(1) Vì Ai-cập là nơi trung tâm lớn chế tạo vải gai đời thái cổ, nên ta thấy lần thứ nhứt Kinh Thánh ngụ ý đến vải gai có quan thiệp đến xứ đó. Giô-sép khi sung chức toàn quyền xứ Ai-cập được "mặc áo vải gai mịn" (Sáng thế ký 41:42; shêsh, lời chua, Lụa), và giữa vòng những lễ vật dâng làm Ðền tạm mà người Y-sơ-ra-ên đem theo từ xứ Ai-cập là "chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, vải gai mịn" (Xuất Ê-díp-tô ký 25:4; 35:6).
(2) Song trong Xuất Ê-díp-tô ký 28:42 và Lê-vi ký 6:10, quần lót và áo lá của thầy tế lễ được nói là bằng vải gai (bad); và bộ áo mặc trong ngày Ðại lễ Chuộc tội của thầy tế lễ thượng phẩm cùng đai lưng và mão đều cùng bằng một thứ đó (Lê-vi ký 16:4). Theo sự so sánh của Xuất Ê-díp-tô ký 28:42 với 39:28, dường như bad và Shêsh là đồng nghĩa.
(3) Bủts, bao giờ cũng dịch là "vải gai mịn," chỉ trừ II Sử ký 5:12, dường là một lời sau, và có lẽ cũng như tiếng Hy-lạp Bússos ở trong bản Septante. Ấy được dùng làm y phục cho ban hát người Lê-vi trong Ðền thờ (II Sử ký 5:12), áo khoác ở trên của các vua ngoài áo dài đúng kích thước (I Sử ký 15:27), và bức màn của Ðền thờ thêu bởi tay thợ khéo ở Ty-rơ (II Sử ký 3:14). Bộ áo của người giàu trong ví dụ là "áo tía và áo bằng vải gai mịn" (bússos, Lu-ca 16:19). "Vải gai mịn màu tía, lụa" được nói đến trong Khải Huyền 18:12 như là hàng hóa của Ba-by-lôn bí mật.
(4), (5) Etủn (Châm Ngôn 7:16), và sâdỵn (Các quan xét 14:12,13), cũng có nghĩa là vải gai. Song danh từ chung gồm cả những thứ đã kể trên là pishteh, được dùng đến -- giống "vải bông" -- để chỉ về đay (Các quan xét 15:14), hoặc thứ nguyên liệu mà người ta dệt vải gai, cũng chỉ về chính thứ cây đó (Giô-suê 2:6), và nơi chế tạo. Danh từ đó thường tương đối với lông chiên, như là một thứ sản vật (Lê-vi ký 13:47,48,52,59; Phục truyền luật lệ ký 31:13; Ô-sê 2:5,9), và dùng làm lưới (Ê-sai 19:8), dây lưng (Giê-rê-mi 13:1), và những dây đó (Ê-xê-chi-ên 40:3), cũng dùng làm bộ áo của thầy tế lễ (Ê-xê-chi-ên 44:17,18).
Tiến sĩ Scofield chú thích về vải gai mịn như sau:
Xuất Ê-díp-tô ký 27:9.-- Vải gai mịn thường chỉ bóng sự công bình của cá nhơn (Xuất Ê-díp-tô ký 26:1, so Khải Huyền 19:8, vải gai đây hình bóng đời sống vô tội của Ðấng Christ), và trong bố vi của hành lang thì chỉ về mực thước của sự công bình mà Ðức Chúa Trời đòi người nào muốn, nhờ sự công bình chính mình, đến cùng Ngài. Ðấng Christ, nói theo ý bóng, đặt bố vi hành lang trong Lu-ca 10:25-28. Chỉ có một đường để đến gần, ấy là cái "cửa" (Xuất Ê-díp-tô ký 27:16; Giăng 10:9). Bố vi của hành lang ngăn cản người tự xưng mình công bình và tội nhơn công khai, vì cao "năm thước" (Xuất Ê-díp-tô ký 27:18, chừng 2m50).