Thơ Tít. Épỵtre de Saint Paul à Tite.

       



      Xem bài Thơ I Ti-mô-thê, phần thơ Mục hội.
       I. Chứng cớ là chơn thật.-- Ignace dùng chữ "thái độ" (katasteema) chỉ chép một lần trong Tân Ước là Tít 2:3. Clément ở La-mã cũng trích lại thơ. Irénée gọi là thơ của Phao-lô. Théophile nhận thơ thuộc Kinh Thánh. Justin Martyr trong thế kỷ thứ II cũng ngụ ý đến Tít 3:4.
       II. Niên hiệu và nơi chép thơ.-- Phao-lô viết thơ nầy trong lúc đi đường đến thành Ni-cô-bô-li, tại đó người định qua mùa lạnh, và cũng tại đó Sứ đồ bị bắt ít lâu trước khi tử vì đạo 67 S.C. Giọng nói trong Tít giống trong I Ti-mô-thê, đến nỗi thơ I Ti-mô-thê, dường như là thật được chép tại Cô-rinh-tô thì thơ Tít cũng phải như vậy: thơ I Ti-mô-thê ít lâu sau khi Phao-lô đến Cô-rinh-tô, còn thơ Tít về sau, khi Sứ đồ định sang Ni-cô-bô-li. Những kẻ đem thơ đến Ê-phê-sô và Cơ-rết đều có một đường dễ dàng từ Cô-rinh-tô, và chính hành trình Phao-lô đến Ni-cô-bô-li cũng là thuận tiện từ Cô-rinh-tô.
       Những hột giống đạo Ðấng Christ có thể đem tới Cơ-rết ít lâu sau ngày Ngũ tuần thứ nhứt bởi những thính giả của Phi-e-rơ (Công vụ các sứ đồ 2:11). Chắc Phao-lô đã làm ích cho đạo Tin lành, trong kỳ thăm viếng nơi đó khi đi đường đến thành La-mã để ứng hầu trước Sê-sa, trước khi bị cầm tù lần thứ nhứt (27:7). Phao-lô cũng thăm viếng Cơ-rết lần nữa, có lẽ khi đi đường tới Mi-lê, Cô-lô-se, và Ê-phê-sô, và Alford tưởng từ Ê-phê-sô, Phao-lô đạt thơ cho Tít; từ đó bởi đường Trô-ách mà tới Ma-xê-đoan và Cô-rinh-tô (II Ti-mô-thê 4:20), là nơi có lý hơn đã chép thơ Tít, từ đó đến Ni-cô-bô-li trong Epirus. Tít trong chức việc đến thành Cô-rinh-tô mà Phao-lô giao cho, có lẽ từ đó đến thăm Cơ-rết vì dễ tới. Bởi vậy, rất thích hợp cho Tít làm giám sát Hội Thánh ở đó, và cứ tiếp nối việc Phao-lô để tổ chức Hội Thánh. Phao-lô trong thơ tiếp theo những sự dạy dỗ bằng lời nói. Phao-lô thăm viếng Cơ-rết có lẽ từ Cô-rinh-tô, rồi sau lại trở về đó.
       III. Lẽ đạo.-- Những lẽ đạo của Phao-lô về ơn điển Ðức Chúa Trời sắm sẵn sự chuộc tội trong Ðấng Christ (Tít 2:10-12), sự xưng công bình nhưng không (3:5-7) sanh ra sự thánh khiết cho đời sống bởi "sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Ðức Thánh Linh," và sự trông đợi Ðấng Christ lấy vinh hiển trở lại, đều được tỏ rõ ràng cách vắn tắt. Giọng đổi thình lình và nghiêm nghị, bởi những tánh trái với đạo của người Cơ-rết, được giảm bớt bởi sự công nhận các đặc quyền từ ơn của Ðức Chúa Trời là "Cứu Chúa chúng ta," cách yêu thương và ơn hậu. Vì chẳng chỗ nào nói Ðức Cha "tự phó mình cho chúng ta," và vì một tiếng phủ đầu Hy-lạp hiệp một "Ðức Chúa Trời lớn" với "Cứu Chúa chúng ta" (2:13), nên Chúa Jêsus phải là Ðức Chúa Trời.
       Tiến sĩ Scofield viết tiểu dẫn cho thơ Tít như sau:
       Tác giả.-- Sứ đồ Phao-lô (1:1).
       Niên hiệu.-- Cố nhiên là cùng một niên hiệu với I Ti-mô-thê.
       Ðại đề.-- Tít có nhiều điều chung với I Ti-mô-thê. Cả hai thơ đó đều quan thiệp đến trật tự chính đáng trong các Hội Thánh. Sự khác nhau ấy là trong I Ti-mô-thê bày tỏ rõ hơn về "đạo lành" (I Ti-mô-thê 1:3-10), trong Tít về "trật tự" của Ðức Chúa Trời cho các Hội Thánh địa phương (Tít 1:5). Sự hằng dùng đến hai thơ nầy là do ở hai sự ứng dụng đó, một mặt cho các Hội Thánh lớn lên không quan tâm đến lẽ thật Ðức Chúa Trời, một mặt là cho các Hội Thánh không quan tâm đến trật tự nhà Ðức Chúa Trời. Sự quan hệ của trật tự nầy được chú trọng đến cách nghiêm trang vì chép lần nữa những sự thử nghiệm trưởng lão và chấp sự thật (I Ti-mô-thê 3:1-7; Tít 1:6-9).
       Thơ chia làm hai phần: 
       (I) Ðức tánh cà chức phận của trưởng lão, 1:1-16.
       (II) Công việc chăn bầy của trưởng lão chơn thật, 2:1-3:15.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.