Xứ Si-ni. Pays des Siniens.

       


      Một xứ nói đến để minh chứng lời hứa về dân ngoại tin Chúa hoặc người Y-sơ-ra-ên bị tan lạc, sẽ nhóm hiệp lại từ các nơi đầu cùng đất. "Nầy, những kẻ nầy sẽ đến từ nơi xa; kìa, những kẻ kia đến từ phương Bắc, những kẻ nọ đến từ phương Tây, và những kẻ khác từ xứ Si-ni" (Ê-sai 49:12). Vì đã nói đến phương Tây và phương Bắc, thì xứ Si-ni, không tìm ở đó, song ở miền Nam hoặc miền Ðông. Bất cứ tiên tri đứng ở nơi nào mà nói thì những lời đó cũng không chỉ về "họ Si-nít" của người Phê-ni-xi (Sáng thế ký 10:17), vì không phải là một dân tộc ở xa. Ngoài ra, họ còn là một chi phái không quan hệ. Cũng một lẽ đó, không thể chỉ về dân Syene, hoặc Pelusium, hoặc thành nào khác trong Ai-cập (không cứ hiểu nghĩa Sin ở trong Ê-xê-chi-ên 30:15,16 chỉ thế nào). Các dân đó đều hầu ở trung tâm thế gian có người ở, phân rẽ khỏi những địa giới cùng đất chỉ bởi Ê-thi-ô-bi và Ly-bi. Vả lại, những dân trong các thành nầy không biệt lập một dân tộc riêng; cũng không thể nói xứ Si-ni mà Ê-sai nói đó, miễn là nói về toàn xứ Ai-cập, song không có một trong các thành đó quan hệ đáng để chỉ về cả xứ Ai-cập.
       Những thuyết lý chính là:
       (1) Danh từ nầy được chọn là một tên chỉ các xứ ở miền Nam xứ Pha-lê-tin, vì về phương hướng đó có thành của Sin (Pelusium), đồng vắng Sin (Xuất Ê-díp-tô ký 16:1), và núi Si-na-i. Song miền nầy gần quá không thể nói là "nơi xa". Sê-ba và Cúc, thường dùng để chỉ về những phần đầu cùng trái đất về phía Nam, thì xa hơn nhiều.
       (2) Xứ Si-ni là xứ dân Shinas từ đời thái cổ đã ở chơn núi Indou Koh (dãy núi phía Nam A-si ở giữa cao nguyên Pamir và núi Kouen Loun).
       (3) Về phương diện rõ hơn là chỉ về dân Trung Hoa. Tiên tri không nói quyết rằng người Y-sơ-ra-ên đã ở xứ Trung Hoa, (nếu những lời Ê-sai trong khoảng các phu tù trở về). Có thể như vậy, vì có chứng cớ đầu thế kỷ thứ III T.C., Người Y-sơ-ra-ên ở trong đất Trung Hoa, và không biết họ trước đã ở đó bao lâu. Song dân sự bị tan lạc rải rác, dầu vậy, còn tan rã rộng rãi hơn nữa (Ê-sai 11:11). Họ phải từ những địa giới rất xa về. Người ở phía Tây A-si biết đến người Hoa kiều có phải là sự lạ không? Theo lịch sử, có ít bản của người Hoa kiều chép các thương gia Hoa kiều đến các xứ xa lạ rất sớm chừng thế kỷ thứ XII T.C., và các thương gia ngoại quốc vào Trung Hoa rất sớm chừng thế kỷ thứ X T.C. Có lẽ vì sự thông thương trực tiếp giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ, nên vì cớ đó ít nhứt cũng giao thông gián tiếp với các xứ xa hơn về phía Tây nữa. Các nhà khảo cổ tìm được đồ sứ có viết chữ Trung Hoa tại Thèbes, xứ Ai-cập. Pauthier kể lại rằng lời truyền khẩu của người Trung Hoa thuật lại năm 2353 T.C., một đoàn đại biểu đến từ một nơi xa đem của lễ tức là một con rùa sống 1.000 năm, trên lưng có một bảng khắc, viết chữ lạ giống con nòng nọc, kể lại vắn tắt lịch sử thế gian từ cuộc tạo thành. Năm 1110 T.C., có một phái bộ thứ hai của dân tộc bận áo dài đến, và từ Thái Lan, theo ven bờ biển mà về xứ mình thì mất trọn một năm. Những chữ viết giống con nòng nọc gợi ý về lối viết hình chêm của người A-sy-ri và Ba-by-lôn; và áo dài không bận ở các xứ nóng miền Nam Trung Hoa cũng hiệp với thuyết lý những sứ giả đó là người Ba-by-lôn và người A-sy-ri.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về xứ Si-ni.
       Ê-sai 49:12.-- Tên nầy dường như chỉ về dân ở Viễn đông, có lẽ là người Trung Hoa.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.