Tổ phụ. Patriarche.

        


      Là cha hoặc người đứng đầu một dòng giống; danh từ nầy trong Tân Ước chỉ về người sáng lập nòi giống và dân tộc Hê-bơ-rơ. Danh từ đó ứng dụng cho Áp-ra-ham (Hê-bơ-rơ 7:4), mười hai con trai Gia-cốp (Công vụ các sứ đồ 7:8,9), vua Ða-vít (2:29). Trong bản Septante, danh hiệu đó chỉ chung về các người tin kính và các trưởng một gia đình hoặc một chi phái (I Sử ký 24:31; 27:22; II Sử ký 26:12), mà đời sống họ được chép trong Cựu Ước như thời Môi-se, như các tổ phụ trước Nước lụt mà dòng dõi được chép trong các gia phổ Sáng thế ký 5:; 11:. Trong thế hệ tổ phụ, quyền cai trị một tộc đảng coi như quyền của cha. Quyền đó trước nhứt ở trong tay người sanh ra chi phái, truyền lại cho con đầu lòng, hoặc dòng trưởng nam. Người đứng đầu từng mấy chi họ, mà chi phái ngày càng bành trướng rộng, cầm một quyền như thế trong một phạm vị riêng có hạn chế.
       Thời đại các tổ phụ là thời kỳ trước sự thiết lập thần quyền ở núi Si-na-i, khi mỗi tổ phụ đứng đầu một chi họ làm thầy tế lễ cho nhà riêng mình, và bởi đó, Ðức Chúa Trời giao thông với người.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.