I. Cựu Ước giảng dạy về sự thương xót.-- Trong Cựu Ước thường nói Ðức Chúa Trời thương xót dân Ngài (Thi Thiên 78:38; 86:15; 103:13; 111:4; 112:4; 145:8; Ê-sai 63:9. So Gia-cơ 5:11), và lại khiến quân thù nghịch dân Ngài cũng có lòng thương xót họ (I Các vua 8:50; II Sử ký 30:9; Thi Thiên 106:46; E-xơ-ra 9:9; Nê-hê-mi 1:11; Giê-rê-mi 42:12). Ngài thường cứu dân Ngài khỏi vòng khổ sở khó khăn (Xuất Ê-díp-tô ký 15:13; Dân số ký 14:19; Phục truyền luật lệ ký 13:17; 30:3; II Các vua 13:23; II Sử ký 36:15; Ca Thương 3:22). Ðức Chúa Trời đã lấy lòng thương xót ban cho dân Ngài, thì dân Ngài cũng nên lấy lòng thương xót đối đãi với anh em (Mi-chê 6:8; Ê-sai 1:17; Giê-rê-mi 21:12; Châm Ngôn 19:17; Xa-cha-ri 7:9). Duy đối với người ngoại bang, Ngài không cần thương xót, trái lại phải diệt họ đi (Phục truyền luật lệ ký 7:16). Nhưng đối với khách lạ thì nên thương xót (Phục truyền luật lệ ký 10:18,19; Xuất Ê-díp-tô ký 22:21).
II. Lòng thương xót của Chúa Jêsus.-- Chúa Jêsus ở thế gian, Ngài hằng thương xót và cứu kẻ đau, đối với kẻ chưa được hưởng sự dạy dỗ (Ma-thi-ơ 9:36; 14:14; 15:32; 18:27; Mác 1:41; 5:19; 6:34; 8:2; Lu-ca 7:13). Vả, Ngài dạy môn đồ nên thương xót như Ðức Chúa Cha hay thương xót (Lu-ca 6:36). Lại như thí dụ về người Sa-ma-ri (Lu-ca 10:33), thí dụ về chủ tha nợ cho đầy tớ (Ma-thi-ơ 18:27), thí dụ về con hoang đàng (Lu-ca 15:20) đều tỏ ý quyến luyến thương xót cả. Mà phạm vi thương xót của Chúa Jêsus rất rộng, dầu dân ngoại cũng ở trong vòng thương xót của Ngài.
III. Sự thương xót của Tin lành Giăng.-- Xét trong Tin lành Giăng không có chữ "thương xót" ấy vì cớ gì? Giăng thường nói đến sự thương yêu, như nói Chúa Jêsus yêu chị em Ma-thê và La-xa-rơ (Giăng 11:5). Thế là nói yêu, chớ không nói thương xót. Lại như Giăng 13:34 chép rằng: "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau." Vả, không nói Ðức Chúa Trời thương xót người, nhưng nói Ðức Chúa Trời yêu người (Giăng 3:16). Thật vì cho rằng yêu còn rộng và cao hơn thương xót.
Tiến sĩ Scofield chú thích về sự thương xót:
Lu-ca 18:13.-- Tiếng Hy-lạp Hilaskomai, dùng trong bản Septante và Tân Ước quan thiệp với nắp thi ân (Xuất Ê-díp-tô ký 25:17,18,21; Hê-bơ-rơ 9:5). Người thâu thuế, như một người Do-thái học thức, đang nghĩ không phải chỉ về sự thương xót, song về huyết rảy ra trên nắp thi ân (Lê-vi ký 16:1, lời chua; "chuộc tội," Rô-ma 3:25, lời chua). Lời cầu nguyện người có thể đọc: "Xin đối với tôi như khi Ngài xem thấy huyết chuộc tội." Kinh Thánh không chép gì về sự Ngài tha tội trừ ra của lễ (Xem Ma-thi-ơ 26:28, lời chua).