Y-sơ-ra-ên. Israel ("người lính của" hay "vật lộn với Ðức Chúa Trời").

        


      I. Ấy là tên thiên sứ đặt cho Gia-cốp khi người từ xứ Mê-sô-bô-ta-mi trở về nhằm lúc qua rạch Gia-bốc, và sau khi người đã vật lộn với thiên sứ Chúa và được phước (Sáng thế ký 32:26-28), "vì ngươi đã vật lộn cùng Ðức Chúa Trời và người ta, ngươi đều được thắng" (so 12:4,5). Sarah và Sur cũng có nghĩa là một quan trưởng. Bản Anh cũ gồm lại cả hai ý nghĩa "người có quyền như quan trưởng với Ðức Chúa Trời và với người ta," v.v..
       II. Ấy trở nên quốc hiệu chung cho cả mười hai chi phái. Sự dùng tên đó khởi đầu từ thuở sanh thời Gia-cốp (Sáng thế ký 34:7). Cũng gọi như vậy trong Xuất Ê-díp-tô ký 3:16, và trọn lúc lưu lạc trong đồng vắng (Xuất Ê-díp-tô ký 32:4; Phục truyền luật lệ ký 4:1; 27:9). Cho đến lúc Sau-lơ qua đời, Y-sơ-ra-ên và con cái Y-sơ-ra-ên, khi dùng chỉ về quốc dân thì gồm lại chung cả người Hê-bơ-rơ, không phân biệt chi phái nào cả.
       III. Tên nầy cũng dùng một nghĩa đẹp hơn, chỉ về nước phía Bắc là nước Y-sơ-ra-ên, gồm lại phần lớn của cả dân tộc, tức là mười chi phái; hoặc nói cách khác là hết cả trừ Giu-đa, Bên-gia-min, Lê-vi, Ðan và Si-mê-ôn (I Sa-mu-ên 11:8; II Sa-mu-ên 20:1; trong I Các vua 12:16). Trong I Các vua 11:13,31,32 Ðức Chúa Trời chỉ định cho Giê-rô-bô-am có mười chi phái, một là dòng dõi Ða-vít khi tiên tri A-bi-gia cho Giê-rô-bô-am mười trong số mười hai mảnh áo mình. Bởi đó, số phải được hiểu bằng nghĩa hình bóng hơn là đúng nghĩa về số mục. Mười tỏ ra sự trọn vẹn và hoàn toàn trái với một "chỉ có chi phái Giu-đa" (12:10), song Bên-gia-min cũng được gồm lại nữa (câu 21; II Sử ký 11:3,23). Lê-vi không được kể vào số thuộc chính trị, phần nhiều hiệp với Giu-đa; Ép-ra-im và Ma-na-se được tính là hai. Giu-đa gồm lại cả Si-mê-ôn lan rộng đến phía Nam và bao phủ bởi phần đất Giu-đa (Giô-suê 19:1-9), đến nỗi không thể là một phần nước phía Bắc được. Vả lại, mấy thành của Ðan gồm lại trong "Giu-đa," tức Xiếc-lạc mà A-kích cho Ða-vít, Xô-rê-a và A-gia-lôn (II Sử ký 11:10; 28:18). Những thành nầy bù lại với sự mất của Giu-đa ở phần đất phía Bắc Bên-gia-min, gồm lại Bê-tên, Ra-ma, và Giê-ri-cô, thuộc "Y-sơ-ra-ên" (I Các vua 12:29; 15:17,21; 16:34). Như vậy, chỉ có chín chi phái và không phải hết cả, hoàn toàn còn lại là nước ở phía Bắc. Bờ biển ở trong tay của Y-sơ-ra-ên từ Accho đến Japho. Ở phía Nam thì Phi-li-tin giữ bờ biển. Dân cư Y-sơ-ra-ên, năm 957 T.C., là 3.500.000 (II Sử ký 13:3).
       Sự phân chia được chỉ định bởi Ðức Chúa Trời như là một sự hình phạt nhà Ða-vít vì cớ những tội thờ hình tượng đem vào bởi các vợ Sa-lô-môn. Sự lan tràn và lây đến quần chúng bị ngăn giữ bởi sự thương xót Ngài. Giê-rô-bô-am cứ tiếp nối ngồi trên ngôi là nhờ sự trung thành người với Ðức Chúa Trời. Còn Rô-bô-am thử diệt các chi phái loạn nghịch, song bị Ðức Chúa Trời cấm. Giê-rô-bô-am công nhận sự phải vâng giữ chung của luật pháp, song chính mình phạm đến tiểu tiết của luật đó. Sự cải cách là ở nơi thờ phượng (Bê-tên và Ðan thế cho Giê-ru-sa-lem) và những người làm lễ (tức các thầy tế lễ lấy từ trong dân thay vì từ người Lê-vi) cũng ở thời gian làm lễ Lều tạm (tháng 8 thế cho tháng 11). Trong các hình bóng, các bò con, thì người theo kiểu mẫu của A-rôn tại núi Si-na-i mà chính người đã quen trong xứ Ai-cập, mà nói như A-rôn rằng: "Hỡi Y-sơ-ra-ên! đây là thần đã dẫn ngươi lên khỏi Ai-cập" (I Các vua 12:28; Xuất Ê-díp-tô ký 32:4,8). Sự hình phạt lạ lùng cho chính người (I Các vua 13:), sự chết của con người, và sự lật đổ ba dòng vua, Giê-rô-bô-am, Ba-ê-sa, và A-háp như các tiên tri đã dự ngôn (Ê-sai 8:; 9:; 28:; Ô-sê, và A-mốt), sự người A-sy-ri dời Y-sơ-ra-ên đi mãi mãi, hết thảy làm chứng rằng Ðức Chúa Trời gớm ghiếc sự thờ hình tượng. Ý định khôn ngoan của Ðức Chúa Trời chỉ định phân rẽ Y-sơ-ra-ên với Giu-đa dường tỏ ra trong kết quả trên Giu-đa. Ấy theo lợi riêng về chính trị thì hiệp với luật Môi-se. Ấy là cớ cho A-bi-gia tin sẽ thắng Giê-rô-bô-am (II Sử ký 13:9-11). Những người Lê-vi bị Giê-rô-bô-am đuổi không cho hành chức, thì bỏ chỗ mình đến nước Giu-đa. Tội Rô-bô-am bị sửa phạt vì đã bỏ luật pháp Ðức Chúa Trời, Giu-đa cũng làm những nơi cao, hình tượng và cây me (II Các vua 14:22,23; II Sử ký 12:1, v.v.) đều có một hiệu quả tốt lành trên A-sa và Giô-sa-phát lần lượt. Trừ thời kỳ bội đạ lần thứ nhứt là vì cớ Giô-sa-phát giao kết với A-háp, một phần lớn các vua Giu-đa vâng giữ luật pháp, so sánh với các vua Y-sơ-ra-ên thì không một vua nào trung tín với Ðức Chúa Trời cả.
       Si-chem, vốn là nơi hội họp của dân sự dưới Giô-suê (24:1) là kinh đô thứ nhứt (I Các vua 12:25); kế đến Tiệt-sa, danh tiếng về sự tốt đẹp (Nhã Ca 6:4; I Các vua 14:17; 15:33; 16:8,17,23). Ôm-ri chọn Sa-ma-ri vì cớ phong cảnh đẹp đẽ, phì nhiêu, và ở trên đồi (câu 24), sau khi bị vây ba năm thành bị các vua A-sy-ri chiếm lấy. Gít-rê-ên là chỗ vài vua ở. Si-lô ở Ép-ra-im vốn là nơi làm nơi thánh (Các quan xét 21:19; Giô-suê 18:1) trước khi dời đến Giê-ru-sa-lem. Sự dời đi là một nguồn ghen tương cho Ép-ra-im, để khỏi sự ghen tương đó thì A-sáp viết Maschill, tức thơ dạy dỗ (Thi Thiên 78:; xem câu 60,67-69).
       Sự ghen tương và kiêu ngạo đều là những khuyết điểm từ xưa của Ép-ra-im, chi phái cầm đầu phía Bắc (Các quan xét 8:1; 12:), thật là duyên cớ vận động sự loạn nghịch với Giu-đa, dầu sự đánh thuế nặng dường như là cớ tỏ tường. Giô-suê và Ca-lép là người đại diện cho Ép-ra-im và Giu-đa trong đồng vắng, và Giô-suê đứng đầu trong Ca-na-an. Ðiều đó là khó cho Ép-ra-im nay phải chịu suy phục. Từ đó, họ sẵn sàng nghe Áp-sa-lôm và ghen ghét Giu-đa khi Ða-vít được lập lại (II Sa-mu-ên 19:41-43), và họ phản loạn theo tiếng gọi của Sê-ba (20:1). Sự thờ hình tượng của Sa-lô-môn làm mất lòng người tin kính; sự vĩ đại độc đoán nhờ tiền dân sự làm mất lòng ái mộ chung của dân (I Các vua 11:14-40). Lúc Ðức Chúa Trời rút lại ảnh hưởng ngăn trở tinh thần chia rẽ, thì lập tức có sự tan rã. Giê-rô-bô-am lấy sự thờ bò làm chính trị nước mình, song dẫn đến sự hư hại. Chúa lấy tội lỗi của Y-sơ-ra-ên mà hình phạt. Sự bại hoại về đạo đức tiếp theo sự bội đạo trong tôn giáo và sự suy đồi của chức tế lễ. Bộ luật pháp quốc gia của Ðức Chúa Trời còn có quyền và tranh đua mãi mãi với sự thờ hình tượng đã lập. Cũng vì thế mà các nguồn sự sống quốc gia bị đầu độc. Tám nhà giữ ngôi vua mỗi nhà kế tiếp nhau nổi loạn cướp quyền. Theo Ussher, nước Y-sơ-ra-ên lâu được 254 năm (từ 975 đến 721 T.C.). Án phạt của Y-sơ-ra-ên cũng cảnh cáo Giu-đa vào một bậc khá đến nỗi Giu-đa còn sống sót thêm hơn một thế kỷ (tức 133 năm rưỡi). Chỉ có các tiên tri, dấy lên cách lạ lùng, làm muối trong Y-sơ-ra-ên để ngăm cấm sự bại hoại vô cùng vậy: A-hi-gia, Ê-li, Mi-chê, Ê-li-sê, và Giô-na, là các tiên tri sớm nhứt chép sách thánh. Trong thời tiên tri Giô-na, Ðức Chúa Trời ban cho một hồi thạnh vượng cuối cùng là đời trị vì lâu dài của Giê-rô-bô-am II; may ra nhờ sự tốt lành của Ngài sẽ dẫn dân tộc đến sự ăn năn. Vì ngày ơn điển nầy bị bỏ qua nên chỉ còn lại sự phán xét. Những sự nổi loạn của Ê-đôm, Mô-áp, Am-môn, sự hãm đánh của Sy-ri dưới Bên-Ha-đát và Ha-xa-ên, và cuối cùng A-sy-ri, với Phun, Tiếc-la Phi-lê-se, Sanh-ma-na-se, Sa-gôn, và Ê-sạt-ha-đôn, đều là đồ dùng của Ngài để thi hành cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời chống với dân bội nghịch (II Các vua 15:; 16:; 17:; E-xơ-ra 4:2,10; Ê-sai 20:1). A-hi-gia nói trước cho Giê-rô-bô-am lúc ban đầu của nước, "Ðức Giê-hô-va sẽ hành hại Y-sơ-ra-ên như một cây sậy bị nước đưa đi; và làm tan lạc họ phía bên sông cái" (I Các vua 14:15; A-mốt 5:27).

                          Hạn              Niên hiệu 
                          năm             T.C. theo 
                          trị vì       Các Vua nước Y-sơ-ra-ên       Ussher              Các Vua nước Giu-đa
                          ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                          22                   Giê-rô-bô-am I       975       Rô-bô-am
                                  I       958       A-bi-gia
                           2              955       A-sa
                           24                   Na-đáp       954     
                           2       II       Ba-ê-sa       953        
                           7 ngày                  Ê-la       930
                                   III      Xim-ri       929
                           12       IV      Ôm-ri       929     
                           22                    A-háp        918
                                                   A-cha-xia        914       Giô-sa-phát
                               2                 Giô-ram          898
                           12              896
                                                892       Giô-ram
                                         885       A-cha-xia
                           28              884
                           17       V       Giê-hu        878       Giô-ách
                                                   Giô-a-cha        856
                                                   Giô-ách        941       A-ma-xia       
                           41              839
                                            Giê-rô-bô-am II       825
                                  6 tháng                 Xa-cha-ri       810       A-xa-ria hay Ô-xia
                           1 tháng        VI      Sa-lum       773
                                         772
                           10       VII     Mê-na-hem       772
                           2                 Phê-ca-hia       761
                           20       VIII   Phê-ca       759
                                         758       Giô-tham
                                         742       A-cha
                          9       IX      Ô-sê       730
                          --------------------------------------------------------------------
                          Tổng cộng 241 năm 7 tháng 7 ngày Sa-ma-ri bị chiếm       726       Ê-xê-chia
                                        721
                                        Niên hiệu
                                        T.C. theo       Các Vua nước Giu-đa
                                        Ussher
                          (Giu-đa, từ buổi mới lập nước tính được 487 năm.        698       Ma-na-se
                          Sự khác nhau giữa các số niên hiệu là 254 năm mà        643       A-môn
                          số các năm trị vì là 241 năm 7 tháng 7 ngày; ấy vì        641       Giô-si-a
                          cớ tác giả hay cùng số chẵn, không nói rõ mấy tháng.        610       Giô-a-cha
                          Lại nữa cũng có các đời trị vì xen vào giữa, thí dụ 8        610       Giê-hô-gia-kim
                          năm giữa Phê-ca và Ô-sê).       599       Giê-hô-gia-kin
                                        599       Sê-đê-kia
                                        588 hay
                                        587       Giê-ru-sa-lem bị chiếm
                   
      Nước Giu-đa nay cũng có khi gọi bằng tên Ép-ra-im bởi chi phái cầm đầu (Ê-sai 17:3; Ô-sê 4:17) như là nước phía Nam "Giu-đa" được gọi như vậy vì là chi phái đứng đầu. Dưới Ðấng Mê-si trong những ngày sau rốt, Ép-ra-im sẽ hiệp với Giu-đa; "Bấy giờ sự ghen tương của Ép-ra-im sẽ mất, và Giu-đa không khuấy rối Ép-ra-im nữa" (Ê-sai 11:13; Ê-xê-chi-ên 37:16-22).
       IV. Sau sự trở về từ Ba-by-lôn, nước được gọi là "Y-sơ-ra-ên," dân sự là "người Do-thái," như trong sách E-xơ-ra; cũng là tên chính thức của mười hai chi phái được coi là một đoàn thể sau sự chia rẽ (I Các vua 18:30,31). Y-sơ-ra-ên thuộc linh, là Hội Thánh của người được chuộc (Rô-ma 9:6; Ga-la-ti 6:16). Dân tan lạc ra sao thì khó mà biết. Nhiều người nhập vào nước Giu-đa, như An-ne về chi phái A-se chép trong Lu-ca 2:36. Phần lớn bị "tản lạc xa" với những người Do-thái như Gia-cơ viết cho "mười hai chi phái." Những người Giu-đa ở Bokhara nói với Josèphe Wolff: "Khi Ðức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên thúc giục tâm thần của Phun vua A-sy-ri và Tiếc-la-Phi-lê-se thì họ đem đi... cả người Ru-bên, người Gát, nửa chi phái Ma-na-se, đến Cha-la (nay Balkh) và Ha-la (nay Bokhara), và đến sông Gô-xan (nay Ammos, Jehron, hoặc Oxus). Họ bị trục xuất khỏi Tahagatay, dân sự của Gengis-Khan, và họ ngụ tại Sabr-Awar và Nishapoor, (trừ vài người sang nước Tàu), tại Khorassa. Mấy thế kỷ sau phần nhiều trở lại Bokhara, Samarca, và Balkh, ở đó được nhiều ơn riêng bởi Timoor Koorekan. (Tamerlane) cho họ. Những người Do-thái ở Bokhara nói rằng nhiều người Nép-ta-li lưu lạc trên các núi Aral, và người Caucase là anh em của họ."
       Người A-phú-hãn (Afghanistan) cũng xưng mình là "con cái Y-sơ-ra-ên" bị đày đi và theo lời truyền khẩu phổ thông giữa họ, xưng mình là dòng dõi của Sau-lơ, hoặc Malik Twalut; bởi Afghana con của Giê-rê-mi, con thứ Sau-lơ. Khi Bakh-u-nasr (Nê-bu-cát-nết-sa) bắt Y-sơ-ra-ên làm phu tù, chi phái Afghana tùy theo tôn giáo Y-sơ-ra-ên, bị đuổi đến các núi quanh tỉnh Herât, tại đó họ tan lạc vào trũng Cabool dọc theo bờ bên hữu sông Indus đến bờ sông Sainde và Bélouchistan. Về sau họ sa vào tội thờ hình tượng, và tin đạo Ma-hô-mết. Song họ có lời truyền khẩu rằng các núi Kyber trước đã có người Do-thái ở. Cũng vậy người Santhals ở biên giới phía Tây miền hạ lưu xứ Bengale nói mình là người từ Hô-rít xưa bị người Ê-đôm đuổi đến núi Sê-i-rơ. Lời truyền khẩu họ chỉ đến Punjaub, xứ của năm con sông, như là quê hương của dòng giống họ. Họ nói tổ phụ họ thờ một mình Ðức Chúa Trời trước khi vào Hi-mã-lạp-sơn; và trước sự nguy hiểm bị tuyệt diệt trên những chót núi cao nầy họ theo hướng mặt trời mọc mỗi ngày và được dẫn đi cách bình an; và họ cứ năm năm giữ lễ cho thần mặt trời, cũng thờ ma quỉ nữa. Vậy chỉ có họ trong các giống người Hidou có hình dáng người mọi đen, và giống người vô tư lự và vô ý như dòng giống Cham.
       V. Dầu vậy, Ðức Chúa Trời sẽ lập lại Y-sơ-ra-ên; chỉ Ngài có thể phân biệt họ với dân ngoại. "Hỡi con cái Y-sơ-ra-ên, các ngươi đều sẽ bị lượm từng người một... Trong ngày đó, kèn lớn sẽ thổi lên, bấy giờ những kẻ bị thất lạc... và những kẻ bị đày... sẽ đến thờ lạy trước mặt Ðức Giê-hô-va trên hòn núi thánh tại Giê-ru-sa-lem" (Ê-sai 27:13). Giê-rê-mi 3:14-18: "Ta sẽ lựa mỗi thành một người, mỗi họ hai người; mà đem đến Si-ôn." Các thầy Rabbins ra lệnh rằng khi người nào xây nhà mới thì nên để lại một phần không làm trọn" để kỷ niệm sự hoang vu" và khi cưới gả chàng rể tận cùng lễ nghi bằng cách giày đạp ly mình vừa uống vỡ tan từng mảnh. Dầu vậy, họ hẳn còn trông đợi sự lập lại hứa cho trong Phục truyền luật lệ ký 30:1-6; Ê-sai 11:10-16. Thầy Rabbin David Levi lấy sách Ê-sai mà luận: 
             (1) Sự báo thù của Ðức Giê-hô-va sẽ giáng trên kẻ thù nghịch Y-sơ-ra-ên; 
             (2) nhứt là trên Ê-đôm, tức La-mã; 
             (3) Sự lập lại Y-sơ-ra-ên; 
             (4) và mười chi phái; 
             (5) giống sự giải cứu từ Ai-cập (song hơn sự đó nhiều vì sự can thiệp lớn lao của Ðức Chúa Trời, Giê-rê-mi 23:5-8); 
             (6) tội nhơn Do-thái không thể ngăn trở vì sẽ bị diệt đi;
             (7) không bị cho đến một thời gian dài; 
             (8) Vinh quang Chúa và thần trí tiên tri sẽ trở lại (Ê-xê-chi-ên 11:23; 43:2) 
             (9) người bội đạo từ dân sự sẽ lập lại do sự đó; 
             (10) một vua dòng và tên Ða-vít sẽ trị vì (Ê-xê-chi-ên 34:23,24); 
             (11) họ sẽ chẳng bao giờ phải làm phu tù nữa (xem phước đầy đủ và vĩnh viễn của sự lập lại, Ê-sai 34:12; 54:7-11); 
             (12) Các dân sẽ công nhận chung một Ðức Chúa Trời và ưa biết luật pháp Ngài (Ê-sai 2:3; 60:3; 66:23; Xa-cha-ri 8:21-23; 14:16-19) 
             (13) sự bình an sẽ thắng hơn (Ê-sai 2:4; Xa-cha-ri 9:10); 
             (14) sự sống lại của người có lòng tin kính hoặc người gian ác (Ða-ni-ên 12:2). Xem Ê-sai 11:; 60:8-10; 42:13-16; 61:1-8, tại đó "những sự hoang vu của nhiều đời" không thể chỉ là 70 năm làm phu tù. Sau khi sống nhiều ngày không có vua, thầy tế lễ, của lễ, bàn thờ, ê-phót, và thê-ra-phim, Y-sơ-ra-ên sẽ tìm kiếm Giê-hô-va là Ðức Chúa Trời của họ và Ða-vít, vua họ (Ô-sê 3:4,5). Phước lành cho mọi dân tộc bởi Y-sơ-ra-ên sẽ làm ứng nghiệm lời hứa cho A-đam (Sáng thế ký 3:15), và Áp-ra-ham (22:18; Rô-ma 11:25,26, v.v.). 
       Những sự sắm sẵn lo liệu của Chúa để lập lại họ đã tỏ ra rồi: xứ thánh một phần lớn mở ra tiếp họ trở về, đức tánh mua bán của họ cho đến sự độc quyền về nông nghiệp làm cho họ không đâm rễ trong một xứ nào khác, và quan thiệp họ với dân buôn bán như Anh, Mỹ, có thể giúp đỡ trong sự lập tổ quốc (Ê-sai 60:9; 66:19,20); họ tránh sự cưới gả với các tín đồ Ðấng Christ. Những người Y-sơ-ra-ên khi đã trở lại sẽ là những người giảng tin lành tốt nhứt cho thế gian (Xa-cha-ri 8:13,23; Mi-chê 5:7), vì họ bị tan lạc khắp cả, quen tiếng nói và phong tục của các xứ và luôn luôn thư từ với nhau (so hình bóng Công vụ các sứ đồ 2:11) và trong thời kỳ tan lạc không thể trách họ được vì dầu họ ghen ghét Ðấng Christ, song là những người chứng kiến về căn nguyên của lời tiên tri về Ðấng Mê-si là Ðức Chúa Trời mà đạo Ðấng Christ kêu gọi; vậy khi được trở lại khỏi hành vi cừu địch thì họ là những người giảng dạy không thể chống với các lẽ thật mà họ đã bỏ (Rô-ma 11:15). Thời đại chúng ta tức là thời gian 42 tháng trong lúc ngoài hành lang ngoài Ðền thờ được ban cho dân ngoại, và họ giày đạp nơi thánh dưới chơn (Khải Huyền 11:2,3), và Ðức Chúa Trời rải rác quyền phép của dân thánh (Ða-ni-ên 12:7; Lu-ca 21:24). Gần mãn thời đó là thời dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu. So 1260 năm, có trong một các thuyết tính từ 754 S.C. khi Pépin cho Giáo hoàng quyền thống trị tạm thời; ấy sẽ tính đến gần 2014. Song chỉ khi nào biến động đó xảy ra mọi sự mới được tỏ tường như đã dự ngôn (Ða-ni-ên 7:25; 8:14; 12:11,12; Khải Huyền 12:6,4; Lê-vi ký 26:14, v.v.).
       Tiến sĩ Scofield chú thích về Y-sơ-ra-ên như sau:
       II Các vua 17:7.-- So Phục truyền luật lệ ký 28:15-68. Từ kỳ phu tù nầy mười chi phái chẳng bao giờ được lập lại xứ Pha-lê-tin. Một phần sót lại của Giu-đa trở về dưới Xô-rô-ba-bên, E-xơ-ra và Nê-hê-mi, và các cá nhơn từ mười chi phái (được gọi sau sự chia nước của Sa-lô-môn, là "Y-sơ-ra-ên" trong các sách lịch sử và tiên tri, cũng gọi là "Ép-ra-im" bởi các tiên tri trở về, song sự lập lại như một nước còn phải được ứng nghiệm. Xem bài giao ước với Pha-lê-tin, Phục truyền luật lệ ký 30:1-9; bài "Nước," II Sa-mu-ên 7:8-17.
       Sáng thế ký 11:10.-- Sáng thế ký 11: và 12: đánh dấu một điểm trung tâm quan hệ trong sự giao tiếp với Ðức Chúa Trời. Cho đến nay lịch sử của cả dòng giống A-đam. Tại đó chưa có hoặc người Do-thái hoặc Dân ngoại; hết thảy đều là một trong "người thứ nhứt là A-đam." Từ đó, theo lời Kinh Thánh chép nhơn loại phải được suy tưởng như một dòng sông rộng từ đó Ðức Chúa Trời trong sự kêu gọi Áp-ra-ham và từ sự dựng nên dân tộc Y-sơ-ra-ên, chỉ rút ra một ngành sông hẹp, bởi đó cuối cùng Ngài có thể làm cho chính cả sông lớn được tinh sạch. Y-sơ-ra-ên được kêu gọi làm chứng về sự hiệp một của Ðức Chúa Trời ở giữa sự thờ hình tượng phổ thông (Phục truyền luật lệ ký 6:4; Ê-sai 43:10-12) để minh chứng phước lành của sự hầu việc Ðức Chúa Trời chơn thật (Phục truyền luật lệ ký 33:26-29); để nhận và gìn giữ những sự khải thị của Ðức Chúa Trời (Rô-ma 3:1,2; Phục truyền luật lệ ký 4:5-8) và để sanh ra Ðấng Mê-si (Sáng thế ký 3:15; 21:3; 28:10,14; 49:10; II Sa-mu-ên 7:16,17; Ê-sai 4:3,4; Ma-thi-ơ 1:1).
       Người đọc Kinh Thánh trong trí phải nhớ vững vàng. 
             (1) từ Sáng thế ký 12: đến Ma-thi-ơ 12:45, Kinh Thánh trước nhứt lo về Y-sơ-ra-ên, dòng nước nhỏ, không phải sông lớn là Dân ngoại; dầu từ lần nầy qua lần khác sự phổ thông của ý định cuối cùng của Ðức Chúa Trời được tỏ (xem Sáng thế ký 12:3; Ê-sai 2:2,4; 5:26; 9:1,2; 11:10-12; 42:1-6; 49:6,12; 52:15; 54:3; 55:5; 60:3,5, 11-16; 61:6,9; 62:2; 66:12,18,19; Giê-rê-mi 16:19; Giô-ên 3:9,10; Ma-la-chi 1:11; Rô-ma 9:; 10:; 11:; Ga-la-ti 3:8-14); 
             (2) loài người bởi đó được gọi là Dân ngoại để phân biệt với Y-sơ-ra-ên, tiếp nối ở dưới giao ước với Nô-ê và Áp-ra-ham; và về nòi giống (ngoài Y-sơ-ra-ên) những thời đại của lương tâm và chính thể loài người cứ tiếp nối. Lịch sử đạo đức của thế giới Dân ngoại lớn được chép trong Rô-ma 1:21-32; và trách nhiệm về đạo đức trong Rô-ma 2:1-16. Lương tâm chẳng bao giờ tha thứ: hoặc "cáo giác" hoặc "bênh vực." Nơi nào luật pháp được dân ngoại biết đến như cho họ, thì cũng như Y-sơ-ra-ên, là "chức vụ về sự Chết" là "sự rủa sả" (Rô-ma 3:19,20; 7:9,10; II Cô-rinh-tô 3:7; Ga-la-ti 3:10). Một trách nhiệm hoàn toàn mới dấy lên khi hoặc người Do-thái hoặc Dân ngoại biết đến Tin lành (Giăng 3:18,19,36; 15:22-24; 16:9; I Giăng 5:9-12).
       Ê-sai 1:2.-- Ðoạn nầy, cho đến câu 23, nói về việc Ðức Giê-hô-va nghịch cùng Giu-đa. Sự sửa phạt, tùy theo Phục truyền luật lệ ký 28:; 29:, đã được thăm viếng trên Y-sơ-ra-ên trong xứ (câu 5-8), và nay thời kỳ trục xuất ra khỏi xứ đã gần. Song đúng từ đây Giê-hô-va làm mới lại lời hứa giao ước Pha-lê-tin về sự lập lại tương lai và sự tôn vinh (Ê-sai 1:26,27; 2:1-4).
       A-mốt 3:2.-- Ðáng chú trọng rằng lời biện luận của Ðức Giê-hô-va với các Dân ngoại ghét Y-sơ-ra-ên là vắn tắt: "Ta sẽ sai lửa..." (A-mốt 1:4; 7:10; 2:2,5, v.v.). Song Y-sơ-ra-ên được dẫn vào nơi được đặc ân và bởi thế chịu trách nhiệm vậy, và lời tố cáo của Chúa là tỉ mỉ và không tiếc gì (So Ma-thi-ơ 11:23; Lu-ca 12:47,48).
       Ê-sai 41:8.-- Có ba đầy tớ của Ðức Giê-hô-va nói đến trong sách Ê-sai: 
             (1) Ða-vít (Ê-sai 37:35);
             (2) Dân tộc Y-sơ-ra-ên (Ê-sai 41:8-16; 43:1-10; 44:1-8,21); 
             (3) Ðấng Mê-si (42:1-12; 49:) cả đoạn, song hãy chú ý đặc biệt câu 5-7, tại đó Tôi tớ Christ lập lại dân tộc tôi tớ (50:4-6; 52:13-15; 53:1-12). Y-sơ-ra-ên là một dân tộc bất trung, song khi được lập lại sẽ "xé tan" các núi. Không có lời nào về tội bất trung hoặc khuyết điểm cáo Ðầy tớ Christ (xem Ê-sai 42:1, lời chua).
       Ê-xê-chi-ên 34:28.-- Cả khúc (câu 23-30) nói về sự lập lại còn ở tương lai, vì dân sót trở về sau 70 năm, và dòng dõi họ, vẫn cứ tiếp tục ở dưới ách dân ngoại, cho đến năm 70 S.C. họ cuối cùng bị đuổi ra khỏi xứ nên bị tan lạc cho đến nay vẫn còn.
       Công vụ các sứ đồ 7:38.-- Y-sơ-ra-ên trong xứ chẳng bao giờ được gọi là một Hội Thánh. Trong đồng vắng Y-sơ-ra-ên là một Hội Thánh thật (tiếng Hy-lạp ecclésia, tức được gọi riêng ra), song trái với ecclésia Tân Ước (Ma-thi-ơ 16:18, lời chua). 
       Sáng thế ký 32:28.-- Cả hai tên đều ứng dụng cho dân tộc đến từ dòng dõi Gia-cốp. Khi dùng cách đặc biệt "Gia-cốp" là tên chỉ dòng dõi Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp theo xác thịt; Y-sơ-ra-ên chỉ về phần thuộc linh của dân tộc, như xem Ê-sai 9:8. "Ngôi Lời" được sai đến cho cả dân sự, "Gia-cốp" song "chiếu sáng trên Y-sơ-ra-ên" tức được hiểu biết bởi phần thuộc linh của dân sự. Xem "Y-sơ-ra-ên" (Sáng thế ký 12:2,3; Rô-ma 11:26, tóm tắt).
       Rô-ma 9:6.-- Sự phân biệt là giữa Y-sơ-ra-ên theo xác thịt, chỉ là dòng dõi xác thịt của Áp-ra-ham, và những người Y-sơ-ra-ên bởi đức tin, cũng là con cái thuộc linh của Áp-ra-ham. Dân ngoại tin Chúa cũng là dòng dõi thuộc linh của Áp-ra-ham; song đây Sứ đồ không chú trọng về họ, song chỉ về hai thứ người Y-sơ-ra-ên: người Y-sơ-ra-ên xác thịt và người Y-sơ-ra-ên thuộc linh (Rô-ma 4:1-3; Ga-la-ti 3:6,7; so Giăng 8:37-39). (Xem Rô-ma 11:1, lời chua).
       Ma-thi-ơ 16:18.-- Tiếng Hy-lạp ecclésia (ek "ra ngoài," kaleo, "kêu gọi") chỉ một hội những người được gọi riêng ra. Chữ thì dùng cho bất cứ một hội nào; chính lời cũng không nói gì thêm, như xem sự hội họp của thành phố tại Ê-phê-sô (Công vụ các sứ đồ 19:39) và Y-sơ-ra-ên, gọi ra ngoài Ai-cập và nhóm họp nơi đồng vắng (Công vụ các sứ đồ 7:38). Y-sơ-ra-ên là "Hội Thánh" thật, song không có nghĩa nào là Hội Thánh Tân Ước. -- chỉ có một điểm giống nhau là cả hai "được gọi riêng ra" và bởi cùng một Ðức Chúa Trời. Mọi điều khác là trái hẳn nhau. Cũng xem 7:38, lời chua; Hê-bơ-rơ 12:23, lời chua.
       Ê-xê-chi-ên 37:1.-- Sau khi đã báo (Ê-xê-chi-ên 36:24-38) về sự lập lại dân tộc, Ðức Giê-hô-va bây giờ ban cho trong sự hiện thấy và hình bóng về phương pháp của sự trọn vẹn. Câu 11 là câu giải sự bí mật. Những "xương cốt" là toàn thể nhà Y-sơ-ra-ên bấy giờ đương sống. Các "mồ mả" là các dân tộc mà họ sống ở giữa. Trật tự của phương pháp là 
             (1) đem dân sự ra ngoài (câu 12); 
             (2) đem dân sự vào (câu 12) 
             (3) sự trở lại của họ (câu 13); 
             (4) sự đầy dẫy bằng Ðức Thánh Linh (câu 14). Hình bóng tiếp theo. Hai cây gậy là Giu-đa và mười chi phái; hiệp một, họ là một dân tộc (câu 19-21). Kế đến tiếp theo (câu 21-27), lời tuyên bố chính rõ ràng về mục đích của Ðức Giê-hô-va, và câu 28 chỉ rằng kế đó dân ngoại sẽ biết Ðức Giê-hô-va cách rõ ràng, ấy cũng là trật tự của Công vụ các sứ đồ 15:16-17, và hai khúc sách chỉ rõ ràng thời kỳ dân ngoại trở lại đạo. Cũng xem Ê-sai 11:10.
       Ê-xê-chi-ên 36: Ðầu đề.-- Một trật tự tốt đẹp được phân biệt rõ trong những lời tiên tri nầy và lời tiếp nối nữa: 
             (1) Sự lập lại xứ (36:1-15); 
             (2) dân sự (36:16; 37:28); 
             (3) Sự phán xét trên kẻ thù của Y-sơ-ra-ên (38:1-39:24). Sau đó tiếp theo về sự thờ phượng Ðức Giê-hô-va hầu cho Ngài có thể ở giữa dân sự.
       Rô-ma 11:1.-- Y-sơ-ra-ên chẳng hề bị bỏ mãi mãi ấy là đại đề của đoạn nầy.
             (1) Sự cứu chuộc của Phao-lô chứng rằng còn có Dân sót (câu 1). 
             (2) Lẽ đạo về sự cứu chuộc làm chứng điều đó (câu 2-6). 
             (3) Sự vô tín hiện nay của cả dân tộc được biết trước (câu 7-10). 
             (4) Sự vô tín của Y-sơ-ra-ên là dịp tiện cho dân ngoại (câu 11-25). 
             (5) Y-sơ-ra-ên theo mặt tư pháp thì bị dứt khỏi cây ô-li-ve nhà, Ðấng Christ (câu 17-22). 
             (6) Họ sẽ được tháp lại lần nữa (câu 23,24). 
             (7) Ðấng giải cứu đã hứa sẽ ra từ Si-ôn, và dân tộc sẽ được cứu (câu 25-29). Tín đồ Ðấng Christ nay hưởng lời hứa đặc biệt của người Do-thái không được dạy trong Kinh Thánh. Tín đồ Ðấng Christ là thuộc dòng dõi của Áp-ra-ham trên trời (Sáng thế ký 15:5,6; Ga-la-ti 3:29), và dự phần về các phước thuộc linh của giao ước Áp-ra-ham (Sáng thế ký 15:18, lời chua); song Y-sơ-ra-ên như một dân bao giờ cũng có chỗ riêng cho mình, và dầu vậy cũng vẫn có sự tôn cao hơn hết như một dân của Ðức Chúa Trời trên đất. Xem bài "Y-sơ-ra-ên" (Sáng thế ký 12:2; Rô-ma 11:26); bài "Nước" (Sáng thế ký 12:26-28; xem 12:8).
       Ê-sai 7:2.-- Trong sách tiên tri, "Ép-ra-im" và "Y-sơ-ra-ên" là hai tên chung của mười chi phái họ, ở dưới Giê-rô-bô-am, lập nước phía Bắc, sau gọi là Sa-ma-ri (I Các vua 16:24), và (742 T.C.) bị đày đi nay hẳn còn tiếp (II Các vua 17:1-6). Họ được phân biệt như là những "kẻ bị bỏ của Y-sơ-ra-ên" khỏi những "người tan lạc của Do-thái" (Ê-sai 11:12). "Giấu" trong thế gian (Ma-thi-ơ 13:44), họ, cùng với Do-thái, còn cần phải lập lại cho xứ Pha-lê-tin và làm lại thành một dân (Giê-rê-mi 23:5-8; Ê-sai 37:11-24).
       Rô-ma 11:26.-- Tóm tắt. Y-sơ-ra-ên được gọi vậy là theo tên cháu của Áp-ra-ham, được chọn vào một chức vụ có bốn mặt: 
             (1) Làm chứng về sự hợp nhứt của Ðức Chúa Trời ở giữa sự thờ hình tượng phổ thông (Phục truyền luật lệ ký 6:4 với Ê-sai 43:10,12); 
             (2) để minh chứng cho các dân tộc sự phước hạnh hầu việc Ðức Chúa Trời chơn thật (Phục truyền luật lệ ký 33:26-29; I Sử ký 17:20,21; Thi Thiên 144:15); 
             (3) để nhận, gìn giữ, và truyền lại Kinh Thánh (Phục truyền luật lệ ký 4:5-8; Rô-ma 3:1,2); 
             (4) để sanh, về phần nhơn tánh Ngài, Ðấng Mê-si (Sáng thế ký 3:15; 12:3; 22:18; 28:10-14; 40:10; II Sa-mu-ên 7:12-16; Ê-sai 7:14; 9:6; Ma-thi-ơ 1:1; Rô-ma 1:3). Theo lời các Ðấng tiên tri, Y-sơ-ra-ên thâu góp lại từ các dân, lập lại trong xứ riêng mình và trở lại, dầu vậy cũng sẽ có sự tôn vinh và sự vinh hiển lớn nhứt trên đất. Xem bài "Nước" (Cựu Ước) (Sáng thế ký 1:26; Xa-cha-ri 12:8; Tân Ước, Lu-ca 1:31-33; I Cô-rinh-tô 15:24); "Giao ước với Ða-vít" (II Sa-mu-ên 7:8-17, lời chua).
       Ha-ba-cúc 1:5.-- Y-sơ-ra-ên tan lạc. Xem bài Ha-ba-cúc.
       Ê-sai 10:12.-- Y-sơ-ra-ên trung tâm của mưu định Ðức Chúa Trời. Xem bài Ngày.
       Sáng thế ký 15:18.-- Y-sơ-ra-ên dưới sự che chở của Ðức Chúa Trời. Xem bài Áp-ra-ham.
       Lê-vi ký 16:18.-- Y-sơ-ra-ên, sự trở lại tương lai. Xem bài Lễ Chuộc Tội.
       Ô-sê 1:10.-- Y-sơ-ra-ên, sự dùng tên trong Ô-sê. Xem bài Ô-sê.
       Ê-xê-chi-ên 20:37.-- Y-sơ-ra-ên, sự phán xét tương lai của. Xem bài Phán Xét, Sự.
       II Sa-mu-ên 24:9.-- Y-sơ-ra-ên, lực lượng binh bị. Xem bài Sa-mu-ên.
       Mi-chê 5:1.-- Y-sơ-ra-ên, sự hoài thai của. Xem bài Ngày Sau Rốt.
       Ô-sê 2:2.-- Y-sơ-ra-ên, vợ Ðức Giê-hô-va. Xem bài Ô-sê.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.