Vinh hiển. Gloire.

       

      Vinh hiển thật của Ðức Chúa Trời tức là chỉ về thánh sạch, khôn ngoan, yêu thương và công bình của Ngài. Vinh hiển đó có khi tỏ ra cho người ta, chính Môi-se đã từng thấy hai lần (Xuất Ê-díp-tô ký 33:17-23; 34:6,7). Mà Ê-sai và Ê-xê-chi-ên cũng đều thấy được (Ê-sai 6:3; Ê-xê-chi-ên 1:28). Vinh hiển thật của người ta là chỉ về sự trọn lành của kết cuộc người ta: tức là được hưởng vinh hiển, tự do của con cái Ðức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 2:10; Rô-ma 8:18-21). Vinh hiển của Chúa Jêsus thế nào?
       1. Tỏ ra Ngài vốn là Ðức Chúa Trời, vì hạ mình, bỏ ngôi cao sang, nên toan che giấu sự vinh hiển (Giăng 17:5; Hê-bơ-rơ 1:3; I Cô-rinh-tô 2:8; Gia-cơ 2:1).
       2. Bày tỏ nhơn tánh và Thần tánh Ngài liên lạc nhau, nên nhơn tánh Ngài toàn vẹn vô tội. (Sáng thế ký 1:27; II Cô-rinh-tô 3:18; Hê-bơ-rơ 1:3). Vinh hiển đó Ngài đã tỏ ra cách đặc biệt ở trên núi cho ba môn đồ xem thấy (Lu-ca 9:32). Về sau, Ê-tiên, Phao-lô, và Giăng cũng lần lượt thấy cả (Công vụ các sứ đồ 7:55; 9:3; 22:6-11; Khải Huyền 1:13-16). Duy sách Tin lành Giăng chép vinh hiển của Chúa Jêsus không phải chỉ về vinh hiển mắt có thể thấy được nhưng chỉ về vinh hiển thuộc linh (Giăng 1:14; 2:11; 11:40). Ðấng Christ cầu xin Ðức Chúa Cha kíp làm cho vinh hiển cũng là ý đó (Giăng 13:31,32; 17:1; 5:24). Thơ tín của Phao-lô và của Phi-e-rơ cũng có ý vinh hiển đó (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:14; II Cô-rinh-tô 3:7-11; 4:6; Phi-líp 3:21; I Phi-e-rơ 5:1,4). Kịp đến ngày sau rốt thì vinh hiển của Hội Thánh và vinh hiển của Chiên Con lại đầy đủ hơn (Khải Huyền 21:23). Nói tóm lại, vinh hiển của Ðức Chúa Trời không ở sự sáng láng chính mắt thấy, nhưng ở tính cách vốn có (Rô-ma 1:19,20). Phàm việc làm của Ðức Chúa Trời không đâu không có vinh hiển.
       Smith chú thích về Shekinah. Lời nầy không thấy trong Kinh Thánh, song sau người Do-thái có dùng và các tín đồ Ðấng Christ cũng mượn danh từ đó để bày tỏ sự oai nghiêm thấy được của sự hiện diện Ðức Chúa Trời, nhứt là khi ngự ở giữa các Chê-ru-bin trên nắp thi ân trong Ðền tạm, và sau trong Ðền thờ Sa-lô-môn; song không có trong Ðền thờ của Xô-rô-ba-bên, vì ấy là một trong năm điều đặt biệt mà người Do-thái kể là thiếu sót trong Ðền thờ thứ hai. Sự dùng danh từ đó là ở sách Targums, thường hợp thành phép nói bóng về Ðức Chúa Trời, như ngự ở giữa con cái Y-sơ-ra-ên, dùng như vậy, nhứt là bởi Onkelos, để tránh sự mô tả Ðức Chúa Trời như có thân thể. Như trong Xuất Ê-díp-tô ký 25:8, tại đó bản Hê-bơ-rơ chép: "Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ." Onkelos dịch: "Ta sẽ làm cho Shekinah ta ngự ở giữa họ." So Xuất Ê-díp-tô ký 29:45,46 cũng thế. Về sự hiện diện Ngài ngự ở giữa con cái Y-sơ-ra-ên, thì nghĩa Kinh Thánh tỏ ra là sự sáng rất chói lói và vinh hiển bao gồm bởi một đám mây, có khi giấu ở trong, đến nỗi chỉ thấy được phần nhiều chính đám mây đó thôi; song có cơ hội đặc biệt sự vinh quang đó hiện ra. Tân Ước cũng luôn ngụ ý đến Shekinah đó, như Lu-ca 2:9 nhắc lại vinh quang Ngài tên núi Si-na-i (Phục truyền luật lệ ký 33:2, so Thi Thiên 68:17; Công vụ các sứ đồ 7:53; Hê-bơ-rơ 2:2; Ê-xê-chi-ên 43:2). "Ðức Chúa Trời vinh hiển hiện ra" (Công vụ các sứ đồ 7:2,55; cũng xem Hê-bơ-rơ 9:5; Rô-ma 9:4, v.v.). Trong Giăng 1:14 chép: "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta... chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài" hoặc ở II Cô-rinh-tô 12:9, "sức mạnh của Ðấng Christ ở trong tôi," hoặc Khải Huyền 21:3. "Nầy, Ðền tạm của Ðức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng." Chẳng những chỉ về Shekinah, song cũng dạy rằng có quan thiệp với sự thành nhục thể và sự tái lâm trong tương lai của Ðấng Mê-si.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về vinh hiển:
       Xuất Ê-díp-tô ký 40:34.-- So Ê-phê-sô 2:22. Sự vinh hiển đầy trọn (Shekinah) đối với Ðền tạm và Ðền thờ thế nào, thì Thánh Linh đối với "đền thờ thánh," là Hội Thánh; và "đền thờ," là thân thể tín đồ, cũng một thể ấy (I Cô-rinh-tô 6:19).        Ê-xê-chi-ên 9:3.-- Ðáng chú ý về Ê-xê-chi-ên, thầy tế lễ đã được sự hiện thấy về vinh quang của Ðức Giê-hô-va: 
       (1) Khởi hành từ Chê-ru-bin đến ngạch của Ðền thờ (Ê-xê-chi-ên 9:3; 10:4); 
       (2) Từ ngạch của (Ê-xê-chi-ên 10:18); 
       (3) Từ Ðền thờ và thành cho đến núi ở phía Ðông Giê-ru-sa-lem (Ô-li-ve, Ê-xê-chi-ên 11:23); và 
       (4) trở về Ðền thờ thời ngàn năm bình an mà ở đó (Ê-xê-chi-ên 43:2-5).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.