Thơ Ti-mô-thê I. Première Épỵtre à Timothée.

        


      I Ti-mô-thê thuộc Thơ tín Mục hội.-- Ba thơ tín của Phao-lô I Ti-mô-thê, II Ti-mô-thê, và Tít, được gọi là Thơ tín Mục hội: ấy vì gởi cho hai mục sư và khuyên dạy về phận sự chức vụ đó.
       1. Chứng cớ thơ Mục hội là thật.-- Irénée trích lại I Ti-mô-thê 1:4,9; 6:20; II Ti-mô-thê 4:9-11,21; Tít 3:10. Clément ở Alecxandrie trích lại từ ba bức thơ nầy; và Tertullien cũng vậy. Eusèbe nói về ba bức thơ nầy: là "thuộc Sách thánh công nhận phổ thông." Theophilus ở An-ti-ốt trích lại từ ba thơ; và Caius công nhận là thật. Clément ở La-mã trưng dẫn I Ti-mô-thê 2:8. Ignace và Polycarpe trong thế kỷ thứ II cũng nói đến hai thơ Ti-mô-thê, và hết thế kỷ đó, Hégésippe và Athenagorus cũng vậy.
       2. Những tà giáo, luận đến trong thơ Mục hội.-- Trong ba bức thơ Mục hội, một mặt luận đến sự khắc khổ và sự dạy luật pháp của tín đồ phe Do-thái (I Ti-mô-thê 1:7; Tít 1:10,14; 3:9), và mặt khác luận đến Trí-huệ-giáo mới khởi sự (I Ti-mô-thê 1:4). Thuyết lý của Trí-huệ-giáo có hai điều cốt yếu: tức từ thuở ban đầu, có điều thiện điều ác, ấy mới nẩy mầm trong I Ti-mô-thê 4:3; v.v.. Trong 6:20, có danh từ "tri thức ngụy xưng là tri thức." Một điều sai lầm của Trí-huệ-giáo là về "sự sống lại đã đến rồi" (II Ti-mô-thê 2:17,18 cũng nói đến; so I Cô-rinh-tô 15:12,32,33). Tà giáo phe Do-thái bị phản đối trong ba thơ nầy không phải tà giáo trong các thơ trước, tức là liên lạc Luật pháp với đức tin đến Ðấng Christ để được xưng công bình. Bước ở giữa là tỏ ra trong Cô-lô-se 2:, tức chỉ nhờ ý muốn và khắc khổ để thờ, và sự thờ lạy các thiên sứ cũng được thêm vào tà giáo theo phe Do-thái đó. Trong thơ Phi-líp 3:2,18,19, chép một bước nữa, những việc làm trái với đạo đức cùng đi đôi với tà giáo về sự sống lại. Các thơ Mục hội tỏ ra sự vô đạo đã mở mang theo sau sự dị đoan, như sự dị đoan đã theo sau sự dạy tín đồ giữ Luật pháp. Vì không biết dùng cách phải "Luật pháp" (I Ti-mô-thê 1:7,8), các giáo sư giả "đã chối bỏ lương tâm" và "bội đạo" nữa (1:19; 4:2), nói "những lời cải lẽ hư không của kẻ có lòng hư xấu, thiếu mất lẽ thật, coi sự tin kính như là nguồn lợi vậy," (6:5; Tít 1:1); "phá đổ đức tin" bởi các tà giáo "như chùm bao ăn lan, nói rằng sự sống lại đã đến rồi," và "quyến dụ lòng những đờn bà mang tội lỗi... vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được... cũng chống trả lẽ thật" (II Ti-mô-thê 2:6-8). Những giáo sư giả đó "dơ dáy và chẳng tin, xưng mình biết Ðức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều chối Ngài, thật là đáng chết, trái nghịch, và không thể làm một việc lành nào hết" (Tít 1:15,16). Các thơ tín chung của Giăng (I Giăng 2:18-23; 4:1,3; II Giăng 7,11; III Giăng 9,10), của Giu-đe và Phi-e-rơ (II Phi-e-rơ 2:1-22), và thơ gởi cho người Hê-bơ-rơ (6:4-8) cũng mô tả như vậy. Ðiều đó chứng rằng các thơ Mục hội của Phao-lô chép về sau. Trí-huệ-giáo đây phản đối không phải là phe Trí-huệ sau chống Do-thái-giáo, khi sự thờ phượng nơi Ðền thờ Giê-ru-sa-lem không còn nữa (70 S.C.), song là sớm hơn, và lẫn lộn với Do-thái-giáo Ðông phương và các thuyết Hy-lạp.
       3. Những điều thơ Mục hội dạy các mục sư và chấp sự.-- Phao-lô tự nhiên chỉ dạy Ti-mô-thê, chủ tọa Hội Thánh Ê-phê-sô bấy giờ, và Tít tại Cơ-rết, về "giám mục kiêm trưởng lão và chấp sự" để giữ vững sự cai trị Hội Thánh lúc có các tà giáo xướng lên, và khi mình sắp qua đời. Trước kia, Phao-lô cũng tỏ sự lo ngại đó với các trưởng lão ở thành Ê-phê-sô (Công vụ các sứ đồ 20:21-30). Chức trưởng lão và chấp sự đã có từ lâu rồi (Công vụ các sứ đồ 6:3; 11:30; 14:23). Các lời chỉ dạy của Phao-lô không phải để lập hai chức đó song trước hết về sự phong chức theo lẽ và các đức hạnh của trưởng lão và chấp sự, tùy theo các chỗ khuyết trong hai ban đó. Ti-mô-thê và Tít hành động cùng một quyền trong sự phong chức trưởng lão lại Ê-phê-sô và Cơ-rết như Phao-lô đã làm trong các Hội Thánh Dân ngoại chung khắp cả (II Cô-rinh-tô 11:28).
       4. Những lời và lối suy tưởng đặc biệt trong thơ Mục hội.-- Ấy được cắt nghĩa rõ khi nhớ rằng đề mục và tình cảnh của hai người nhận thơ Mục hội là khác nhau với những người nhận các thơ trước của Phao-lô. Những điều đặt biệt đó cũng thấy một phần trong thơ Ga-la-ti, vì tại đó cũng như đây, Phao-lô lấy lòng nóng nảy biện luận với những kẻ làm hư lẽ thật, như chép: I Ti-mô-thê 2:6; Tít 2:4 "Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người" với Ga-la-ti 1:4; I Ti-mô-thê 1:17; II Ti-mô-thê 4:18, "muôn đời không cùng" với Ga-la-ti 1:5; I Ti-mô-thê 5:21; 6:13; II Ti-mô-thê 2:14; 6:1, "trước mặt" với Ga-la-ti 1:20; I Ti-mô-thê 3:15; "trụ" với Ga-la-ti 2:9. "Ðấng Trung bảo," I Ti-mô-thê 2:5 với Ga-la-ti 3:20; I Ti-mô-thê 2:6; 6:15; Tít 1:3, "tới kỳ," với Ga-la-ti 6:9. Ðộ 50 câu lạ chép, như: "lời nói chắc chắn" (I Ti-mô-thê 1:15; 4:9; Tít 3:8); "lương tâm lì" và "đạo lành" (I Ti-mô-thê 4:2; 1:10; II Ti-mô-thê 4:2; 1:10; II Ti-mô-thê 4:3; Tít 1:9); "chuyện bịa các bà già" và "ham ăn mà làm biếng" (I Ti-mô-thê 4:7; Tít 1:12). Chính tay Phao-lô, chớ không phải nhờ thơ ký, chép ba thơ Mục hội cắt nghĩa vì cớ nào thể văn và câu văn ngắn, thình lình, và nặng nề hơn.
       II. Chứng cớ I Ti-mô-thê là thật.-- Hết thảy Hội Thánh đầu tiên đều công nhận rằng thơ I Ti-mô-thê thật chép bởi Phao-lô, và được công nhận là có quyền bởi sự soi dẫn, chỉ trừ giáo sư Trí-huệ-giáo Marcion I Ti-mô-thê và II Ti-mô-thê được thấy trong bản Peshito Syriaque vào thế kỷ thứ II S.C.. Bản liệt kê của Muratori về sách thánh vào thế kỷ đó cũng công nhận. Polycarpe, chết năm 167 S.C. giải nghĩa I Ti-mô-thê 6:7,10 thật là chứng cớ không thể chối được.
       III. Niên hiệu chép I Ti-mô-thê.-- Có lẽ trong khoảng Phao-lô bị tù tại La-mã lần thứ nhứt và thứ nhì. Ấy là ít lâu sau khi Phao-lô lìa thành Ê-phê-sô sang xứ Ma-xê-đoan (I Ti-mô-thê 1:3). Phao-lô để Ti-mô-thê ở lại Ê-phê-sô trước nhứt là ngăn trở các giáo sư giả (1:3), không phải là tổ chức Hội Thánh lần đầu. Theo 5:3-16 thấy có một số đờn bà góa dường như đã tổ chức rồi. Có gương xấu xảy ra trong Hội Thánh sau khi thiết lập tỏ ra cần phải có sự chỉ dạy chức vụ hiện có. Vì lối văn, đề mục và địa vị Hội Thánh trong thơ I và II Ti-mô-thê giống nhau, ấy tỏ rằng I Ti-mô-thê được chép ít lâu trước II Ti-mô-thê (là thơ chép đúng trước Phao-lô qua đời). Dầu I Ti-mô-thê 4:12 chép Ti-mô-thê "trẻ tuổi," nhưng ấy không trái với niên hiệu muộn hơn, vì Ti-mô-thê thật trẻ tuổi khi so với "Phao-lô đã già rồi" (Phi-lê-môn 9) và so với mấy trưởng lão mà Ti-mô-thê phải cai quản. Có lẽ bấy giờ Ti-mô-thê độ 35 tuổi (so I Ti-mô-thê 5:1). Về Công vụ các sứ đồ 20:25, Phao-lô nói với các trưởng lão Ê-phê-sô được gọi đến Mi-lê "chẳng có một ai sẽ thấy mặt tôi nữa"; Phao-lô biết điều đó bởi sự soi dẫn Ngài; song ấy cũng hợp lý với Phao-lô đến thăm Ê-phê-sô lần nữa (I Ti-mô-thê 1:3; II Ti-mô-thê 1:18; 4:20). Vì ở tại Mi-lê, vậy, gần Ê-phê-sô, nên sau khi thả khỏi ngục La-mã lần đầu, Phao-lô chắc sang thăm thành Ê-phê-sô. Trong I Ti-mô-thê 3:14, Phao-lô chép: "Ta mong mau mau đến thăm con, nhưng viết thơ nầy;" song nhằm lúc sớm hơn, khi Phao-lô từ Ê-phê-sô sang xứ Ma-xê-đoan, thì đã lập chương trình qua mùa Hạ tại Ma-xê-đoan và mùa Ðông tại Cô-rinh-tô (I Cô-rinh-tô 16:6). Lúc đó, Phao-lô không lìa Ti-mô-thê như lần nầy tại Ê-phê-sô (I Ti-mô-thê 1:3), song sai Ti-mô-thê sai Ma-xê-đoan (Công vụ các sứ đồ 19:22). Trong bài giảng cho những trưởng lão Ê-phê-sô (20:29,30), Phao-lô nói trước sẽ có các giáo sư giả dấy lên: trong thơ gởi cho hội Ê-phê-sô từ La-mã lần đầu bị tù, Phao-lô chưa nói đến những sự sai lầm của phe Trí-huệ và đảng Do-thái; song trong I Ti-mô-thê thì tỏ lúc bấy giờ cả hai phái đang thịnh hành. Vậy, có thể quyết định Phao-lô viết I Ti-mô-thê năm 64 hay 65 S.C..
       IV. Nơi chép I Ti-mô-thê.-- Vì Phao-lô chép "khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan" (1:3), ấy tỏ rằng Sứ đồ không ở đó khi chép thơ nầy. Phao-lô ở nơi nào cũng không biết chắc sẽ giữ lại bao lâu trước khi tới Ê-phê-sô thăm Ti-mô-thê (3:14,15). Có lẽ thơ chép tại Cô-rinh-tô, vì giữa thành nầy và Ê-phê-sô có sự giao thông dễ dàng; và hành trình trước của Phao-lô là xứ Ma-xê-đoan đến Cô-rinh-tô (Công vụ các sứ đồ 17:; 18:). Có sự tương hiệp giữa I Ti-mô-thê 2:11-14 và I Cô-rinh-tô 14:34 về các đờn bà phải yên lặng trong Hội Thánh; giữa I Ti-mô-thê 5:17,18 và I Cô-rinh-tô 9:8-10 về sự cung cấp cho mục sư và dùng Châm Ngôn luật pháp" chớ khớp miệng con bò đuơng đạp lúa" và giữa I Ti-mô-thê 5:19,20 và II Cô-rinh-tô 13:1-4 về đơn kiện trưởng lão trước các người chứng. Trong chính nơi đã dạy dỗ như thế, thì Phao-lô tự nhiên chép lại trong I Ti-mô-thê.
       V. Mục đích.-- (1) Ðể chỉ dạy Ti-mô-thê ngăn trở các giáo sư giả khỏi dạy một đạo khác với Tin lành (I Ti-mô-thê 1:3,20; Khải Huyền 2:1-6). (2) Ðể dạy về phép cử hành sự thờ có trật tự, những đức hạnh của các trưởng lão và chấp sự, và sự chọn các đờn bà góa sống bởi sự cung cấp Hội Thánh phải làm các việc chỉ cho (I Ti-mô-thê 2:-6:2). (3) Ðể cảnh cáo chống sự tham lam, là một tội thường ở Ê-phê-sô, và thúc giục làm việc lành (6:3-19).
       Tiến sĩ Scofield viết tiểu dẫn cho I Ti-mô-thê:
       Tác giả. Sứ đồ Phao-lô (1:1).
       Niên hiệu.-- Niên hiệu chép thơ nầy là nhờ vấn đề Phao-lô bị cầm tù hai lần ở La-mã. Nếu là hai lần (xem Công vụ các sứ đồ 28:30, lời chua Scofield trong bài Phao-lô), thì rõ ràng thơ I Ti-mô-thê được chép trong khoảng giữa hai lần đó. Nếu Phao-lô chỉ bị cầm tù một lần tại La-mã, thì thơ I Ti-mô-thê được chép ít lâu trước Phao-lô lần cuối cùng đến Giê-ru-sa-lem.
       Ðại đề.-- Khi số các Hội Thánh Ðấng Christ thêm lên, thì những vấn đề về trật tự của Hội Thánh, về đạo lành, và về qui củ trở nên quan hệ. Trước hết, các Sứ đồ sắp đặt những việc đó cách trực tiếp, song vì gần mãn kỳ của các Sứ đồ, nên cần một sự khải thị rõ ràng để dẫn dắt các Hội Thánh. Sự Khải thị đó là ở I Ti-mô-thê và Tít. Câu chìa khóa của thơ nầy là: "... Biết làm thế nào trong nhà Ðức Chúa Trời." Nếu các Hội Thánh đã không thêm bớt trật tự Ngài thì ắt phước lắm thay!
       Thơ chia làm năm phần: 
       (I) Lời quở trách sự dạy giữ luật pháp và lẽ đạo giả, 1:1-20. 
       (II) Khuyên về sự cầu nguyện và trật tự Ngài về người nam, người nữ, 2:1-15. 
       (III) Các đức hạnh của trưởng lão và chấp sự, 3:1-16. 
       (IV) Cách bước đi của "kẻ giúp việc ngay lành của Chúa Jêsus Christ," 4:1-16. 
       (V) Công việc của người "giúp việc ngay lành," 5:1-6:21.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.