Tiền tệ. Monnaie.

       



      I. Tiền chưa đúc.-- 
       1. Xét chung tiền chưa đúc.-- Ai nấy đều biết rằng các dân tộc xưa không có thứ tiền đúc hay cân những thứ kim khí quí, một lối thường dùng tả vẽ trên các bia kỷ niệm xứ Ai-cập, tại đó thấy vàng và bạc được giữ bằng hình các nhẫn. Song trong xứ Ba-by-lôn thì dường như dùng thoi hoặc nén, như A-can đã thấy trong của cướp tại Giê-ri-cô (Giô-suê 7:21). Ấy chỉ tỏ các miếng bạc lớn quá không tiện dùng thường, song cũng có chép các miếng nhỏ (II Các vua 12:9; Gióp 42:11). Ta không có lời thuật lại chắc chắn về các dùng bạc làm tiền, hoặc thứ tiền chưa đúc khác, vào đời thái cổ, ngoài ra giữa vòng người Ai-cập. Không thể ngờ rằng người A-sy-ri và Ba-by-lôn cũng dùng lối đó, nếu không phải vốn từ họ mà có.
       2. Tiền đúc trong đời thái cổ.-- Tùy theo căn nguyên của sự đúc tiền, có hai lời thuật lại dường như khác nhau. Người nói Phidon, vua của Argos, đúc tiền trước nhứt, theo Ephorus ở Aegina; song sử gia Hérodote nói rằng sự sáng kiến là bởi người Ly-đi. Lời thứ nhứt có lẽ chỉ về căn nguyên của sự đúc tiền tại phần châu Âu dưới đế quốc Hy-lạp; và lời thứ nhì có lẽ về sự đúc tiền tại phần Á-châu dưới đế quốc Hy-lạp. Tóm lại, có lý mà cho rằng sự đúc tiền của người Hy-lạp trở ngược lại đế thế kỷ thứ VIII T.C. thật ra sự đúc tiền tại Á châu không có sớm như vậy. Các đồng tiền cổ nhứt của người Ba-tư có lẽ vào thời Ða-ri-út Hystaspis (521-486 T.C.) hoặc có lẽ Si-ru, và chắc không lâu hơn; không có tiền ở Á châu, không thuộc các thành Hy-lạp, cổ hơn thời đó.
       3. Những điều đáng chú ý về tiền chưa đúc trong Cựu Ước.-- Ta không thấy chứng cớ về sự dùng tiền đúc trước khi người Do-thái từ phu tù tại Ba-by-lôn về. Song bạc được dùng làm tiền, bằng những phân lượng nhứt định bởi cân, ít nhứt là vào hồi Áp-ra-ham; và lần chép đầu tiên là về giá một tôi tớ (Sáng thế ký 17:13). Ngàn miếng bạc mà A-bi-mê-léc trả cho Áp-ra-ham (Sáng thế ký 20:16), và hai mươi miếng bạc mà người Ích-ma-ên trả giá Giô-sép (Sáng thế ký 37:28), có lẽ là như những nhẫn trên các bia kỷ niệm tại Ai-cập. Cuộc giao dịch thương mại lần thứ nhứt chép đến là Áp-ra-ham mua hang đá Mặc-bê-la với 400 siếc lơ bạc, ấy là đúng với lượng được công nhận là "bạc thông dụng nơi các tay buôn bán" (nguyên văn Sáng thế ký 23:15,16, không có "bạc"). Lượng một siếc lơ bạc làm bản vị mẫu mực suốt cả Sử-ký Hê-bơ-rơ cho đến bị bắt sang Ba-by-lôn làm phu tù. Chỉ một chỗ chép đến nhiều siếc lơ vàng như thế thành một món tiền (I Sử ký 21:25), và trong chỗ khác cũng chép chuyện đó, chỉ nói là bạc (II Sa-mu-ên 24:24). Trong sự giao dịch giữa Na-a-man và Ghê-ha-xi về "sáu ngàn đồng vàng" (II Các vua 5:5, nguyên văn không có "đồng,") có lẽ chỉ về siếc lơ, giống như "sáu trăm siếc lơ vàng" trong I Các vua 10:16.
       II. Tiền đúc.-- 
       1. Chế độ tiền tệ đời thái cổ.-- Những đồng tiền Hy-lạp sớm nhứt, đây muốn luận đến, là những đồng tiền đúc hồi trước chiến tranh của Ba-tư, là ba ta lâng, hoặc kiểu mẫu: ở A-thên, ở Aegina, và ở Ma-xê-đoan hoặc Phê-ni-xi hồi sớm. Những đồng tiền cổ nhứt ở A-thên, Aegina. Ma-xê-đoan và Thrace, ta nên lựa làm mẫu tùy theo những kiểu nầy: mỗi drachm (dịch là đồng bạc trong Lu-ca 15:8,9) thuộc A-thên giá chừng 67 viên 5 (là grain theo bản vị của tiền nước Anh); mỗi drachm thuộc Aegina, độ 96 viên; một drachm của Ma-xê-đoan, độ 58 hay 116 viên nếu là thứ nầy người ta gọi là didrachm (hai drachm).
       2. Tiền đúc nói đến trong Kinh Thánh.-- Sau kỳ Phu tù, thấy lần đầu nói về các tiền đúc, ngụ ý đến, như có thể tưởng, đồng tiền Ba-tư, đồng tiền đa-riếc bằng vàng (E-xơ-ra 2:69; 8:27; Nê-hê-mi 7:70-72). Người Do-thái dường như không có tiền đúc cho đến đời Antiochus VII Sidetes cho phép Simon Macchabée đúc tiền (140 T.C.), và nay thường được nhận đồng tiền bằng bạc cổ nhứt của người Do-thái là thuộc thời nầy. Ấy là những siếc lơ và nửa siếc lơ cân nặng 220 và 110 viên. Hiệp với bạc nầy, cũng có những tiền bằng đồng, có thứ người ta tưởng có trong đời Judas Macchabée; song có lẽ không có đồng nào thật cổ hơn thời Jean Hyrcan (135 T.C.), từ đó cứ tiếp hầu không đứt quãng cho đến cuối dòng họ Macchabée. Phần nhiều các tiền đó chỉ là nửa hoặc một phần tư (chắc của một siếc lơ), trung bình cân nặng 235 rưỡi hoặc 132 viên; và có đồng tiền thứ ba chừng 82 viên, dường như là một phần sáu của siếc lơ. Rất nhiều tiền của Hê-rốt Lớn, cả hai mặt đều dùng tiếng Hy-lạp, và chỉ bằng đồng, dường như tiếp theo tiền bằng đồng của họ Macchbée, và hơi theo kiểu người La-mã.
       Trong tiền tệ đời Tân Ước, thấy có tiền bản thổ bằng đồng tiêu chung với tiền bằng đồng, bằng bạc, hoặc bằng vàng của người Hy-lạp -- La-mã. Có một chỗ minh chứng chép trong lúc Chúa sai các Sứ đồ đi lần đầu Ma-thi-ơ (10:9) chép: "Ðừng đem vàng, hoặc bạc, hoặc tiền trong lưng ngươi." Mác (6:8) chỉ nói đến tiền bằng đồng (theo nguyên văn), là thứ tiền thông dụng trong bản thổ đó. Lu-ca (9:3) dùng chữ dường chỉ về tiền.-- Các đồng tiền chép trong ba sách Tin lành đầu, trước hết là bằng bạc, kể ra như sau: Ðồng stater nói đến trong truyện phép lạ lấy tiền đóng thuế. Những người thâu didraachm đòi nộp thuế, song Phi-e-rơ tìm được trong con cá một Stater, đóng thuế cho Chúa và chính mình (Ma-thi-ơ 17:24-27). Bởi vậy, Stater là bằng một tetradrachm, và đáng chú ý vào thời đó, chỉ tiền bằng bạc của đế quốc La-mã trong phương Ðông là tetradrachm, didrachm bấy giờ không có hay chỉ đúc ít thôi. Didrachm được nói đến như là tiền trong khúc kể trên, và bằng một siếc lơ của người Hê-bơ-rơ. Ðồng denarius, xu của người La-mã, cũng như đồng drachm Hy-lạp, bấy giờ cân nặng ngang nhau, được kể là đồng tiền thông dụng (Ma-thi-ơ 22:15-21; Lu-ca 20:19-25). Về tiền bằng đồng ăn một phần tư xu, hoặc đồng ăn phần nửa đồng đó, hoặc ăn phần tư đồng đó, hết thảy có lẽ đều là tiền chính thông dụng trong bản thổ. Những loại chính thức của người Do-thái tận cùng với đồng tiền của danh nhơn Barkobab, là người cầm đầu cuộc khởi loạn trong đời hoàng đế Hadrien. Các đồng tiền quan hệ nhứt của Barkobab là những siếc lơ vậy.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.