Ðức Chúa Trời. Dieu.

       


      Danh từ "Ðức Chúa Trời" (hoặc Ðấng Thượng Ðế), theo tiếng Hy-lạp, trong Tân Ước mô tả Ðấng mà người ta thờ phượng và cầu xin như là Thần, và theo tiếng Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước cũng dịch như thế có nghĩa đầu nhứt là quyền phép. Trên môi miếng của tín đồ Ðấng Christ, danh từ Ðức Chúa Trời cốt yếu dùng để chỉ Thần Cao cả mà người thờ phượng và cầu xin giúp đỡ. Ý thứ nhứt về Ðức Chúa Trời, trong đó tóm tắt đều gọi là thần luận, là kết quả của sự khải thị chung mà Ðức Chúa Trời đã tự tỏ ra cho mọi người trong cõi thiên nhiên. Những lẽ thật gồm lại trong đó vẫn luôn luôn lặp lại, thêm ý, và được sâu nhiệm trong Kinh Thánh, song những lẽ thật đó không phải bày tỏ như giả định trước lúc lập nền tảng của sự khải thị đặc biệt chép trong Kinh Thánh, -- tức khải thị lớn về ơn điển Ðức Chúa Trời cho tội nhơn. Trong cõi thiên nhiên, người chỉ có thể học biết Ðức Chúa Trời cần phải là Ðấng thế nào, và vì những thuộc tánh cốt yếu Ngài, Ngài phải làm gì; song cần phải có một sự thông đồng đặc biệt từ Ngài cần phải có để cho ta biết chắc, trong sự yêu thương vô hạn, Ngài sẽ làm gì để giải thoát tội nhơn khỏi tội, và cho họ hưởng phước thông công với Ngài. Ðể làm một sự khải thị đầy đủ về ơn điển cứu chuộc đó, người tội cần một sự khải thị càng sâu nhiệm minh bạch hơn về cách thức sự thực hữu Ngài, bởi đó cuối cùng Ngài được tỏ ra trong sự hiệp một bổn thể Ngài gồm có Ba Ngôi vị khác nhau, theo như đó là chỉ là một Ðức Chúa Trời, nhờ Ngài, từ Ngài, bởi Ngài mà muôn vật được dựng nên, là Ðấng vừa là Chúa Cha cung cấp, vừa là Chúa Con làm trọn, vừa là Thánh Linh áp dụng việc cứu chuộc. Chỉ bởi sự bày tỏ lẽ mầu nhiệm siêu việt nầy về Ba Ngôi hiệp một mà sự khải thị về Ðức Chúa Trời là ai mới được đầy đủ. Không có gợi ý về Ba Ngôi trong sự khải thị chung bằng cõi thiên nhiên, ấy là vì cõi thiên nhiên thật không có gì nói về sự cứu chuộc, và chỉ bởi phương pháp cứu chuộc mới tỏ cho biết những sự sâu nhiệm của bổn tánh Ðức Chúa Trời. Ấy chỉ rất tỏ tường trong Tân Ước, vì đến thời kỳ Tân Ước mới tới sự khải thị về ơn cứu chuộc, là ơn đã được sửa soạn suốt cả thời Cựu Ước, mà nay mới thật được nên trọn. Một lẽ rất mầu nhiệm như thế được đặt trước tâm trí tối tăm của người là do những sự cần thiết của chính phương pháp cứu rỗi đó, được thiết lập trong sự khác nhau của Ba Ngôi Ðức Chúa Trời, mà phải nhờ nền tảng của Ba-Ngôi hiệp một mới có thể hiểu được.
       Bởi đó, bổn tánh Ðức Chúa Trời đã được tỏ cho người trong ba bậc, ngang với ba lớp khải thị, và ta sẽ tự nhiên được biết Ngài: Trước nhứt, như Thần Vô hạn, hoặc Ðức Chúa Trời của cõi thiên nhiên; kế đến như Ðấng Cứu chuộc tội nhơn, hoặc  Ðức Chúa Trời của ơn điển; và cuối cùng như Cha, Con, và Thánh Linh, hoặc Ba-Ngôi Ðức Chúa Trời.
       I. Ðức Chúa Trời, Thần Vô hạn.-- Sự nhận biết sự thực hữu của Ðức Chúa Trời tỏ dấu về lẽ thật mà người biết bởi trực giác như quan thiệp với sự tin phổ thông và không tránh được của người, và sự nhận biết đó được ban ngay lúc người được biết về nghĩa bản ngã, là bản ngã nhờ và chịu trách nhiệm, và bởi đó chỉ về người lẽ thật đó nhờ, là người phải chịu trách nhiệm đối với lẽ thật đó. Tri giác trực tiếp nầy về Ðức Chúa Trời được chứng quyết và những tài liệu về ý đó được mở mang bởi một loại lý lẽ gọi là "chứng cớ hữu thần." Những chứng cớ đó là do ta cần phải tin có sự thực hữu thực của một Ðấng hoàn toàn vô hạn; cần phải tin có một lý cớ đủ để cắt nghĩa vũ trụ nầy; cần phải tin có một trước giả thông sáng của trật tự và của các sự xảy ra trong cõi thiên nhiên; và cần phải tin có một Ðấng lập pháp và phán xét cho những sinh vật nhờ luật đạo đức, có cảm giác về bổn phận và về trách nhiệm, biết những sự phản đối đạo đức trong thế gian và muốn làm phải lẽ, và biết bởi trực giác nên làm những điều phải song không thực hiện được. Kinh Thánh tỏ rõ những chứng cớ đó là thật, và bởi những sự bày tỏ siêu phàm của Ðức Chúa Trời trong phương pháp cứu chuộc, với những phép lạ, cũng làm chứng quyết nữa. Từ những chứng cớ hữu thần, ta chẳng những học biết Ðức Chúa Trời thật có, song cũng cần được biết theo nguyên lý của duyên cớ đủ, nhiều về bổn tánh Ðức Chúa Trời nữa. Ý đó còn được mở mang hơn theo nguyên lý giải nghĩa bởi những cớ rất cao ta có thể biết, và bởi ta tự nhiên công nhận Ngài là Ðấng làm nguồn của mọi nhơn đức và mọi điều tốt lành trong mình. Như vậy, ta đã được biết Ðức Chúa Trời như là một Thần riêng biệt, vô hạn, vĩnh viễn, và không có giới hạn về bổn thể, trí khôn, tình cảm và ý muốn đều thuộc về Ngài như một Thần có Ngôi vị. Các thuộc tánh về Ngài như thế, gồm lại sự tự hữu, độc lập, duy nhứt, độc nhứt, không thay đổi, vô sở bất tại, thông biết và khôn ngoan vô hạn, tự do, quyền phép, chơn thật, công bình, thánh khiết và tốt lành vô hạn, chẳng những được công nhận song cũng được minh chứng linh hoạt trong Kinh Thánh. Vậy, Kinh Thánh bởi sự khải thị đó đóng ấn đặc biệt trên mọi tiểu tiết về ý tự nhiên của Ðức Chúa Trời.
       II. Ðức Chúa Trời, Ðấng Cứu chuộc tội nhơn.-- Dầu có lặp lại sự dạy dỗ về cõi thiên nhiên tỏ sự thực hữu và bổn tánh của Ðấng Tạo hóa và Chúa muôn vật riêng biệt, Kinh Thánh cũng chú trọng về ơn điển, tức sự yêu thương không đáng được, của Ngài như tỏ ra trong các sự giao tiếp với các vật thọ tạo có tội và đáng bị cơn thạnh nộ. Nhưng mà, trong sự khải thị Kinh Thánh, khi so với các thuộc tánh đạo đức khác thì dường như ơn điển đó được tỏ ra ít, và chỉ được tỏ rất rõ và rất đầy đủ khi so với các thuộc tánh đi đôi với mình, nhứt là sự công bình và sự thánh khiết Ngài, và ơn điển đó được tỏ ra như cùng làm và hiệp với hai thuộc tánh đó cách trọn vẹn. Kinh Thánh không tỏ ra Ðức Chúa Trời như Ðấng tha thứ vì thật lo đến rất ít về tội, hoặc vì Ngài cốt yếu là Ðấng yêu thương hoàn toàn đến nỗi mọi thuộc tánh khác hầu như vô dụng trước lòng nhơn từ vô hạn của Ngài. Thà hơn, Ngài được tỏ ra là Ðấng chịu cảm động để cứu tội nhơn khỏi sự mắc tội và ô uế, vì Ngài thương xót các vật thọ tạo bởi tay Ngài, mắc cạm bẫy tội, với một nhiệt độ sanh ra từ lòng nóng nảy gớm ghiếc tội lỗi và sự Ngài quyết định công bình lấy sự báo ứng không tha thứ mà thăm viếng; và bởi một phương pháp khiến Ngài thỏa mãn hoàn toàn về sự công bình và thánh khiết vô hạn như đối với chính sự yêu thương không giới hạn của Ngài. Kinh Thánh bày tỏ Ðức Chúa Trời của ơn điển gồm lại sự mở mang giàu nhứt mọi thuộc tánh đạo đức Ngài, và Ðức Chúa Trời của Kinh Thánh trong sự đầy đủ của ý đó, được bày tỏ như trên mọi sự khác là Ðức Chúa Trời của luân lý. Ấy như nói rằng, Ngài có một cảm giác rõ rệt và chơn thật về đạo lý đến nỗi có thể xem xét cách rất đúng tánh cách đạo đức đúng của mỗi người, hoặc công việc, và phán xét với một bậc rất thích hợp và hoàn toàn. Sự vô hạn của tình yêu Ngài được tỏ ra rõ ràng vì khi ta còn mắc tội, Ngài đã yêu ta, dầu với bổn tánh vô hạn Ngài phản đối với tội lỗi ta một cách gớm ghiếc và tức giận vô hạn. Sự mầu nhiệm của ơn điển đúng ở sự thương xót của Ðức Chúa Trời ghen ghét tội lỗi đối với người mắc tội lỗi vậy; và sự khải thị cao cả của Ðức Chúa Trời như là Ðấng yêu thương, thánh khiết được bày tỏ trong phương pháp Ngài để cứu chuộc, tức Ngài cứ công bình dầu cho người tội được xưng công bình. Vì phương pháp đó dường có sự trái lý lớn tức là chính Ðấng Ðoán xét công bình vô hạn lại trở nên Ðấng thay thế cho tội nhơn ở trước luật pháp Ngài, và Ðức Chúa Trời đáng ngợi khen vô cùng nhận lấy trong chính ngôi vị Ngài án phạt của tội.
       III. Ðức Chúa Trời, Cha, Con, và Thánh Linh.-- Những phần tử của chương trình sự cứu rỗi được đâm rễ trong bổn tánh mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời, vì trong Ngài có sự đồng hữu ba ngôi vị khác nhau với sự duy nhứt hoàn toàn của bổn thể; và sự khải thị ba ngôi vị được tỏ ra tự nhiên trong sự thực hành chương trình cứu rỗi đó; tức là Cha sai Con đến làm giá chuộc tội, và Con khi trở về lấy sự vinh hiển vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian, sai Ðức Thánh Linh để ứng dụng sự cứu chuộc cho loài người. Vậy sự bày tỏ thực sự nền tảng nầy của bổn tánh Ngài đã đợi chờ đến thời đã định để thi hành sự cứu chuộc đã hứa từ lâu; ấy được làm trọn trước hết bằng thực sự hơn là bằng lời bởi sự hiện ra thật của Ðức Chúa Con trên mặt đất, và sau bởi những sự bày tỏ của Ðức Thánh Linh là Ðấng đã được sai đến làm đại biểu Ngài khi Ngài vắng mặt. Mới khởi đầu chức vụ Ðấng Christ, Ba Ngôi đó được bày tỏ cách linh hoạt cho ta lúc Ngài chịu lễ báp-têm. Dầu không có một câu Kinh Thánh nào thu lại mọi tiểu tiết về sự mầu nhiệm lớn nầy và giải nghĩa, song không thiếu các câu Kinh Thánh chép về Ba Ngôi vị để tỏ ra cùng một lúc sự hiệp nhứt và sự khác nhau. Có lẽ câu rõ hơn hết là câu về lễ báp-têm nhơn danh Ba-Ngôi mà Chúa phục sanh đặt vào miệng các môn đồ Ngài (Ma-thi-ơ 28:19), và lời chúc phước trong II Cô-rinh-tô 13:14. Song những phần tử cốt yếu dự phần và hiệp lại để thành sự khải thị lớn nầy về Ba Ngôi Ðức Chúa Trời thường chia khác hẳn với nhau. Phần từ chính thức là thực sự lập hiến: (1) chỉ có một Ðức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 6:4; Ê-sai 44:6; I Cô-rinh-tô 8:4; Gia-cơ 2:19); (2) Ðức Chúa Cha là Ðức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 11:25; Giăng 6:27; 8:41; Rô-ma 15:6; I Cô-rinh-tô 8:6; Ga-la-ti 1:1,3,4; Ê-phê-sô 4:6; 6:23; I Tê-sa-lô-ni-ca 1:1; Gia-cơ 1:27; 3:9; I Phi-e-rơ 1:2; Giu-đe 1) Ðức Chúa Con là Ðức Chúa Trời (Giăng 1:1,18; 20:28; Công vụ các sứ đồ 20:28; Rô-ma 9:5; Hê-bơ-rơ 1:8; Cô-lô-se 2:9; Phi-líp 2:6; II Phi-e-rơ 1:1); và Ðức Thánh Linh là Ðức Chúa Trời (Công vụ các sứ đồ 5:3,4; I Cô-rinh-tô 2:10,11; Ê-phê-sô 2:22), và (3) Cha, Con, và Thánh Linh là biệt riêng ra khỏi ngôi vị nầy với ngôi vị kia, phân biệt bởi các danh xưng, có thể sai hoặc được sai bởi một ngôi khác, có thể yêu và tôn trọng lẫn nhau v.v. (Giăng 15:26; 16:13,14; 17:8,18,23; 16:14; 17:1). Lẽ đạo của Ba ngôi chỉ là tổng hợp những thực sự nầy, và vì không thêm gì vào, chỉ nhìn nhận trong sự hiệp một của Ðức Chúa Trời có Ba Ngôi hiệp một vậy, như có trong sự thi hành phương pháp cứu chuộc. Trong sự thi hành việc nầy, khi so sánh các ngôi với nhau, có một lối tòng phục lẫn nhau, vì Cha sai Con, và Con sai Thánh Linh; song cả ba được bày tỏ trong Kinh Thánh ngang nhau về bản tánh cốt yếu, mà Ðức Chúa Trời trên cả mọi sự đáng ngợi khen đời đời (Rô-ma 9:5). Và bởi vậy, ta phải hiểu sự tòng phục đó, như thật là về phần phép tắc hơn là về phần cốt yếu, tức là quan hệ với hành động mỗi Ngôi vị trong việc cứu chuộc, và không quan hệ đến sự khác nhau về bổn tánh.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về Ðức Chúa Trời như sau:
       Na-hum 1:2.-- Ðức tánh của Ðức Chúa Trời trong Na-hum. Xem bài Na-hum.
       Ma-thi-ơ 6:33.-- Ðịnh nghĩa nước Ðức Chúa Trời. Xem bài Nước.
       Công vụ các sứ đồ 17:29.-- Hy-lạp genos tức "nòi giống." Lời trưng dẫn nầy chỉ về công việc tạo thành của Ðức Chúa Trời, tại đó Ngài dựng nên người (tức loài người, dòng giống A-đam) theo chính ảnh tượng Ngài, Sáng thế ký 1:26,27, như vậy quở trách tư tưởng rằng "Chúa giống như vàng," v.v.. Lời "Cha" không dùng đến, và khúc nầy cũng không chứng quyết điều gì thuộc về phận làm Cha hoặc làm Con, là những thân thuộc căn cứ trên đức tin và trên sự tái sanh. So Giăng 1:12,13; Ga-la-ti 3:26; 4:1-7; I Giăng 5:1.
       Ma-la-chi 1:6.-- So Ê-sai 63:16, lời chua. Sự thân thuộc đây là về dân tộc, không phải cá nhơn (Giê-rê-mi 3:18,19); đây, dường như người Do-thái gọi Ðức Giê-hô-va là "Cha," song không phục Ngài như là con. Xem Giăng 8:37-39; Rô-ma 9:1-8.
       Giăng 1:18.-- So Sáng thế ký 32:30; Xuất Ê-díp-tô ký 24:10; 33:18; Các quan xét 6:22; 13:22; Khải Huyền 22:4. Ðức Chúa Trời, thể yếu của Ngài, trong chính Ba Ngôi hiệp một Ngài, không có người nào trong xác thịt đã thấy. Song Ðức Chúa Trời hiện ta thành hình thiên sứ, nhứt là như thành nhục thể trong Chúa Jêsus Christ, đã được thấy bởi người ta (Sáng thế ký 18:2,22; Giăng 14:8,9).
       Ma-thi-ơ 28:19.-- Lời "danh" nầy trong nguyên văn là số một, nhơn "danh" chớ không phải "các danh." Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh là danh chót của Ðức Chúa Trời độc nhứt, chơn thật. Danh đó chứng quyết: 
             (1) Ðức Chúa Trời là một. 
             (2) Ngài ở một Ngôi vị có ba mặt, tỏ ra bởi sự thông công như Cha và Con; bởi một cách thức thực tại như Thánh Linh; và bởi những phần khác nhau mà Ðức Chúa Trời lấy trong sự tỏ mình ra và trong công việc cứu chuộc, như trong Giăng 3:5,6 (Thánh Linh), 16,17 (Cha và Con). trong Ma-thi-ơ 3:16,17; Mác 1:10,11; Lu-ca 3:21,22, Ba Ngôi cùng nhau được bày tỏ ra. 
             (3) Sự hiệp lại trong một danh của Ba Ngôi chứng quyết sự bình đẳng và sự duy nhứt của bổn thể.
       Ma-la-chi 2:15.-- Ðức Chúa Trời là Thần trong Cựu Ước. Xem bài Thánh Linh.
       Ma-la-chi 3:18.-- Tóm tắt sự khải thị trong Cựu Ước về Ðức Chúa Trời được tỏ trong Cựu Ước.
       1. Bởi các danh xưng Ngài, như sau:
                           Hạng         Quốc văn                Tiếng Hê-bơ-rơ ngang hàng 
                          ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                          Ðầu nhứt       Ðức Chúa Trời       El, Elah, hay Elohim (Sáng thế ký 1:1, lời chua).
                                                   Ðức Giê-hô-va       Giê-hô-va (Sáng thế ký 2:4, lời chua). 
                                 Chúa        Adon hay Adonai (Sáng thế ký 15:2, lời chua)
                   
                          Liên lạc với El       Ðức Chúa Trời Toàn năng        El-Shaddai (Sáng thế ký 17:1, lời chua).  
                          tức Ðức Chúa Trời       Ðức Chúa Trời Chí Cao       El-Elyon (Sáng thế ký 14:8, lời chua).       
                                hay Ðấng Chí Cao 
                                 Ðức Chúa Trời đời đời           El-Olam (Sáng thế ký 21:33, lời chua).
                   
                                                    Liên lạc với Giê-hô-va         Giê-hô-va Ðức Chúa Trời               Giê-hô-va Elohim (Sáng thế ký 2:7, lời chua). 
                          tức Ðức Chúa Trời       Chúa Giê-hô-va       Adonai Giê-hô-va (Sáng thế ký 15:2 lời chua).
                          Giê-hô-va các cơ binh       Giê-hô-va Sabaoth (I Sa-mu-ên 1:3, lời chua).       
                      
      Ba ngôi được gợi ý bởi ba lần lập lại số thứ ba như kể trên. Ấy không phải là một sự sắp đặt quyết đoán, song trích là tự nhiên từ chính Cựu Ước. Sự khải thị của Ðức Chúa Trời bởi các danh Ngài không hề thay đổi trong sự liên lạc với sự cần dùng đặc biệt kia của dân Ngài, và không có sự cần dùng nào của người mà các danh nầy không thể cung cấp vì tỏ ra nguồn chơn thật của người là ở trong Ðức Chúa Trời. Ngay trong sự thất bại và tội lỗi người, ấy chỉ bày tỏ những sự khải thị mới và đầy đủ hơn trong sự đầy trọn của Ðức Chúa Trời.
       2. Các sách Cựu Ước bày tỏ sự thực hữu của một Ðấng Cao cả, là Ðấng Tạo hóa của vũ trụ và loài người, là Nguồn của mọi sự sanh hoạt và mọi sự trí thức, là Ðấng phải được thờ phượng và hầu việc bởi loài người và thiên sứ. Ðấng Cao cả nầy là một, song theo một nghĩa không tỏ ra đầy đủ trong Cựu Ước, là một số duy nhứt trong số nhiều. Ấy được tỏ ra bởi danh số nhiều Elohim, bởi sự dùng số nhiều chỉ người trong sự liên lạc lẫn nhau của Ðức Chúa Trời như được chứng trong Sáng thế ký 1:26; 3:22; Thi Thiên 110:1; và Ê-sai 6:8. Danh số nhiều nầy thật là Ba Ngôi được tỏ trong ba danh đầu tiên của Ðức Chúa Trời, và trong ba lần xưng hô của các Sê-ra-phim trong Ê-sai 6:3. Sự liên lạc lẫn nhau của Ðức Chúa Trời là Cha và Con được tỏ trực tiếp trong Thi Thiên 2:7 (với Hê-bơ-rơ 1:5); và Thánh Linh được công nhận cách riêng biệt trong phẩm vị Ngài, và mọi thuộc tánh của Ðức Chúa Trời đều xưng thuộc về Ngài (xem Sáng thế ký 1:2; Dân số ký 11:25; 24:2; Các quan xét 3:10; 6:34; 11:39; 13:25; 14:6,19; 15:14; II Sa-mu-ên 23:2; Gióp 26:13; 33:4; Thi Thiên 106:33; 139:7; Ê-sai 40:7; 59:19; 63:10. Xem Ma-la-chi 2:15, lời chua).
       3. Sự thành nhục thể tương lai được báo trước trong các lần Chúa hiển hiện ra, hoặc Ðức Chúa Trời mặc lấy hình người mà hiện đến (xem Sáng thế ký 18:1,13, 17-22; 32:24-30), và được dự ngôn rõ ràng trong những lời hứa có quan thiệp với sự cứu chuộc (xem Sáng thế ký 3:15) và với Giao ước Ða-vít (xem Ê-sai 7:13,14; 9:6,7; Giê-rê-mi 23:5,6). Sự khải thị về Ðức Chúa Trời trong Tân Ước soi sáng cho sự khải thị của Cựu Ước đến nỗi được thấy rõ, từ Sáng thế ký đến Ma-la-chi, Cựu Ước là sự tả bóng của sự thành nhục thể hầu đến của Ðức Chúa Trời trong Chúa Jêsus là Ðấng Christ. Trong lời hứa, giao ước, hình bóng, và tiên tri, Cựu Ước chỉ trước đến Ngài.
       4. Sự khải thị về Ðức Chúa Trời cho loài người là một sự khải thị của phép tắc và sự cứu chuộc. Ngài đòi sự công bình từ người, song cứu người không công bình bởi của lễ; và trong sự tiếp xúc cứu chuộc của Ngài với người hết thảy ngôi vị của Ðức Chúa Trời và thuộc tánh được tỏ ra. Cựu Ước bày tỏ sự công bình của Ðức Chúa Trời ngang với sự thương xót Ngài, song chẳng bao giờ phản đối với sự thương xót Ngài. Nước lụt, v.v. là một ơn thương xót không tả xiết cho các đời chưa sanh ra. Từ Sáng thế ký đến Ma-la-chi, Ngài được tỏ ra như là Ðức Chúa Trời đang tìm kiếm, là Ðấng không vui về sự chết của kẻ ác, và chứa chất trước mặt tội nhơn mọi chứng cớ có thể được để khuyên giục người tin cậy và vâng phục.
       5. Trong sự từng trải của các anh hùng đức tin Cựu Ước, Ðức Chúa Trời của họ bao giờ cũng soi dẫn kính sợ song chẳng hề sợ hãi như tôi mọi; và họ trổ hết mọi tài về ngôn ngữ để bày tỏ sự yêu thương và sự tôn thờ của mình đối với lòng nhơn từ bác ái, và sự yêu thương êm ái Ngài. Sự yêu thương tôn thờ đó của các Thánh đồ Ngài là lời đáp đắc thắng cho những người mạo xưng thấy sự khải thị của Ðức Chúa Trời trong Cựu Ước là ác nghiệt và xua đuổi. Ấy là hòa hiệp chớ không mâu thuẫn với sự khải thị của Tân Ước về Ðức Chúa Trời trong Ðấng Christ.
       6. Những khúc nói Ðức Chúa Trời có các phần thân thể và tình cảm người (xem Xuất Ê-díp-tô ký 33:11,20; Phục truyền luật lệ ký 29:20; II Sử ký 16:9; Sáng thế ký 6:6,7; Giê-rê-mi 15:6) đều có ý bóng và có nghĩa rằng trong bổn thể vô hạn của Ðức Chúa Trời có điều ngang với những điều nầy -- mắt, tay, chơn v.v.; và sự ghen tương và cơn giận được xưng thuộc Ngài đều là các cảm tình của sự yêu thương hoàn toàn và trọn vẹn trước sự phá hoại của tội lỗi.
       7. Trong sự khải thị Cựu Ước, có một nghĩa thật, trừ ra hoàn toàn khỏi tội hoặc sự khuyết điểm, Ðức Chúa Trời giống những người thọ tạo của Ngài (Sáng thế ký 1:27), và sự khải thị cao cả và trọn vẹn của Ðức Chúa Trời mà Cựu Ước chỉ đến, ấy là sự khải thị trong và bởi một Người hoàn toàn.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.