Một khe khởi sự sau khi đi bộ nửa giờ về phía Tây bắc Giê-ru-sa-lem, gần chỗ vẫn gọi là mộ các quan xét, quay về phía Ðông nam độ hai cây số rưỡi, rồi rẽ ngoắt về phía Nam, và cứ tiếp tục hướng đó qua thành và đến trũng Hi-nôm và Ên-Rô-ghên. Tại đó, khe lại vòng về hướng Ðông nam và cứ chạy cong quẹo cho đến Biển Chết. Không có dòng nước nào chảy trong khe đó trừ vào hồi mưa luôn nặng hột lúc mùa Ðông, và không có chứng cớ rằng rạch của khe đó quanh năm có nước. Thật vậy, khe bằng tiếng Hê-bơ-rơ hoặc nghĩa là một sông đào của dòng nước khô cạn mùa Hạ, hoặc chỉ về chính dòng nước lúc mùa Ðông. Theo các văn sĩ dùng tiếng Hy-lạp, khe Xết-rôn chỉ về dòng nước mùa Ðông (Giăng 18:1). Tên đó có thể sanh ra từ nước đục lúc mùa Ðông, hoặc bởi sự mờ tối của trũng, nhứt là các miền thấp nhứt. Ðối với người nói tiếng Hy-lạp, thì lối Hy-lạp của tên gợi ý về cây hương bách, và dòng nước thường gọi là dòng cây hương bách (Giăng 18:1, lời chua bản Anh; II Sa-mu-ên 15:23).
Khe Xết-rôn phân rẽ thành Giê-ru-sa-lem với núi Ô-li-ve, và ai đi từ thành đến Bê-tha-ni hoặc Giê-ri-cô, phải đi ngang qua đó (II Sa-mu-ên 15:23). Khe nầy được coi là giới hạn phía Ðông của thành (I Các vua 2:37; Giê-rê-mi 31:40). Phần trũng ở phía Nam thành ban đầu được dùng làm nơi mộ địa (II Các vua 23:6), và các vua tin kính, thỉnh thoảng thấy cần phải dẹp sạch hình tượng khỏi Ðền thờ, thì làm cho Xết-rôn thành một nơi để ném các tro của những sự gớm ghiếc đó (I Các vua 15:13; II Sử ký 29:16; 30:14; II Các vua 23:4). Người ta kể lại rằng A-tha-li bị điệu đến khe Xết-rôn mới hành hình hầu cho Ðền thờ khỏi bị ô uế bởi huyết của nàng.