Trung bảo. Médiateur.

        


      Trong Tân Ước, phàm nói đến danh từ Trung bảo đều chỉ về Ðức Chúa Jêsus,như I Ti-mô-thê 2:5; Hê-bơ-rơ 8:6; 9:15; 12:24. Duy có một chỗ nói Môi-se là người trung bảo của luật pháp, như Ga-la-ti 3:19,20 đó. Nhưng; tiếng Trung bảo mà Kinh Thánh thường dùng có ba phương diện:
       1. Cầu xin Chúa thay người cũng là ý trung bảo, như Áp-ra-ham cầu nguyện thay Sô-đôm (Sáng thế ký 18:23-33). Môi-se, Sa-mu-ên cầu nguyện thay dân Y-sơ-ra-ên (Xuất Ê-díp-tô ký 32:30-34; I Sa-mu-ên 7:8-12; xem Giê-rê-mi 15:1). Còn Giăng 17:thì chép Chúa Jêsus là Ðấng Ðại Trung bảo, cầu nguyện thay Hội Thánh, sau khi lên trời, Ngài ngồi bên hữu Ðức Chúa Trời, vẫn cầu nguyện thay cho người ta (Rô-ma 8:34; Hê-bơ-rơ 7:25; I Giăng 2:1).
       2. Khi lập giao ước, có người đứng trung bảo. Lúc Ðức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham (Sáng thế ký 15:18), không có người ở giữa làm trung bảo. Nhưng xem Ga-la-ti 3:15-18 thì dường như Chúa tự làm Trung bảo. Về sau Chúa lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên thì có Môi-se làm trung bảo (Xuất Ê-díp-tô ký 19:10-25; 20:18-21). kịp khi Chúa Jêsus đến, Ngài phó mình chuộc tội, được làm chức Trung bảo của Tân Ước ở giữa Ðức Chúa Trời và loài người.
       3. Thầy tế lễ dâng của lễ trung bảo. Dân đến trước mặt Ðức Chúa Trời, tất phải nhờ thầy tế lễ thuộc ban A-rôn làm giới thiệu. Mà người trung bảo cần yếu hơn hết tức là thầy tế lễ lớn. Thơ Hê-bơ-rơ luận kỹ càng về Ðấng Christ làm Trung bảo.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.