Ðặt tên đó vì Áp-ra-ham đã cười trong sự vui mừng khi có lời hứa sẽ sanh ra Y-sác hình bóng về sự báo trước Ðấng Mê-si sanh ra (Sáng thế ký 17:17); và Sa-ra cười nữa, một phần bởi vô tín vì dường như không thể được vào tuổi bà (18:12), và khi Y-sác sanh ra thì bà lấy lòng vui cảm tạ ơn Chúa mà rằng: "Ðức Chúa Trời đã làm cho tôi một việc vui cười, hết thảy ai hay cũng sẽ vui cười về sự của tôi" (21:6,7 so Ê-sai 54:1). Sự hoài thai ra Y-sác và sự đặt tên trước khi sanh ra cũng hình bóng về Ðấng Mê-si (Lu-ca 1:; Ma-thi-ơ 1:). Y-sác sanh tại Ghê-ra lúc Áp-ra-ham một trăm tuổi.
I. Thời thơ ấu.-- Bị Ích-ma-ên (Người "sanh ra theo xác thịt") "cười cợt" nhằm lễ thôi bú, sự chê cười như Phao-lô tỏ ra, chứa mầm và tinh thần của sự bắt bớ; nhạo báng cách vô đạo mục đích của lời hứa. Bởi đó, con trai của người nữ tôi mọi phải nhường chỗ cho con trai người nữ tự chủ sanh ra bởi "lời hứa." Trong khi cha mẹ tin kính "cười," thì Ích-ma-ên "cười cợt" với cái cười chê bai và ghen ghét. Y-sác là hình bóng "con cái của lời hứa" tin kính, "sanh ra theo Thánh Linh," bởi đó "là con cái của Hội Thánh tự do," "con kế tự tùy theo lời hứa," bị bắt bớ bởi con cái luật pháp và tôi mọi xác thịt, song sau cùng sắp được "hưởng mọi sự làm cơ nghiệp" trừ ra các con cái xác thịt (Ga-la-ti 4:22-31; 5:1; 3:29; Khải Huyền 21:7,8).
II. Thời thanh niên.-- Y-sác vâng theo ý muốn của cha mình (theo sử gia Josèphe: lúc 25 tuổi) khi phải đem củi làm của lễ bằng chính mình và bị trói, là một hình bóng linh động về Ðấng đã mang thập tự giá của chính mình đến chỗ Sọ (Giăng 19:17), và nói rằng: "Tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa" (Thi Thiên 40:7,8; Hê-bơ-rơ 10:7). Sự người còn sống sau ba ngày (Sáng thế ký 22:4), trong đó người đã chết theo ý định của Áp-ra-ham, mô tả trước về sự sống lại của Ðấng Mê-si ngày thứ ba. Quang cảnh của sự dâng của lễ, núi Mô-ri-a có lẽ là núi Ðấng Christ chịu thương khó. Ðiều mà của lễ Y-sác thiêu để làm cho hình bóng được trọn vẹn là sự chết thật và sự thay thế; của lễ bằng sự sống của chiên đực thay vì sự sống người, mà đây miễn trừ, bù đắp chỗ thiếu sót; chiên đực và Y-sác hiệp nhau làm trọn hình bóng. Y-sác hình bóng về Thần tánh của Ðấng Christ, còn chiên đực hình bóng về nhơn tánh của Ngài (Theodoret). "Sừng mắc trong bụi cây" như Chúa Jêsus đội mão triều gai. Y-sác cũng là một loài quí hóa quá để bị giết, vì luật pháp Ðức Chúa Trời không ưng thuận sự giết người làm của lễ. Chúa Cha, vì yêu thương chúng ta, sắm sẵn một thân thể người (Hê-bơ-rơ 10:5) cho Con Ngài, là thân thể có thể chịu chết, làm án phạt mà sự công bình Chúa đòi cho tội lỗi chúng ta; ấy vì Thần tánh của Ðấng Christ không thể chịu Nhơn tánh và Thần tánh hợp thành một Ðấng Christ, là Con người mà cũng là Con Ðức Chúa Trời, như Y-sác và chiên đực cả hai hợp thành một hình bóng. Như vậy, Áp-ra-ham có hân hạnh lạ lùng làm đại diện Chúa Cha; và Y-sác, con duy nhứt của lời hứa, là một trong các hình bóng đáng chú ý nhứt về Chúa Con là Ðấng Mê-si. Tại đây Áp-ra-ham thấy tia sáng mà người ước ao về ngày của Ðấng Mê-si, thì "mừng rỡ" (Y-sác, nghĩa là cười, ra từ sự vui mừng, Giăng 8:56); không phải là Áp-ra-ham đã hiểu đầy đủ về ý nghĩa bóng đó. Cũng vậy Hê-bơ-rơ 11:19 "giống như từ trong kẻ chết (là những hàm của sự chết so II Cô-rinh-tô 1:9,10) mà người lại được con mình," tức trong phương pháp làm tiêu biểu hình bóng về sự chết và sự sống lại của Ðấng Christ. Cũng vậy, dê đực bị giết và dê đực bị đuổi vào đồng vắng hiệp lại trong ngày lễ chuộc tội chỉ về sự chết và sự sống lại của Ðấng Christ. "Nhờ việc làm nầy mà đức tin Áp-ra-ham được trọn vẹn" (Gia-cơ 2:21-23). Không phải được làm cho sống thôi, song là đạt đến sự mở mang tột bực. Ðức tin Áp-ra-ham được "kể là công bình" đã lâu trước, và người được xưng công bình trước mặt Ðức Chúa Trời (Sáng thế ký 15:6). Bởi công việc nầy, người cũng được "xưng công bình" tự nhiên ở trước người ta. Philo Byblius còn giữ lời truyền khẩu người Phê-ni-xi: "Cronus mà người Phê-ni-xi gọi là Y-sơ-ra-ên, làm vua đã có con một bởi nữ thần Anobret gọi là Jahoud (Hê-bơ-rơ: Jahid), là tên người Phê-ni-xi còn dùng để tỏ ra ý con độc sanh, khi có sự nguy hiểm từ chiến tranh xảy ra, đã mặc áo hoàng bào cho con, và đặt lên trên bàn thờ mình đã lập" (theo Eusèbe). Sự làm hư truyện Kinh Thánh như về của lễ Y-sác được căn cứ trên ý người ngoại đạo về sự dâng của lễ cần để đẹp lòng các tà thần trong thời tai nạn. Cũng vậy, vua Mô-áp dâng con mình cho tà thần Kê-móc khi bị ép bởi Y-sơ-ra-ên, Giu-đa, và Ê-đôm (II Các vua 3:27). Ý, dầu sai trong sự ứng dụng, cũng căn cứ trên một truyền khẩu đầu tiên về sự công bình của Ðức Chúa Trời đã chỉ định phải lấy sự sống quí báu làm của lễ để chuộc tội. Sự vâng phục lời Ðức Chúa Trời chơn thật bởi lòng tin cậy và yêu thương của Áp-ra-ham, dầu phải trả giá sự hy sinh lớn nhứt là bởi sự thử thách tỏ ra ít nhứt cũng ngang với sự vâng phục của những người thờ lạy hình tượng. Sự thiên sứ can thiệp đến, sự thế bằng chiên đực, và sự cấm giết người làm của lễ đều ngăn trở sự giả định rằng Ðức Chúa Trời ưng cho giết người làm của lễ, trừ Ðấng Christ mà việc đó làm hình bóng (Sáng thế ký 22:1-18). Không phải bởi sự vâng phục cách mù quáng, vì Áp-ra-ham đã lâu có một sự từng trải rằng Ðức Chúa Trời không có thể truyền một điều gì sai hoặc hung dữ cho dân Ngài, song người có đức tin rằng "Ðức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại" nên vâng phục.
III. Thời thành nhơn.-- Năm 40 tuổi, Y-sác cưới em họ là Rê-be-ca, con gái của Bê-tu-ên, con Na-cô, và bởi nàng Y-sác lúc 60 tuổi có hai con sanh đôi là Ê-sau và Gia-cốp. Tánh tình ưa suy gẫm tỏ ra trong sự "ra ngoài đồng đặng suy gẫm," hoặc cầu nguyện "ngoài đồng lối chiều." Sự chết của mẹ người là Sa-ra đúng trước kỳ đó (Sáng thế ký 23:) lẽ tự nhiên đè nặng trên tâm hồn người và sự giải buồn là sự suy gẫm cầu nguyện, hình bóng về một Ðấng "lên núi để cầu nguyện riêng" (Ma-thi-ơ 14:23); tính khí yên lặng và nín chịu cũng mô tả trước về Chiên Con nhu mì và hèn hạ của Ðức Chúa Trời (Ê-sai 53:7). Vắng vẻ và cầu nguyện là thích hợp nhứt cho một tâm thần đau thương. Sự chết của Sa-ra là tột bực trong sự suy gẫm của người, được chép cách đơn sơ rằng: "Y-sác dẫn Rê-be-ca vào trại của Sa-ra, mẹ mình cưới làm vợ, và yêu mến nàng. Vậy, Y-sác được giải phiền sau khi mẹ mình qua đời." Rê-be-ca bù đắp sự trống rỗng của lòng và nhà người.
Sự yếu đuối và tây vị Ê-sau, có lẽ là vì cớ tánh mạnh dạn của Ê-sau trái ngược vối tánh tình nhu mì và không mạo hiểm của chính người, ấy là sự khuyết điểm của Y-sác; sự chia món ăn người ưa, tức thịt rừng con người săn được, chứng quyết sự tây vị ích kỷ của Y-sác. Người mẹ thì yêu đứa con kiên quyết và yên lặng là Gia-cốp. Ðức Chúa Trời ban cho hai con sanh đôi là lời đáp cho sự cầu nguyện của Y-sác, sau 20 năm cưới vợ mà không con vì Ðức Chúa Trời khi ban cho những phước lớn nhứt thì hơi chậm làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài hầu cho có thể gọi dân Ngài kiên tâm, chờ đợi, có đức tin, cầu nguyện ra vậy (Sáng thế ký 25:21).
IV. Thời già yếu.-- Khi Y-sác được 137 tuổi, tuổi mà Ích-ma-ên qua đời 14 năm trước, tư tưởng về sự chết của anh vào tuổi đó gợi ý sự suy tưởng về sự chết của mình, và gợi ý muốn chúc phước cho con yêu quí hơn hết trước khi hấp hối. Vì người sống 43 năm sau, để thấy Gia-cốp từ xứ Mê-sô-bô-ta-mi về, có lẽ nay người đau rất nguy hiểm; bởi đó, chán những đồ ăn thường, thì ước ao "có thịt ngon tùy theo ý người sở thích." Ê-sau mời cha mình "dậy, ngồi ăn lấy thịt săn của con," tỏ rằng người đang nằm giường. Vả lại, "người lấy làm cảm động quá đỗi" khi Ê-sau vào. Những lời của Ê-sau tỏ rằng người tin Y-sác sắp chết, "Ngày tang của cha đã hầu gần." Có lẽ sự kéo dài đời sống của Y-sác cách bất ngờ cũng khiến cho Ê-sau bỏ mưu định giết Gia-cốp vì đã ăn cắp phước lành của người. Người tôn kính cha mình trong mọi vẻ sơn dã và cuối cùng hiệp với Gia-cốp mà tỏ dấu cuối cùng về sự tôn kính ở nơi mồ mả của cha người, như cả Y-sác và Ích-ma-ên đã gặp tại đám tang của Áp-ra-ham. Sự tây vị của Y-sác và chính sách giả dối của Rê-be-ca khiến hai con bỏ mặc hai cha mẹ già, Ê-sau thì thất vọng và mất cơ nghiệp, còn Gia-cốp thì bị đày đi một nơi xa và làm tôi tớ lâu dài; các hình tượng của con cái Ðức Chúa Trời trở nên roi sửa phạt để đem họ trở lại với Ngài (I Cô-rinh-tô 11:32; Giê-rê-mi 2:19).
V. Sự làm cho người ta hiểu lầm về vợ như là em gái mình, bởi sợ dân sự của A-bi-mê-léc tại Ghê-ra là một vết tích khác trong Y-sác (Sáng thế ký 26:). Cũng vậy, Áp-ra-ham đã lưu lạc trong Ai-cập và cũng ở trong nước người Phi-li-tin (20:) dưới một vua cũng mang chung một danh hiệu là A-bi-mê-léc, tức cha tôi là vua. Y-sác đã vâng theo sự hiện thấy của Ðức Chúa Trời mà không đi xuống Ai-cập, một nơi có sự nguy hiểm thuộc linh dầu dư dật lương thực nhưng ở Ghê-ra trong thời đói kém. Sự khuyết điểm về phần tin kính và vững vàng lừa Y-sác vào trong sự dối trá. Vợ Y-sác không được đem vào nhà A-bi-mê-léc như Sa-ra. A-bi-mê-léc thấy sự thật, quở trách người và cảnh cáo dân sự chớ rờ đến người hoặc Rê-be-ca.
VI. Tánh nết.-- Tánh nhu mì, ưa hòa bình và không vị kỷ của Y-sác tỏ trong sự nhường lại cho những người chăn chiên hay tranh giành ở Ghê-ra các giếng Ê-sét (tranh giành) và Sít-na (ghen ghét). Vậy, Ðức Chúa Trời đã ban cho Y-sác gấp trăm lần mùa màng khiến người cuối cùng có chỗ rộng rãi; và người giữ lại riêng giếng Rê-hô-bốt (có chỗ rộng) mà không cần sự tranh giành nữa, lập giao ước với A-bi-mê-léc (so Rô-ma 12:18-21; Ma-thi-ơ 5:5,25; Châm Ngôn 16:7). Y-sác sống để thấy Gia-cốp mà người đã sai đi với phước lành (vì đức tin cuối cùng thắng hơn sự tây vị của Y-sơ-ra-ên, và ban cho Gia-cốp lời chúc phước của Áp-ra-ham, Sáng thế ký 28:1-4) để tìm một người vợ trong xứ Pha-đan A-ram và trở về dẫn một gia đình đông đúc về Hếp-rôn (35:27). Y-sác chết năm 180 tuổi; người sống lâu nhứt trong ba tổ phụ, là người ít di cư, ít con, và cũng ít sự khải thị hơn cả.
Y-sác được chôn trong hang Mặc-bê-la. Người ban phước cho Ê-sau và Gia-cốp "cả về những việc hầu đến," như người thật được hiện diện và không phải chỉ về những sự hiện nay được trích ra (Hê-bơ-rơ 11:20) để làm chứng về đức tin người, như đức tin của Gia-cốp và của Giô-sép tỏ ra lúc hấp hối.
Y-sác là chồng trung tín của một vợ (so Ê-phê-sô 5:23) không giống Áp-ra-ham và Gia-cốp, Y-sác là người mềm mại ưa chịu khổ hơn hoạt động; sau khi đã được ơn Chúa cách đặc biệt thì A-bi-mê-léc phải nói rằng: "Chúng tôi đã thấy rõ ràng Ðức Giê-hô-va phù hộ người" (Sáng thế ký 26:28).
VII. Gương sáng của Y-sác.-- Như Áp-ra-ham tả bóng về một lịch sử sớm của Y-sơ-ra-ên và Gia-cốp về sự mua bán và không ưa chiến tranh về sau của dân đó, cũng vậy, Y-sác tả bóng về khoảng giữa những ngày bình yên và sự chia rẽ khỏi các dân trong xứ phì nhiêu của lời hứa. Như Áp-ra-ham quan thiệp với sự cầu nguyện buổi sáng và Gia-cốp lời cầu nguyện ban đêm, cũng vậy Y-sơ-ra-ên quan thiệp với sự cầu nguyện buổi chiều (19:17; 26:11; 32:; 24:63). Chúa vẫn là Ðức Chúa Trời của Y-sác, là một trong đám ba người mà con của nước sẽ được ngôi với lúc có sự sống lại của người công bình (Lu-ca 20:37,38, v.v.; Ma-thi-ơ 8:11, v.v.).
Tiến sĩ Scofield chú thích về Y-sác là hình bóng về Ðấng Christ như sau:
Sáng thế ký 21:3.-- Y-sác làm hình bóng về bốn mặt: (1) về Hội Thánh gồm lại con cái thuộc linh của Áp-ra-ham (Ga-la-ti 4:28); (2) về Ðấng Christ như là Con "vâng phục cho đến chết" (Sáng thế ký 22:1-10; Phi-líp 2:5-8); (3) về Ðấng Christ như là Tân lang của một Tân phụ được gọi ra (xem Sáng thế ký 24:; cũng xem bài "Hội Thánh," Ma-thi-ơ 16:18); (4) về bổn tánh mới của tín đồ "sanh ra theo Thánh Linh" (Ga-la-ti 4:29).
Sáng thế ký 22:9.-- Những bài học hình bóng ở đây là: (1) Y-sác, hình bóng về Ðấng Christ "vâng phục cho đến chết" (Phi-líp 2:5-8); (2) Áp-ra-ham, hình bóng về Chúa Cha, Ðấng "không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho" (Giăng 3:16; Rô-ma 8:32); (3) chiên đực hình bóng về sự thay thế, -- Ðấng Christ đã làm của lễ thiêu thế chúng ta (Hê-bơ-rơ 10:5-10); (4) so sự sống lại (Hê-bơ-rơ 11:17-19). Cũng xem Gia-cơ 2:21-23.