; 5:1-11).
       II. Nguyên nhơn viết thơ và nội dung.-- Khi Phao-lô viết thơ II Tê-sa-lô-ni-ca cách lúc viết thơ I Tê-sa-lô-ni-ca không xa mấy. Bấy giờ, Ti-mô-thê và Sin-vanh vẫn ở cùng Phao-lô (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:1, coi I Tê-sa-lô-ni-ca 1:1). Cớ Phao-lô viết thơ thứ II Tê-sa-lô-ni-ca đại khái là vì đã nghe những tin tức nầy: 
       (1) Môn đồ chịu bắt bớ càng nặng hơn (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:4-10). 
       (2) Có người hiểu lầm về ý tái lâm của Ðấng Christ (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-3). 
       (3) Có giáo hữu làm bậy (II Tê-sa-lô-ni-ca 3:11). 
       (4) Có thơ tên mạo thơ Phao-lô (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:2; 3:17). Vì vậy, Phao-lô lại viết thơ II Tê-sa-lô-ni-ca để khuyên răn họ. Ðại ý của thơ như sau nầy:
       II Tê-sa-lô-ni-ca 3:1-12 cảm tạ Ðức Chúa Trời khiến đức tin và lòng yêu thương họ càng hơn lên, khiến họ nhịn nhục được trong cơn hoạn nạn, và nói Ðức Chúa Trời quyết sẽ gở oan cho người ta. II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12 nói trước khi Chúa tái lâm, ắt có sự bội đạo. Tác giả liền kể ra mấy điều răn bảo họ. II Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-17 cảm tạ, khuyên lơn và cầu nguyện. II Tê-sa-lô-ni-ca 3:1-5 xin môn đồ cầu nguyện cho mình, và nói mình tin họ trước sau vẫn tuân giữ làm theo đạo Chúa. II Tê-sa-lô-ni-ca 3:6-18 khuyên môn đồ nên yên lặng làm lụng. Cuối cùng kết thúc cả thơ bằng mấy lời chúc phước và chào thăm.
       III. Chứng cớ là thật.-- Chứng cớ bề ngoài về thơ II Tê-sa-lô-ni-ca còn rõ hơn về thơ thứ nhứt. Polycarpe trong một hoặc hai khúc chỉ về thơ nầy; và Justin Martyr nói về người tội ác giống hệt trong thơ đến nỗi khó tin không nhờ thơ nầy. Thơ thứ hai, giống thơ thứ nhứt, có ở trong các bộ sách công nhận bản dịch tiếng Syriaque và tiếng La-tinh cổ, và trong tàn bản của Muratori và bộ sách của Marcion, giáo sư tà thuyết. Gần hết thế kỷ thứ II, thơ nầy cũng được trích lại, và nói đến tên nữa, bởi Irénée; và cả Hội Thánh đầu tiên cũng công nhận. Nội dung của thơ cũng vậy, làm chứng rất rõ và viết bởi Phao-lô. Thật không ai chối cãi sự chơn thật của thơ.
       IV. Người tội ác.-- Khúc 2:1-12 thật khó hiểu. Ấy vì ba cớ: ngụ ý đến các biến động xảy ra sau khi Phao-lô qua đời, như sự bắt bớ trong đời Néron; hoặc phản ý tôn giáo xướng lên bởi tà thuyết Montanisme vào thế kỷ thứ II; hoặc sau hết là phản đối với các sự trông đợi của Phao-lô tỏ ra ở chỗ khác, nhứt là ở trong I Tê-sa-lô-ni-ca về sự Chúa gần tái lâm. Ðặc điểm trong thơ là khúc khải thị nầy báo về "người tội ác" được tỏ ra (2:1-12), nên nghiên cứu ý nghĩa đó không phải là dễ.
       1. Khúc nói và cơn bội đạo lớn dẫn sự tái lâm của Ðấng Christ đến. Bức tranh nầy có ba yếu nhơn: Ðấng Christ, Antichrist và Ðấng Ngăn trở. "Sự mầu nhiệm của điều bội nghịch" đương hành động rồi. Hiện nay đang bị cản lại bởi Ðấng Ngăn trở, song sự ngăn trở sẽ được cất đi, và khi ấy sự bội nghịch đó sẽ nổ bùng ra hết sức hung hăng. Chính lúc đó, Ðấng Christ sẽ hiện ra.
       2. Có nhiều lối giải nghĩa khác nhau về khúc nầy. Theo một phái giải nghĩa thì ấy chỉ cảnh ngộ trong phạm vị từng trải riêng của Phao-lô. Lại nữa, có người cho đó là lời dự ngôn về cuộc khủng hoảng chưa thực hiện, là sự cuối cùng thời đại nầy. Các người trước (prétéristes) thì cho "người tội ác" là một với các nhơn vật trong lịch sử, như Caligula. Néron Titus, Si-môn người thuật sĩ, Simon con Giora, thầy cả thượng phẩm A-na-nia, v.v., và cũng nói nhiều truyện khác nhau về Antichrist, và cũng tìm trong lịch sử một người giống Ðấng Ngăn trở như vậy. Phái thứ hai (futuristes) cũng nói nhiều chuyện khác nhau về Antichrist, là quyền mầu nhiệm của sự giữ đang hành động rồi. Như đối với nhiều tín đồ hội Cải chánh, ấy chỉ về Tòa thánh Giáo hoàng và đối với hội Hy-lạp thì chỉ về đạo Hồi giáo.
       3. Ðể phân xử giữa hai phái trên, ta được dẫn dắt bởi sự tương tự giữa các lời báo trước khác, cũng như bởi chính tiếng dùng trong khúc đó, mà đứng trung lập. Không phải bên nào hoàn toàn phải cả, song cả hai đều có một phần lẽ phải. Một đặc sắc của lời tiên tri là nhờ sự hiện tại và ngay lúc đó để nói về một tương lai ở xa. Tùy theo sự tương tự của các tiên tri xưa và chính Chúa, ta có thể hiệp với phái prétériste rằng Phao-lô trong khúc đó chỉ về các biến động mà chính mình thấy xảy ra; vì thật ra có thể nói Ðấng Ngăn trở hiện nay đang ngăn cản, và sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đã đang hành động; cùng một lúc đó ta có thể hiệp với phái Futuriste rằng Phao-lô mô tả sự cuối cùng thời đại nầy nên lời tiên tri chưa thật được ứng nghiệm cách trọn vẹn.
       4. Nếu ấy là đúng, thì còn cần tự hỏi Phao-lô có ý nói kẻ thù đặc biệt của Tin lành là gì, và ảnh hưởng đặc biệt nào ngăn trở? Song trước khi quyết định, ta phải lập hai điều lệ: Thứ nhứt: hình ảnh của khúc sách phần nhiều có thể tự giải nghĩa bởi mình, và bởi các cảnh ngộ hồi bấy giờ. Trong sách Khải Huyền dường như kẻ thù lớn là quyền thế đế quốc La-mã; song đây có thể khác hẳn. Trong thời các Sứ đồ cũng đã có "nhiều kẻ địch lại Ðấng Christ;" và không thể chắc chắn về Antichrist lúc đó ở trong trí Phao-lô là một với Antichrist mà Giăng nói đến. Thứ hai, trong các khúc hình bóng ta hay bị bó buộc tưởng rằng khi nào các phép nhân cách hóa (personnification) thì phải chỉ về một người. Như vậy, "người tội ác" đây không cần phải là một người riêng; có thể là một đoàn người, hoặc một quyền lực, hoặc một ảnh hưởng thuộc linh.
       5. Sự phản đối chính với Tin lành, nhứt là với sự giảng dạy của Phao-lô hồi đó, là từ người Do-thái. Nói cách chung, dường như lúc đó Do-thái-giáo đại diện cho Antichrist. Theo ý đó, có thể nói đế quốc La-mã là quyền ngăn trở. Ấy vì Phao-lô có kêu nài đến sự công bình La-mã, và các quan án La-mã che chở mình khỏi sự thù nghịch của người Do-thái và ngăn trở sự hung bạo. Mãi sau, dưới đời Néron, La-mã mới trở nên kẻ phản đối Hội Thánh chung và lúc đó La-mã mới đúng hiệp với bức tranh Antichrist mà Giăng tả vẽ ra.
       Hiện nay, trong phần chót của thời đại Tin lành nầy, sự giữ vẫn mở mang càng ngày càng hơn, nên khi Ðấng Ngăn trở được cất đi, thì mới có thể biết đúng "người tội ác" là thể nào. Xem bài MẦU NHI ệ M, S ự  phần Scofield, II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về thơ II Tê-sa-lô-ni-ca như sau nầy:
       Trước giả.-- Sứ đồ Phao-lô.
       Niên hiệu.-- Thơ II Tê-sa-lô-ni-ca rõ ràng viết ít lâu sau thơ I Tê-sa-lô-ni-ca. Dịp tiện viết thơ có thể là vì người đem thơ thứ nhứt trở về, và lời khai trình người.
       Ðại-đề.-- Ðại đề của thơ II Tê-sa-lô-ni-ca, không may là hơi mờ bởi một sự dịch lầm trong bản Anh cũ của câu 2:2, tại đó chép "ngày của Ðấng Christ đã gần đến" (I Cô-rinh-tô 1:8, lời chua), nên dịch là "ngày của Ðức Giê-hô-va hiện có" (Ê-sai 2:12 với câu trưng dẫn). Các tín đồ ở Tê-sa-lô-ni-ca "bị bối rối và kinh hoảng," tưởng rằng có lẽ theo quyền của một thơ giả mạo như của Phao-lô, sự bắt bớ mà họ đang chịu là "ngày lớn và kinh khiếp của Ðức Giê-hô-va" (Giô-suê 2:31), mà họ được dạy dỗ rằng phải trông đợi sự giải cứu bởi "ngày của Ðức Chúa Jêsus Christ, và sự hội hiệp cùng Ngài" (2:1).
       Vậy, thơ nầy được chép để dạy dỗ người Tê-sa-lô-ni-ca về "ngày Ðấng Christ" và "về sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài" (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-17), và sự quan thiệp "ngày của Ðấng Christ" với "ngày của Ðức Giê-hô-va." Thơ I Tê-sa-lô-ni-ca nói rõ hơn về "ngày của Ðấng Christ." còn thơ thứ hai nầy về "ngày của Ðức Giê-hô-va."
       Thơ nầy chia làm năm phần lớn: 
       (I) Lời chào thăm, 1:1-4. 
       (II) Lời yên ủi, 1:5-12. 
       (III) Sự dạy dỗ về ngày của Ðức Giê-hô-va và người tội ác, 2:1-12. 
       (IV) Lời khuyên và lệnh truyền của Sứ đồ, 2:13-3:15. 
       (V) Lời chúc phước và lời chứng thơ là thật, 3:16-18.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.