Xưng nhận. Confession.

        


      Nguyên gốc homologéo (trên chữ o sau cùng có dấu -) có nghĩa là "sự công nhận," "thú nhận" cũng gồm lại sự thay đổi ý kiến hành vi về phận người chủ động. Trong I Ti-mô-thê 6:12, "làm chứng tốt lành;" Hê-bơ-rơ 3:1; 4:14 chú trọng về sự công khai của việc xưng nhận. Về hai tiếng Hy-lạp, cùng một gốc trong Tân Ước, tiếng phức hợp có ek đứng đầu thấy trong nguyên văn Ma-thi-ơ 3:6; Công vụ các sứ đồ 19:18; Rô-ma 14:11; Phi-líp 2:11, tỏ rằng sự xưng nhận đó là một sự thúc giục bên trong, tức là sự tỏ ra ý kiến của lòng mình. Ấy được trưng dẫn về Chúa như Ngài có tình cảm của người trong Gióp 40:9, tại đó Ðức Giê-hô-va phán cùng Gióp cách chế giễu rằng: "Bây giờ ta cũng sẽ khen ngợi (bản Anh, xưng tội với) ngươi," và trong Khải Huyền 3:5, tại đó có nghĩa là "nhận" hoặc "nhận biết."
       Khi nói về người xưng nhận hoặc xưng ra, thì tài liệu của bài xưng nhận phân biệt khác nhau. Dầu vậy, có thể thâu góp hết cả dưới hai đầu đề, xưng nhận đức tin và xưng tội. Xưng nhận đức tin là những sự công nhận công khai về sự thành tín của Ðức Chúa Trời, và về lẽ thật mà bởi đó Ðức Chúa Trời được tỏ ra, như I Các vua 8:33. Ấy là sự kê khai về lòng tin cậy trong Ðấng Christ và về sự dâng mình hầu việc Ngài; Ma-thi-ơ 10:32 "Ai... xưng ta ra trước mặt thiên hạ." Song trong Phi-líp 2:11, sự xưng nhận gồm lại chung cả tình nguyện lẫn không tình nguyện, công nhận quyền cao cả của Chúa Jêsus Christ. Xưng nhận cũng nói mọi sự gồm có trong tôn giáo Ðấng Christ -- "đức tin," dùng về nghĩa chủ quan và rộng nhứt trong Hê-bơ-rơ 3:1; 4:14. Trong cả những khúc nầy lời trưng dẫn là thuộc Tân Ước. "Thầy tế lễ thượng phẩm mà ta tin theo (xưng nhận)," là Thầy tế lễ thượng phẩm mà ta học và ta giao thông trong sự khải thị mới, trong thơ đó so với sự khải thị xưa.
       Xưng tội cũng chia làm nhiều hạng khác nhau: 
       (1) xưng tội với Ðức Chúa Trời thôi. Nơi nào có sự ăn năn thật về tội, người ăn năn tự do xưng tội lỗi mình với Ðức Chúa Trời mình đã phạm tội. Ấy được mô tả trong Thi Thiên 32:3-6; so I Giăng 1:9; Châm Ngôn 28:13. Sự xưng tội như thế có thể hoặc thầm kín, hoặc tỏ bằng lời nói như Ða-ni-ên 9:19; song thường thì như Thi Thiên 51:, hoặc đặc biệt; thì như khi có tội nào được nhận biết cũng có thể nói rộng đến tội lỗi không được lộ ra, song tin là có vì sự hư hoại bên trong được công nhận (Thi Thiên 19:12), và như vậy gồm lại thật có địa vị bổn tánh hư hoại bề trong, và bởi thế gồm lại địa vị cũng như gồm lại các công việc của tội (Rô-ma 7:18). 
       (2) Xưng tội với người lân cận, khi mình lầm lỗi (Lu-ca 17:4). "Dầu trong một ngày họ phạm lỗi cùng ngươi bảy lần, và bảy lần trở lại cùng ngươi mà nói rằng: Tôi ăn năn, thì hãy tha tội cho họ." Chính Gia-cơ 5:16 cũng chỉ về sự xưng tội đó, "hãy xưng tội cùng nhau;" so Ma-thi-ơ 5:23. 
       (3) Xưng tội với người khuyên dạy thuộc linh hoặc người giảng Tin lành, như sự xưng tội của Ða-vít với Na-than (II Sa-mu-ên 12:13), của đoàn dân đến cùng Giăng trong đồng vắng (Ma-thi-ơ 3:6), và của người Ê-phê-sô với Phao-lô (Công vụ các sứ đồ 19:18). Sự xưng tội nầy là sự công nhận chung về tội lỗi, và chỉ kê khai tiểu tiết khi nào lương tâm bị cắn rứt đặc biệt.
       (4) Xưng tội với cả Hội Thánh, tại đó một tội ác nào đã gây sự vấp phạm công khai. "Như tội giấu kín thì phải quở trách cách kín đáo, còn tội công khai thì quở trước công chúng," trong đời các Sứ đồ, tại đó có sự ăn năn thật vì về tội phạm trước nhiều người, sự công nhận tội đó cũng công khai như chính việc lầm lỗi đó. Có sự minh chứng về điều nầy trong việc của người Cô-rinh-tô (so I Cô-rinh-tô 5:3 với II Cô-rinh-tô 2:6).
       Về sự xưng tội với các cố đạo theo ý nghĩa đời Trung cổ và giáo hội La-mã, thì ấy không có nhờ quyền Kinh Thánh dạy. Ấy chỉ nhờ thói xưa khi xem xét những tội nhơn sắp xưng công khai về một tội nặng và người có chức thánh khuyên nên xưng bao nhiêu về tội đó trước công chúng, là một lối làm để khỏi làm hại nếu xưng ra những tiểu tiết. Khi quen làm như vậy rồi, thì lần lần thịnh hành khắp cả. Giáo hội La-mã lập sự xưng tội riêng với cố đạo làm điều kiện để được xóa tội, và lấy sự ăn năn chia ra làm thống hối, xưng tội, và bồi thường.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.