MỞ MANG HỘI THÁNH MỚI


Bạn có biết rằng bạn có thể đóng vai trò tích cực trong công tác hoàn thành việc xây dựng Hội Thánh của Đấng Christ không? Chắc chắn điều này được ám chỉ trong lời phán về mục đích của Chúa Jêsus được ghi lại ở Mathiơ 16:18 “Ta sẽ xây dựng Hội Thánh ta”. Kể từ khi Hội Thánh được thành lập vào Ngày Ngũ Tuần đến nay, những môn đệ của Đấng Christ đã và đang thành lập Hội Thánh khắp nơi trên thế giới.
Trong loạt bài học này bạn sẽ học được giá trị sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong kế hoạch sáng lập và phán triển những Hội Thánh mới. Kinh Thánh đưa ra những nguyên tắc và mục đích làm kim chỉ nam cho việc mở mang Hội Thánh trong mọi dân tộc và mọi nền văn hóa.
Tân Ước mô tả lúc khởi đầu và sự phát triển Hội Thánh và thế nào Hội Thánh đã bành trướng trong cả thế giới văn minh thời bấy giờ. Từ sự dẫn dắt của Thánh Linh trong Hội Thánh đầu tiên bạn sẽ học được những nguyên tắc và khuôn mẫu mà vẫn còn tiếp diễn cho đến hiện tại. Bạn sẽ thấy thế nào mỗi Cơ đốc nhân có trách nhiệm cộng tác chặt chẽ với các chi thể khác trong thân thể Đấng Christ để mở mang những Hội Thánh mới. Bạn sẽ khảo sát những phương pháp động viên những tín hữu khác quan tâm đến việc kiến thiết Hội Thánh.
Khi học loạt bài này, hãy cầu xin Thánh Linh chỉ cho bạn thấy kế hoạch của Ngài muốn bạn góp phần vào trong việc xây dựng Hội Thánh của Đấng Christ. Hãy để Ngài mặc khải cho bạn phuớc hạnh và giá trị của Hội Thánh địa phương của bạn trong phạm vi rộng rãi hơn trên toàn thế giới của thân thể Đấng Christ.
KHUÔN MẪU HỘI THÁNH
HỘI THÁNH TRONG THỜI TÂN ƯỚC
Giăng và Đavít rất phấn khởi nói chuyện với thầy giáo cũ của họ. “Thưa thầy, hai tuần qua chúng em đã giảng Phúc Âm tại quảng trường Gane và có 20 người tiếp nhận Jêsus Christ làm Cứu Chúa của họ. Bây giờ chúng em sẽ tiến hành việc thành lập một Hội Thánh cho các tân tín hữu này. Vì muôn biết cách làm cho đúng, nên chúng em đến thảo luận với thầy”.
Thầy giáo Eyo trả lời, “Mở mang một Hội Thánh mới là một trách nhiệm diệu kỳ. Hội Thánh được phát thảo trong tâm trí của Đức Chúa Trời, được Chúa Jêsus Christ bắt đầu và được Thánh Linh trực tiếp chỉ đạo. Vậy chúng ta hãy học tập trách nhiệm của mình trong việc mở một Hội Thánh mới”.
Có lẽ bạn thấy mình cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, hay bạn biết rằng sớm muộn gì mình cũng phải mở một Hội Thánh mới. Loạt bài học này sẽ giúp bạn theo sát kế hoạch của Kinh Thánh trong việc khởi đầu những Hội Thánh mới. Bài học thứ nhất sẽ giới thiệu cho bạn về kế hoạch của Đức Chúa Trời trong việc mở mang Hội Thánh của Ngài. Bài học này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh, và đánh giá đầy đủ hơn về công việc của Thánh Linh trong sứ mạng của Hội Thánh.

Dưới nhãn quan của Đức Chúa Trời, tất cả mọi người tin nhận Đấng Christ đều ở trong tình bằng hữu thuộc linh. Kinh Thánh gọi tình bằng hữu (sự thông công) này là thân thể Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:12-13,27). Nếu chúng ta muôn nói về những người được kết hợp thành thân thể của Đấng Christ thì chúng ta có thể mô tả họ như thế nào? Kinh Thánh dùng chữ “Hội Thánh” khi nói về tập thể những người tin nhận Đấng Christ. Hội Thánh là sự giao hảo bạn thiết của những tín hữu, tức là những người đã được tái sanh, được tha thứ mọi tội lỗi nhờ sự hy sinh của Đấng Christ trên Thập Tự Giá. Họ tin rằng sự chết của Chúa Jêsus là của lễ hy sinh để họ được cứu chuộc và được sống trong sự vầng lời Đức Chúa Trời. Trong Tân Ước chúng ta gặp những chữ như “tín hữu” và “Hội Thánh” được dùng trong cùng một đoạn văn mô tả những người theo Đấng Christ (Công vụ 14:21-28; 15:2-3).
Chữ “Hội Thánh” được dùng để mô tả những yếu tô khác nhau của thân thể Đấng Christ:
1.Hội Thánh địa phương, hay Hội Thánh tụ họp lại. Đầy là một nhóm tín hữu gặp nhau để cùng thờ phụng Đức Chúa Trời và học Kinh Thánh "(Công vụ 11:22; I Côrinhtô 1:2; I Têsalônica 1:1; Philêmôn 2). Có thể có hàng ngàn người tụ họp lại một chỗ. Có thể có nhóm nhỏ tín hữu ngồi lại với nhau (Mathiơ 18:20). cả hai trường hợp đều là những thí dụ của hội chúng tụ họp lại.
2.Hội Thánh trên toàn thế giới. Đây là mối giao hảo của tất cả tín hữu trên toàn thế giới. Mỗi tín hữu chân chính đều là một thành viên của mối giao hảo quôc tế này. Tình bằng hữu thường được gọi là Hội Thánh phổ thông.

KIỂU MÂU CỦA HỘI THÁNH
Mục tiêu 1: Hãy đối chiếu sáu nguyên tắc được Hội Thánh thời Tân Ước sử dụng làm những nguyên tắc chỉ đạo việc thành lập Hội Thánh ngày nay.
Hội Thánh chúng ta đọc trong Tân ước là kiểu mẫu cho mọi cách phát triển của Hội Thánh trong tương lai. Phao lô viết cho những tín hữu ở tại thành Êphêsô rằng dân sự của Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh, là “những thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời, được xây dựng trên nền tảng của các sứ đồ và các tiên tri, còn chính Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà” (Êphêsô 2:20). Với nền tảng vĩ đại này, Đức Chúa Trời muốn chúng ta ngày nay xây dựng loại Hội Thánh nào? Khi chúng ta học cách khởi lập Hội Thánh, chúng ta sẽ thây có vài nguyên tắc căn bản có thể áp dụng cách thành công trong hiện tại để thành lập Hội Thánh trong bất cứ nền văn hóa nào hay nơi chôn nào.
Khởi Lập Hội Thánh
Khi học về công việc thời Tân Ước, chúng ta sẽ tìm được sáu nguyên tắc cơ bản sau đây:
Trước hết, một nhóm tín hữu chịu trách nhiệm trong việc rao giảng Phúc Âm cho cộng đồng gần gũi mình. Các tín hữu theo lệnh truyền của Chúa Jêsus bắt đầu rao giảng Phúc Âm tại Giêrusalem. Không những họ giảng Phúc Âm nhưng còn làm chứng về Phúc Âm tại Giêrusalem. Không những họ giảng Phúc Âm nhưng còn làm chứng về Phúc Âm bằng chính cách sông của họ. Hảy đọc Công vụ 2:42-47. hãy thuộc lòng những câu Kinh Thánh này và ghi nhận thế nào lời

chứng của Hội Thánh được gây ấn tượng mạnh mẽ do nếp sông của các tín hữu.
Trong câu 42, chúng ta được biết các tín hữu được tăng cường đức tin nhờ suy gẫm những lời dạy của các sứ đồ và được khích lệ do sự cầu nguyện chung với nhau cũng như dùng bữa với nhau. Ngoài ra, họ còn giúp đỡ nhau bằng việc chia sẻ vật chất cụ thể cho những ai có nhu cầu (c 45).
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng mọi người đều đầy sự kinh ngạc vì có nhiều dấu kỳ phép lạ xảy ra do các sứ đồ thực hiện qua quyền năng của Đức Chúa Trời. Những phép lạ này phải là một lời chứng cho tất cả những ai chứng kiến, và dĩ nhiên những điều đó đã thu hút nhiều người đến tin nhận Đấng Christ. Chúng ta có thể đoán rằng có nhiều người vô tín cũng bị niềm vui và hạnh phúc của những tín hữu thu hút họ. Câu 46 mô tả nhận định của dần cư Giêrusalem về những Cơ đốc nhân: “Mỗi ngày họ hên tục gặp nhau ở đền thờ. Họ... dùng bữa với nhau sự vui vẻ và tấm lòng thành thật, ngợi khen Đức Chúa Trời và làm đẹp lòng dần chúng”.
Kết quả của cách thế sống như vậy của các tín hữu ấy là “mỗi ngày Chúa thêm nhiều người được cứu vào cộng đồng của họ” (c 47).
Những câu Kinh Thánh trên là hình ảnh của một tập thể tín hữu tại một địa phương. Trong khi họ là sự động viên và sức mạnh cho mỗi người khác, họ còn là một tác động mạnh có ý nghĩa trong việc làm chứng cho cộng đồng gần gũi họ. Mỗi cá nhân có thể rao giảng Phúc Âm cho cộng đồng của mình, nhưng sự làm chứng có hiệu quả và tồn tại lâu bền nhờ ở một tập thể tín hữu sống bằng đức tin mới của mình trong tình yêu và niềm vui ở trong cộng đồng gần gũi mình. Một nhóm tín hữu vững mạnh được thành lập tại Giêrusalem. Bấy giờ Hội Thánh bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ nhanh chóng ở khắp vùng xung quanh: Giuđê, Samari và trong một thời gian ngắn lan tràn các tỉnh lân cận.
Thứ hai, Phúc âm được rao giảng cho những người chưa được cứu ngay tại chỗ họ ở. Các sứ đồ không thuê một hội trường lớn hoặc giam mình trong một tòa nhà để giảng sứ điệp về sự cứu chuộc. Mỗi ngày họ đi ra và gặp lại nhau trong đền thờ (Công vụ 2:46) tại đầy dần chúng cần nghe sứ điệp của họ. Ngay cả sau khi các sứ đồ bị bỏ tù và bị đánh đòn, thì họ vẫn cứ tiếp tục “ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, các sứ đồ chẳng bao giờ ngưng công tác dạy dỗ và công bố Tin Lành của Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ” (Công vụ 5:42). Nguyên tắc mô tả ở đầy là họ mang Phúc Âm đến tận nơi tội nhân cư trú. Họ không chờ đợi tội nhân đi đến cộng đồng địa phương của họ. Chúng ta hãy noi theo tẩm gương sáng chói này.
Thứ ba, Hội Thánh thời Tân Ước nhận diện và sai phái những người được Đức Chúa Trời kêu gọi mang Phúc âm truyền bá cho những vùng khác. Trong lúc trách nhiệm của mỗi tín hữu là làm chứng cho cộng đồng của mình, thì có những người khác có khả năng và được kêu gọi ra đi rao giảng cho những vùng đất mới. Một tấm gương điển hình cho sự việc này là Hội Thánh Antiôt họ đã sai phái Saulơ và Banaba sau khi những người này được Thánh Linh để riêng ra (Công vụ 13:1-3). về sau trong loạt bài này chúng ta sẽ học tập về công tác tự truyền bá của Hội Thánh và thảo luận nguyên tắc này kỹ càng hơn.

Thứ tư, sự truyền giảng trong thời Tân ước nhắm trực tiếp vào những người lớn. Kiểu mẫu truyền giảng của thời Tần Ước là chinh phục những người chủ gia đình để họ có thể đem cả gia đình mình đến với Đấng Christ. Có nhiều ví dụ về nguyên tắc này trong Tần ưđc: Phierơ giảng cho gia đình Cọt nây (Công vụ 10); Phao lô kêu gọi viên cai ngục tại thành Philip tin Chúa rồi làm báp têm cho ông cũng như cả gia đình ông (Công vụ 16:31-33). Cũng tại thành Philip, Phao lô giảng Phúc Âm cho những nữ thương nhân trong đó có bà Liđi, người mở lòng ra và đáp ứng sứ điệp của Phao lô. Bà cùng những thành viên trong gia đình bà chịu báp têm (Công vụ 16:14,15). Những ví dụ cụ thể khác là những người trong gia đình Sêphana (I Côrinhtô 1:16), Ônêsim (II Timôthê 1:16) và Philêmôn (Philêmôn 2). Thường thường khi những người lớn tin nhận Chúa, họ cũng đem con cái mình đến với Đấng Christ nữa. Bằng cách này toàn thể gia dinh trở nên tín hữu.
Thứ năm, những tân tín hữu được kết hợp vào sự sống của thân thể Hội Thánh địa phương. Các sứ đồ tuân theo lệnh truyền của Chúa Jêsus “tạo môn đệ” rồi “dạy dỗ” những môn đồ tân tòng. Những ai tiếp nhận sứ điệp cứu rỗi qua Đấng Christ lập tức được kết hợp vào thân thể Đấng Christ Hội Thánh (Công vụ 2:41). Khi chúng ta đọc tiếp câu 42, chúng ta thây họ được các sứ đồ dạy dỗ và được nuôi dưỡng bằng sự cầu nguyện và tương thông với các chi thể khác trong thân thể. Ngoài ra, họ còn được dạy dỗ về giáo lý, các tín hữu “rất nhiệt tình... giữ sự giao tiếp thân mật... và cầu nguyện”.
Tân Ước không đưa ra những sự chỉ đạo cứng ngắt về cách dạy dỗ cho tân tín hữu như thế nào và sự phát triển của mối quan hệ bạn hữu xảy ra làm sao. Những phương pháp được Chúa Jêsus, các sứ đồ hoặc các tín hữu sử dụng khác nhau và được quyết định theo nhu cầu. Nhưng chúng ta phải biết rằng có nhiều sự dạy dỗ về những mối quan hệ với các tín hữu khác, và mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Hai mối quan hệ này không được tách rời ra. Đức Chúa Trời mong muốn trong phạm vi của Hội Thánh và qua kinh nghiệm của mốì quan hệ bằng hữu với các chi thể khác trong thân, các tân tín hữu có thể trưởng tiến đến mức độ trưởng thành, trở nên những môn đệ đắc lực cho Đức Chúa Jêsus Christ.
Thứ sáu, các sứ đồ giảng về sự cứu chuộc qua đức tin nơi Đấng Christ, chứ không phải qua hệ thống tín ngưỡng tôn giáo hay lễ nghi. Tín hữu của Hội Thánh đầu tiên bị phân tán trong thế giới họ biết được thời đó và rao giảng Phúc Âm cho nhiều chủng tộc khác nhau. Các sứ đồ giảng sứ điệp cứu chuộc qua đức tin nơi Đấng Christ làm Cứu Chúa. Họ không giảng để đưa ra hệ thông tín ngưỡng mới. Họ giảng bằng sự bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời để đáp ứng nhu cầu của con người. Khi tội nhân thấy những phép lạ được thực hiện để giúp đỡ người có nhu cầu, thì họ tin rằng Đấng Christ cũng đáp ứng nhu cầu của họ nữa. Khi họ chứng kiến quyền năng bày tỏ lúc sứ điệp Phúc Âm rao giảng, thì họ thu đạt đức tin để tin nơi sự cứu chuộc (I Côrinhtô 2:4).
Hội Thánh ở khắp mọi nơi cũng tiếp tục noi theo gương điển hình của các sứ đồ. Những tín hữu khác trong Hội Thánh bắt đầu phát triển những công tác phục vụ. Trong mỗi trường hợp sự phục vụ của họ cũng giống y hệt các sứ đồ (Công vụ 6:8; 8:4-8). Những người bị quỉ ám được giải cứu, người què được chữa lành; có sự vui mừng lớn trong dân chúng vì họ được giải cứu khỏi tội lỗi, bệnh tật, và tuyệt vọng. Đó là những gì làm cho Hội Thánh tăng trưởng và nhiều tân tín hữu gia nhập vào Hội Thánh mỗi ngày.
Đức Thánh Linh đã hướng dẫn Hội Thánh đầu tiên cung cấp sự giao hảo bạn thần để đáp ứng nhu cầu của tân tín hữu. Mối tương thông bằng hữu này làm cho tân tín hữu có cảm giác ‘Tệ thuộc vào nhau”. Như điều Chúa Jêsus nói trước, Hội Thánh khởi đầu trước tiên tại Giêrusalem. Hàng ngàn người trở nên tín hữu trong thời gian ngắn. Đa số là người Giuđa. Mặc dù họ theo Chúa Jêsus, nhưng họ vẫn còn là người Giuđa; do đó họ tin rằng mình phải theo các lễ nghi của cách thờ phụng Do thái giáo (Công vụ 5:20; 24:18). Nhưng khi những người không phải người Giuđa theo Chúa, thì các tín hữu Giuđa muốn những người ngoại bang đó theo các phong tục Do thái. Lúc vấn đề được các vị lãnh đạo Hội Thánh đem ra thảo luận trong một cuộc họp đặc biệt, thì Thánh Linh dùng các sứ đồ thay đổi tâm trí của tín hữu người Giuđa (Công vụ 11:1-18; 15:1-20). Nếu các tín hữu không phải người Giuđa bị bắt buộc phải theo lễ nghi Do thái giáo, thì chắc chắn họ tin rằng nền tảng của sự cứu chuộc đặt trên sự tuân theo các lễ nghi tôn giáo. Tuy nhiên trong chương trình của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc không lệ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài Đấng Christ (Công vụ 4:12) và tất cả mọi tín hữu đều phải được báo tên vào trong một thân thể - hoặc người Giuđa, hay không phải người Giuđa, người tự do hoặc bị làm nô lệ (I Côrinhtô 12:13).
Nguyên tắc này đã cho phép Phúc Âm truyền bá khắp thế giới và cung cấp cho chúng ta chân lý này, sự cứu chuộc phải được rao giảng, không phải những phong tục hoặc lễ nghi của địa phương.
Những gì Hội Thánh thời Tân Ước dạy phải giống nhau ở khắp mọi nơi. Người ta có thể biểu lộ đức tin của mình trong nhiều cách khác nhau. Cách người ta thờ phụng tùy thuộc vào nền văn hóa của họ. Ngày nay Phúc Âm của Jêsus Christ vẫn y nguyên: Quyền năng của Phúc Âm ấy vẫn bày tỏ tại Phi Chầu cũng như tại Trung Hoa hay ở Châu Mỹ Latinh hoặc Âu Châu.
Mục đích của Hội Thánh
Mục tiêu 2: Nhận diện những ví dụ về hai chức năng chủ yếu của Hội Thánh.
Chúa Jêsus truyền lệnh cho các môn đệ của Ngài: “Hãy đi và tạo môn đệ thuộc mọi dần tộc làm báp têm cho họ trong Danh Cha, Con và Thánh Linh; và dạy họ vầng giữ mọi điều ta truyền cho các con” (Mathiơ 28:19-20).
Lệnh truyền của Chúa Jêsus có thể được chia làm hai phần: 1) Hãy đi... tạo môn đệ, và 2) Dạy họ vâng giữ mọi điều ta truyền dạy các con. Đây là hai chức năng chủ yếu của Hội Thánh: Truyền giảng và dạy dỗ.
Một ví dụ điển hình việc Hội Thánh đầu tiên tuân theo lệnh truyền này được tìm thấy trong Công vụ 14:21-22, “khi hai người giảng Tin Lành trong thành đó và chinh phục được một số ln môn đệ. Rồi họ trở về Lit-trơ, Ycôni và Antiốt làm cho các môn đệ vững mạnh và khuyên họ cứ giữ trung tín với đức tin”. Trong ví dụ này, các sứ đồ Phao lô và Banaba đã tạo nhiều môn đệ tại thành Đẹt-bơ (truyền giảng). Sau đó, cũng trong hành trình này họ trở lại và làm cho các môn đệ vững mạnh (dạy dỗ). Đây là sự vâng lời mạng lệnh của Đấng Christ trong Mathiơ 28:19,20 cách đầy đủ.
Hai chức năng này giải thích lý do vì sao Đức Chúa Trời đã đặt để Hội Thánh trong thế gian. Đức Chúa Trời mong đợi dân sự Ngài, Hội Thánh, làm gì khi họ tiếp xúc với thế gian vô tín này? Câu trả lời là “tạo môn đệ Đức Chúa Trời có ý định gì khi cho phép các tín hữu gặp nhau để trở thành chi thể trong thân thể của Đấng Christ? Câu trả lời là để gây dựng hay nâng đỡ nhau trong đức tin. Và điều này xảy ra khi các tín hữu học hỏi lời Đức Chúa Trời.
Tầm quan trọng của Hội Thánh
Mục tiêu 3: Chọn những lời diễn đạt đúng để mô tả vai trò của Hội Thánh trong kế hoạch của Đức Chúa Trời về sự truyền giảng.
Chúa Jêsus biết rằng sự chết và sự phục sinh của Ngài sẽ mang lại sự cứu chuộc cho mỗi ngươi. Ngài muốn tin mừng về sự cứu chuộc phải được loan báo khắp thế giđi, nhưng Ngài không thể rao giảng khắp mọi nơi được. Ngài chỉ giảng tại sứ Palettin mà thôi.
Ngài biết kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho sự cứu chuộc thế giới. Để hoàn thành kế hoạch này, Chúa Jêsus đã làm bốn điều: 1) Ngài chọn một nhóm người để Ngài bày tỏ cho họ biết rằng Ngài là Cứu Chúa; 2) Ngài tụ tập những môn đệ này lại thành nhóm người sông chung quanh Ngài; 3) Ngài dạy họ nhiều điều có liên quan đến vương quốc của Đức Chúa Trời; và 4) Ngài dạy họ noi theo gương của Ngài để dạy dỗ các môn đệ khác y như Ngài đã dạy dỗ họ. Khi Ngài từ giã các môn đệ, Ngài đã truyền lệnh cho họ trong Mathiơ 28:19 “Vậy, hãy đi và tạo môn đệ thuộc mọi dần tộc... dạy họ vâng giữ mọi điều ta truyền dạy các con”. Chúa Jêsus biết rằng các môn đệ của Ngài có thể tạo những môn đệ mới cách hiệu quả chỉ khi nào Ngài dạy dỗ họ. Phương cách tốt nhất là tụ họp họ lại thành một nhóm. Như vậy Ngài có thể huấn luyện họ, rồi đến lượt họ, họ cũng có thể giúp đỡ và huấn luyện người khác. Khi các môn đệ bắt đầu công tác phục vụ của họ, thì họ cũng phải lập lại tiến trình tạo môn đệ và tụ họp họ lại để dạy dỗ.
Ngày nay, chúng ta gọi nhóm tín hữu tụ họp lại để hoàn thành những mục đích này là Hội Thánh địa phương. Thường thường hai chức năng truyền giảng và dạy dỗ biểu hiện rõ nét trong những Hội Thánh địa phương có đời sống thuộc linh khỏe mạnh. Cá nhân tín hữu có thể truyền giảng nhưng thường thường sự truyền giảng có hiệu quả hơn khi những tín hữu được huấn luyện, và cả Hội Thánh xây dựng tập thể thực hiện chức năng nàyHội Thánh địa phương cung cấp sự huấn luyện và tạo ra nơi chốn để tân tín hữu tụ họp lại thờ phượng Chúa, học Kinh Thánh và giữ sự tương thông bằng hữu giữa các Cơ đốc nhân. Hội Thánh nào cung cấp đầy đủ sự huấn luyện cho môn đệ mới sẽ chuẩn bị họ mở rộng công tác của Hội Thánh qua sự truyền giảng và sự dạy dỗ.
CÔNG TÁC PHỤC VỤ CỦA HỘI THÁNH
Công tác phục vụ có hai chức năng:
Mục tiêu 4: Diễn tả các mục đích của công tác phục vụ ở trong Hội Thánh và chọn phần mô tả về cách phục vụ được sử dụng trong việc khởi lập Hội Thánh mới.
Chúng ta đã khảo sát hai chức năng của Hội Thánh: 1) Sự truyền giảng và 2) Sự dạy dỗ. Hội Thánh tồn tại, trong số những lý do khác, là để thực hiện hai hoạt động này. Tuy nhiên, những chức năng này góp phần quan trọng chủ yếu cho sứ mạng của Hội Thánh đối với thế giới này.
Các loại ân tứ phục vụ
Khi Chúa Jêsus để lại công tác phục vụ tại trần gian của Ngài thì Thánh Linh đến. Ngài ban những ân tứ phục vụ cho Hội Thánh, và những ân tứ phục vụ này giúp Hội Thánh hoàn tất sứ mạng Đức Chúa Trời giao phó cho Hội Thánh. Nhưng làm thế nào để điều này xảy ra? Ai thực hiện những nhiệm vụ này trong công tác phục vụ của Hội Thánh? Hãy đọc những đoạn Kinh Thánh sau để thấy bản chất và các mục đích của các ân tứ phục vụ được ban cho Hội Thánh:
- Rôma 12:5-8
- 1 Cô-rinh-tô 12:27-31 -1 Timôthê 3:1-10
- Êphêsô 4:11-12
Những đoạn Kinh Thánh này đưa ra những ví dụ về các loại ân tứ phục vụ Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh. Chúng ta có thể xếp loại các ân tứ này theo nơi chôn những ân tứ được sử dụng trước tiên.
1.Những ân tứ được sử dụng chủ yếu trong thân thể Hội Thánh: Tiên tri, mục sư, giáo sư, trưởng lão, chấp sự, người điều hành công việc hành chánh, người nói nhiều ngôn ngữ khác.
2.Những ân tứ được sử dụng chủ yếu ngoài Hội Thánh: Sứ đồ và những nhà truyền giảng Phúc Âm.
3.Những ân tứ phục vụ được sử dụng bên trong và bên ngoài Hội Thánh: Khuyên bảo, làm phép lạ, bố thí, những ân tứ chữa bệnh, bày tỏ sự thương xót, giúp đỡ.
Mặc dù bản liệt kê này đưa ra cách sử dụng đầu tiên của các ân tứ phục vụ, nhưng tất cả các ân tứ vẫn được sử dụng ở bên trong Hội Thánh khi có nhu cầu, và tất cả cũng được sử dụng ở bên ngoài Hội Thánh để đáp ứng các nhu cầu. Ví dụ, người truyền giảng Phúc Âm có thể dạy cách truyền giảng cho các tín hữu ở trong Hội Thánh. Mục sư có thể giảng và làm chứng cho những người ở ngoài Hội Thánh cũng như ở trong Hội Thánh. Mục đích của việc phần loại các ân tứ phục vụ này là để thách thức chúng ta rằng mỗi tín hữu đều có công việc để làm, và Đức Chúa Trời trang bị cho chúng ta các ân tứ để hoàn tất các công việc Ngài giao.
Mục đích của những ân tứ phục vụ
Sứ đồ Phao lô liệt kê năm ân tứ phục vụ được cung cấp cho sự lãnh đạo trong Hội Thánh. Có phải chỉ có một số tín hữu đặc biệt nào mới chiếm hữu các ân tứ phục vụ để hoàn thành công tác phục vụ trong Hội Thánh? Không! Tất cả các tín hữu phải sử dụng các ân tứ được liệt kê trong I Côrinhtô 12:4-6 giống như những bộ phận trong cơ thể, tuy nhiên không phải tất cả mọi tín hữu sẽ được kêu gọi vào sự lãnh đạo. Êphêsô 4:11-12 giải thích lý do: “Chính Ngài ban cho một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số làm người giảng Phúc Âm, số khác làm mục sư và giáo sư, để chuẩn bị cho dân sự Đức Chúa Trời làm công tác phục vụ, hầu cho thân thể của Đấng Christ được lớn lên”. Vì vậy, Đức Chúa Trời ban cho những ân tứ phục vụ để làm hai việc: 1/sửa soạn dân sự Đức Chúa Trời cho công tác phục vụ, và 2/ Làm cho thân thể của Đấng Christ lớn lên. Hãy nhớ rằng Đấng Christ ban những ân tứ phục vụ cho Hội Thánh để giúp Hội Thánh hoàn thành lệnh truyền của Ngài trong Mathiơ 28:19. Nếu đối chiếu hai câu Kinh Thánh trên chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn:
Êphêsô 4:12 “Công tác phục vụ ”
“Thân thể của Đấng Christ được lớn lên”
Mathiơ 28:19
“Hãy đi và tạo môn đệ ”
“Dạy họ vâng giữ mọi điều ta đã truyền dạy cho các con”
Vì thế Êphêsô 4:12 chỉ cho chúng ta thấy rằng Đấng Christ ban cho những ân tứ phục vụ để Hội Thánh có thể thực hiện đúng lệnh truyền của Ngài trong Mathiơ 28:19. Êphêsô 4:12 cũng giải thích tiến trình này. Câu Kinh Thánh ấy cho chúng ta biết rằng Chúa ban cho những ân tứ phục vụ để làm cho Hội Thánh tăng trưởng và vững mạnh. Nhưng ai là người thực hiện công tác phục vụ của Hội Thánh cho những người chưa tin? Ai sẽ đi ra và tạo môn đệ? Sơ đồ sau đây trả lời cho câu hỏi này.
HÌNH
Tiến trình theo sơ đồ trên có thể được giải thích bằng các bước:
1.Đấng Christ ban những ân tứ phục vụ cho dân sự Chúa trong thân thể Hội Thánh.
2.Những ân tứ phục vụ đang vận hành trong thần thể, “gây dựng” và “chuẩn bị” dân sự trong Hội Thánh để làm công tác phục vụ. Một phần của công tác phục vụ là động viên và gây dựng, hay làm cho người khác lớn lên.
3.Phần khác của “công tác phục vụ” dành cho các thành viên đi ra ngoài thân thể Hội Thánh và tạo môn đệ.
4.Vài môn đệ mới có thể sông gần thân thể Hội Thánh gốc. Nếu thế, họ có thê gia nhập nhóm này. Những người khác có thể ở xa hơn và muôn thành lập Hội Thánh địa phương mới.
Để nắm vững kiến thức về những ân tứ phục vụ được sử dụng như thế nào trong Hội Thánh, bạn có thể học bài học Hàm Thụ về đề tài Những ân tứ thuộc linh. Đầy là phần bài học về loạt bài sự phục vụ của Cơ đốc nhân.
NGƯỜI GIEO TRỒNG HỘI THÁNH
Ý nghĩa của việc “gieo trồng” một Hội Thánh
Mục tiêu 5: Chọn một lời diễn đạt để giải thích vì sao phải lập một Hội Thánh mới được coi là “gieo trồng” Hội Thánh.
Khi một nông dân gieo giống người ấy không thể làm cho cây lớn lên. Người ây chỉ có thể làm đất nhuyễn ra và tưới đất, nhưng hột giống tự nó lớn lên. Người nông dân không phải có mặt tại đấy, người ấy chỉ chăm sóc những gì mình trồng và tạo khung cảnh thuận lợi để hột giông lớn lên và nảy nở. Cũng vậy, một tín hữu có thể làm chứng cho một người, nhưng người ây không thể làm cho người ngoại trở thành một tín hữu. Người ấy có thể dùng tài khéo léo để giải thích Phúc Âm, nhưng chỉ một mình Đức Chúa Trời mới làm cho hạt giông đức tin lớn lên trong lòng người chưa tin. Khởi lập Hội Thánh mới cũng giông như thế.
Chúng ta có thể tụ họp những tân tín hữu thành một nhóm. Chúng ta có thể dạy dỗ và khuyến khích họ mạnh mễ trong đức tin, nhưng chính Đức Thánh Linh mới ban cho họ đức tin để trở thành một Hội Thánh tăng trưởng mạnh mẽ. Người nông dân phải lệ thuộc vào mặt trời và mưa để làm cho hạt giống lớn lên, nhưng đồng thời người ấy phải siêng năng làm việc và tiếp tục cày xới đất cũng như tưới bón cho đến khi thu hoạch mùa màng. Những ai khởi đầu thành lập Hội Thánh cũng phải có trách nhiệm nuôi nấng tín hữu, cầu nguyện với họ, dạy dỗ họ lời của Đức Chúa Trời, và hướng dẫn họ đáp ứng vđi sự vận hành của Đức Thánh Linh. Bằng cách đó Hội Thánh sẽ lớn lên và mang qủa. Đó là lý do tại sao khởi lập Hội Thánh mới được coi là gieo trồng Hội Thánh (church Planting).
Người gieo trồng Hội Thánh phải nêu gương tốt
Mục tiêu 6: Nhận diện những phẩm chất thuộc linh của một người gieo trồng Hội Thánh.
Ai có thể làm người gieo trồng Hội Thánh? Một người gieo trồng Hội Thánh là một tín hữu được Đức Chúa Trời ban cho cơ hội để thành lập một Hội Thánh. Gieo trồng Hội Thánh là kết quả của việc một tín hữu quyết định giới thiệu Đấng Christ cho những người hư vong, chinh phục những người ấy tin Chúa rồi giúp những người mđi qui đạo vào một Hội Thánh địa phương.
Phẩm chất thuộc linh của những người gieo trồng Hội Thánh gồm những gì? Khi chúng ta học Tân ước và quan sát đời sông của những người lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng một người gieo trồng Hội Thánh, người muốn được Đức Chúa Trời sử dụng cần có những phẩm chất thuộc linh. Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta vào những công tác thích hợp cá tính và tài năng của mình, nhưng sự khao khát muốn được Đức Chúa Trời sử dụng vẫn là điều đòi hỏi căn bản, hoặc là gieo trồng Hội Thánh hay làm những phần việc khác trong công tác của Đức Chúa Trời.
Một người khao khát được Đức Chúa Trời sử dụng có những phẩm chất nào? Trước hết và quan trọng nhất, một người gieo trồng Hội Thánh phải là một tôi tớ (Philip 2:4-7). Chúa Jêsus nhận lấy vai trò của một tôi tớ. Ngài truyền lệnh cho những người lãnh đạo phải làm tôi tớ (Giăng 13:14-16). Phao lô trở thành một người nô lệ phục vụ mọi người (I Côrinhtô 9:19).
Một tôi tớ trung thành không đặt nền tảng của những hoạt động của mình trên việc đáp ứng nhu cầu ích kỷ của mình. Nhưng người ây quan tâm đến những điều mong ước và sự thịnh vượng của những người mình phục vụ. Người ấy không cần cạnh tranh với các tôi tớ khác, vì sự kiêu ngạo không động viên sự phục vụ có hiệu quả. Tôi tớ chân thật là người chỉ tìm sự vui mừng thỏa lòng vì được phục vụ.
Những phẩm chất khác của người gieo trồng Hội Thánh là:
1.Là người của Đức Chúa Trời, được tái sanh và sống cuộc đời đầy dẫy Thánh Linh (Giăng 3:3; Công vụ 1:8). Phao lô mô tả rằng nhờ ân phúc của Đức Chúa Trời và quyền năng của Thánh Linh mà ông rao giảng Phúc Âm. Ông nhấn mạnh rằng ông rất nóng nảy rao truyền Đấng Christ cho những nơi chưa biết Ngài (Rôma 15:18-20). Đây là vài lý do chứng tỏ Phao lô là một người gieo trồng Hội Thánh vĩ đại.
2. Người gieo trồng Hội Thánh phải là người cầu nguyện.
Hãy xem Côlôse 1:9-11 và Êphêsô 3:14-19; 6:18. cầu nguyện là một sự để hết tâm trí cách năng động vào việc chuyển giao ý muốn của Đức Chúa Trời. Những câu Kinh Thánh này gợi lên hình ảnh về sự cầu nguyện là một chức năng sống động, một sự dấn thân vào chiến trận thuộc linh, qua lời cầu nguyện nhiệt tình, có hiệu quả (Giacơ 5:16), người tin Chúa có thể ảnh hưởng đến hoàn cảnh và môi trường có liên quan đến việc gieo trồng Hội Thánh, và như thế có thể mang chiến thắng và phước hạnh đến những nơi mà nếu thiếu cầu nguyện sẽ thất bại. Phao lô là tấm gương sáng chói về điều này. Thật vậy cầu nguyện sẽ đúc khuôn và tạo hình cá nhân để người ấy có thể trở thành mềm dẻo và ích lợi trong bất cứ hoàn cảnh nào mà Đức Chúa Trời đặt để.
3.Người gieo trồng Hội Thánh phải là người có lòng thương xót sâu xa về những linh hồn hư mất (Rôma 9:2-3). Chúa Jêsus minh họa điều này trong ví dụ về người con trai phóng đãng hư hỏng (Luca 15; 11-32). Ngài bày tỏ nhu cầu tự nguyện hy sinh chính mình vì cđ người hư vong qua cầu chuyện về người chăn chiên đi tìm con chiên bị lạc (Luca 15:3-7).
4.Người gieo trồng Hội Thánh phải là người yêu thương người khác. Người ấy phải biết hy sinh thì giờ và bày tỏ sự quan tâm của mình đến như cầu của người khác (I Têsalônica 2:7-8).
5.Người gieo trồng Hội Thánh phải là tấm gương về đặc tính trưởng thành của Cơ đốc nhân (I Côrinhtô 11:1; I Têsalônica 1:6-8).
Công việc của Đức Chúa Trời được hoàn tất nhờ có một số cá nhân có khải tượng, yêu thương, hy sinh và kiên trì, họ là người hiến mình cho công việc mà Đức Chúa Trời kêu gọi họ. Người ấy có thể mở một trạm công tác xa Hội Thánh của mình vài dặm. Rồi người ây thường xuyên đi bộ đến dây để chăm sóc tín hữu. Người ấy chẳng ngại mưa gió, ban đêm cứ đi bộ về nhà. Sườn đồi trơn trượt phải bò lên. Đôi khi về đến nhà đã 2 giờ sáng, từ đầu đến chân lấm lem bùn. Không ai trả tiền công để người ây làm điều này. Người ấy chỉ làm do tình yêu anh em thôi thúc và vì công việc của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, người ấy có thể tổ chức công việc thành một Hội Thánh với một trong những người giúp mình là mục sư. Người này là một điển hình của người gieo trồng Hội Thánh có hiệu quả.
Một người gieo trồng Hội Thánh phải ban phát sứ điệp của Đức Chúa Trời
Mục tiêu 7: Chọn những thí dụ về ba phẩm chất của sứ điệp của người gieo trồng Hội Thánh.
1.Một sứ điệp đặt nền tảng trên Kinh Thánh:
Những Hội Thánh mới được tồn tại nhờ kết quả của việc nghe sứ điệp Phúc Âm và tiếp nhận Jêsus Christ làm Chúa của mình. Những tân tín hữu phải đặt nền tảng vững chắc khi sứ điệp dựa trên Kinh Thánh. Kinh Thánh được đổ đầy thẩm quyền thiên thượng. Lời Đức Chúa Trời có quyền năng; Lời Chúa cáo trách tội lỗi đoán xét tư tưởng và thái độ của tấm lòng (Hêbơrơ 4:12). Nhìn nhận thẩm quyền này, các sứ đồ đã trích dẫn Cựu ước rất nhiều lần khi họ giảng và dạy. Họ dùng Kinh Thánh để chứng minh Chúa Jêsus là Đấng Mêsi.
Khi sự giảng dạy đặt trên nền tảng Lời Đức Chúa Trời, thì lời giảng y mang theo uy quyền của Đức Chúa Trời. Những người nghe công nhận âm thanh của uy quyền ấy và họ sẽ lắng nghe diễn giả khi người ấy nói ra bằng quyền năng này. Những người Do thái vô tín đã nhìn nhận uy quyền trong sự giảng dạy của Chúa Jêsus (Mathiơ 7:29). Họ ngạc nhiên về Ngài khi họ nói, “Chưa có ai nói giống như người này” (Giăng 7:46). Năng quyền của Lời Chúa vẫn còn giá trị cho chúng ta khi chúng ta có những sứ điệp đặt nền tảng trên Kinh Thánh. Chỉ có những sứ điệp đặt nền tảng trên Kinh Thánh mới có hiệu quả trong việc chinh phục linh hồn tội nhân và xây dựng họ trong Đấng Christ.
2.Một sứ điệp đặt Đấng Christ làm trung tâm (A Christ centered message).
Đấng Christ là trung tâm của sứ điệp mới làm cho Hội Thánh tăng trưởng gấp bội. Tin tức vui mừng ấy là Đấng Christ, Đấng được các tiên tri thuở xưa nói trước rằng Ngài là Đấng Mêsi. Ngài là Đấng phó sự sông mình trên Thập Tự Giá để con người được tha thứ tội lỗi và được phục hồi sự sông vĩnh hằng. Sứ điệp của Đấng Mê si - Cứu Chúa chịu đóng đinh để phục sinh là sứ điệp tạo môn đệ và phát triển Hội Thánh. Phần quan trọng của sứ điệp của Phúc Âm là giải thích đơn sơ về Chúa Jêsus là ai, Ngài đã làm gì trên trần gian, tầm quan trọng của sự chết và sự phục sinh của Ngài, và những gì Ngài đang làm và muôn làm cho những ai tin cậy Ngài. Đây là sứ điệp làm thay đổi nhiều cuộc đời.

3.Một sứ điệp đặt nhu cầu làm trọng tâm (A need,- centered message)
Một sứ giả muốn khởi đầu thành lập Hội Thánh mới có hiệu quả cần giảng một sứ điệp nêu rõ Đấng Christ là Đấng giải quyết nhu cầu của người nghe. Một người chưa biết Chúa Jêsus thường cảm thấy cô đơn, không ai giúp đỡ mình. Nhiều người rất lo sợ. Những người đó cảm thấy có nhu cầu cần được ai đó ở bên ngoài giúp đỡ mình. Sự tìm kiếm người giúp đỡ khiến cho người ta chạy đến các hình thức tôn giáo lễ nghi, họ hy vọng rằng mình sẽ tìm được những lời giải đáp cho những nhu cầu của mình. Một số người thờ cúng ông bà. Một số khác tìm sự che chở nơi thế giới thần linh, một ví dụ về sự giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của những người này là sứ điệp giảng giải cách đơn giản là tội lỗi đã làm con người phân cách với Đức Chúa Trời và sự hy sinh của Chúa Jêsus cho phép con người nối lại sự giao tiếp với Đức Chúa Trời. Khi con người được thông suốt với Đức Chúa Trời, người ấy sẽ có một nguồn tài nguyên để đáp ứng mọi nhu cầu của mình.
Tôi có một người bạn làm người giảng Phúc Âm, ông ta rao giảng một sứ điệp đặt Đấng Christ làm trung tâm. Thường thường có những người bệnh đến nghe. Ông không công bố mình là ngươi chữa bệnh, nhưng ông cho mọi người biết rằng Chúa Jêsus đã chữa nhiều người bệnh được lành. Ông cũng cho họ biết rằng ngày nay Chúa Jêsus vẫn còn chữa bệnh, và Ngài sẽ nghe họ nếu họ cầu nguyện với Ngài bằng đức tin. Hàng ngàn người được chữa lành và hàng ngàn người tiếp nhận Chúa qua chức vụ của anh em này. Nhiều Hội Thánh được thành lập vì bạn tôi đã giảng sứ điệp đáp ứng nhu cầu của quần chúng.
Sứ điệp của Phúc Ấm là sứ điệp hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của lòng con người. Sứ giả có kết quả là người hiểu được nhu cầu này và cho mọi người biết rằng chỉ có Đấng Christ có thể đáp ứng những nhu cầu đó. Một sứ điệp đặt nhu cầu làm trọng tâm sẽ mang lại kết quả chinh phục linh hồn tội nhân. Đây là bưđc khởi đầu trong sự thành lập Hội Thánh.
QUYỀN NĂNG CỦA HỘI THÁNH
Mục tiêu 8: Chọn những ví dụ về vai trò của Thánh Linh trong công tác gieo trồng Hội Thánh.
Đức Thánh Linh ban quyền năng cho những người gieo trồng Hội Thánh
Cách đây vài năm tại một thủ đô của một nước ở Châu Phi, chỉ có một nhà thờ Tin Lành. Trong một vùng núi xa của quốc gia ấy, có một tín hữu cảm thấy Đức Chúa Trời kêu gọi mình rao giảng Phúc Âm. Anh này đang có một công việc trong giới chính quyền và có lương bổng cao. Khi anh nghỉ việc để đi học trường Kinh Thánh, thì bà con của anh rất giận dữ và ngược đãi cũng như hành hạ anh rất nhiều. Anh có vợ và bốn con nhỏ. Anh không thể cung cấp cho họ đầy đủ như trước kia. Khi tốt nghiệp trường Kinh Thánh, anh đến thủ đô và khởi đầu một Hội Thánh mới. Anh bắt đầu với vài tín hữu. Cuộc sống rất khó khăn đối với anh và gia đình anh vì vật giá tại thành phố rất cao, nhưng anh vẫn trung tín. Ngày nay Hội Thánh của anh đã tăng trưởng và cung cấp đủ nhu cầu cho gia đình anh và Hội Thánh đó đang lớn mạnh. Thật vậy dù anh chỉ nhận lương bằng một phần năm của số lượng trước kia của anh, nhưng anh vẫn thấy tất cả sự gian khổ của mình đáng giá vì đã xây dựng được một Hội Thánh.
Sáu năm trước chỉ có một nhà thờ Tin Lành tại thủ đô ấy, nhưng có những người khác cũng vầâng theo lệnh truyền của Chúa và trở thành những người gieo trồng Hội Thánh. Ngày nay thành phố thủ đô ấy có muời tám nhà thờ Tin Lành.
Tại sao một người nghỉ một việc làm tốt để đi thành lập một Hội Thánh mới? Tại sao người ấy tình nguyện chịu sự ngược đãi của bà con? Vì qua Thánh Linh Đức Chúa Trời đã phán với anh. Đức Thánh Linh ban quyền năng cho những ai tin rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ họ trong việc chinh phục những người chưa được cứu và khởi đầu Hội Thánh mới. Thánh Linh giúp đỡ những người ấy chịu đựng gian khổ để thành lập những Hội Thánh mới.
Chúng ta không thể làm những người gieo trồng Hội Thánh có hiệu quả nếu quyền năng của Thánh Linh không nội trú trong chúng ta. Đó là lý do vì sao Chúa Jêsus bảo các môn đệ phải chờ đợi tại thành Giêrusalem cho đến khi nhận quyền năng. Rồi họ mới có thể đi ra phục vụ Ngài cách có hiệu quả (Công vụ 1:4,5,8). Trong loạt bài này bạn đang học những nguyên tắc và phương pháp quan trọng trong việc gieo trồng Hội Thánh, nhưng bạn sẽ không trở thành người gieo trồng Hội Thánh có kết quả trừ khi bạn rao giảng Lời Chúa trong quyền năng của Thánh Linh. Đức tin đến do việc nghe lời của Đấng Christ (Rôma 10:17). Sứ điệp được Thánh Linh xức dầu sẽ mang người ta đến với Đấng Christ.
Thánh Linh ban sự sống và sự tăng trưởng cho Hội Thánh
Đây là điều quan trọng khi học những phương pháp tốt để gieo trồng Hội Thánh. Khi bạn tiếp tục học loạt bài này bạn sẽ học những nguyên tắc và những phương pháp gieo trồng Hội Thánh cách thành công trong những vùng đất khác nhau trên thế giới. Dĩ nhiên, ngoài việc sử dựng những phương pháp tốt cho việc gieo trồng Hội Thánh, điều quan trọng nhất là phải nhìn nhận công việc của Thánh Linh khi Ngài ban quyền năng thuộc linh cho Hội Thánh địa phương. Bằng phương pháp đúng đắn và quyền năng thiên thượng, Hội Thánh địa phương có thể tự mình phát triển gấp bội nhờ sự gieo trồng những Hội Thánh khác. Giống như Thánh Linh đã cho phép những cá nhân tin nhận sự cứu rỗi, thì Thánh Linh cũng ban đức tin sông động cho Hội Thánh. Truyền giảng bằng quyền năng có thể xảy ra, nhưng những phương pháp tốt kết hợp với quyền năng của Thánh Linh rất cần thiết cho sự duy trì kết quả và cung cấp sự ủng hộ cần thiết để phát huy sự sống động của thuộc linh và tăng trưởng lành mạnh.
Ví dụ sau đây minh họa thế nào Thánh Linh sẽ làm sống dậy một Hội Thánh khi các tín hữu hạ mình cầu nguyện và tuyên bố quyền năng của Ngài.
Trong một quôc gia tại Châu Mỹ La Tinh, có vài nhà thờ và một số tín hữu nghi ngờ đố kỵ nhau. Họ không nhiệt tình làm công việc của Đức Chúa Trời. Vài Cơ đốc nhân rất quan tâm về tình trạng nghèo nàn về phương tiện thuộc linh của Hội Thánh và bắt đầu gặp gỡ nhau để cầu nguyện. Thình lình, trong một tuần lễ có 75 tín hữu đầy dẫy Thánh Linh. Trong vòng 18 tháng khoảng 300 người được đổ đầy Thánh Linh. Trong vòng hai năm số tín hữu và Hội Thánh tăng lên gấp đôi. Phúc Âm được rao giảng tại những vùng xa xôi chưa có hạt giông Phúc Âm do những con người đầy dẫy quyền năng của Thánh Linh và sốt sắng lo công việc của Đức Chúa Trời.
Đây là sự kết hợp giữa sự tự nguyện phục vụ và quyền năng của Thánh Linh như chúng ta đã thấy trong Tân Ước “Vậy, các môn đệ đi ra rao giảng khắp mọi nơi, và Chúa cùng làm việc với họ, xác minh lời nói của họ bằng những dấu kỳ phép lạ kèm theo” (Mác 16:20).
Khi chúng ta vâng theo lệnh truyền của Đấng Christ để tạo môn đệ trên khắp thế giới, thì chúng ta có thể học tập mẫu mực của việc làm của Hội Thánh đầu tiên. Giống như các Cơ đốc nhân đầu tiên chúng ta phải làm việc trong quyền năng và sự dẫn dắt của Thánh Linh. Rồi kế đó chúng ta sẽ xây dựng một Hội Thánh năng động, mạnh mễ thuộc loại Hội Thánh Chúa Jêsus mặc khải: “Ta sẽ xây dựng Hội Thánh ta, và các cửa âm phủ không thắng nổi Hội Thánh đó” (Mathiơ 16:18). Cầu xin Đức Chúa Trời động viên bạn cách mạnh mẽ và đô đầy quyền năng của Thánh Linh khi bạn tiếp tục học những phương pháp gieo trồng Hội Thánh mđi.
BÀI 2
HỘI THÁNH VÀ SỨ MẠNG CỦA MÌNH
Đavít rất phấn khởi khi bắt đầu kể cho thầy Eyo về kinh nghiệm của họ ở Gane. “Thưa thầy, một tuần lễ kỳ diệu thật. Thêm mấy người nửa được cứu, có hai người được chữa lành lạ lùng, và một người nghiện rượu hạng nặng đã tiếp nhận Chúa. Cả thị xã đó rất ngạc nhiên về cuộc sông được đổi mới của ông ta”.
Giăng ngắt lời, “không những thế, nhưng các tân tín hữu tụ họp lại mỗi tối và ca hát mừng rỡ đến nỗi hầu cả thị xã đến nghe. Chúng em ngạc nhiên khi thấy Hội Thánh đang phát triển”.
Thầy giáo Eyo trả lời, “đó là mục đích của Hội Thánh ở trên thế giới này, phải chỉ cho mọi người thấy rằng quyền năng của Đấng Christ đáp ứng những nhu cầu lớn nhất của họ. Khi họ thấy điều đó, họ sẽ nhiệt tình đến nghe sứ điệp của anh em”.
Trong bài học này, bạn sẽ học về cách thức Đức Chúa Trời sử dụng các sứ đồ để thành lập những nguyên tắc để chỉ đạo sứ mạng của Hội Thánh. Tân ước cung cấp cho chúng ta những ví dụ tốt về những nguyên tắc này và bạn sẽ thấy chúng ta có thể áp dụng như thế nào trong hiện tại.
ĐỊNH NGHĨA CHỮ SỨ MẠNG
Mục tiêu 1: Sứ mạng có liên quan đến mục đích của Hội Thánh.
Hội Thánh trong thời Tân ước thiết lập những nguyên tắc để thực hiện sứ mạng của Hội Thánh. Dĩ nhiên, phương pháp phải thay đổi và ý muốn sẽ thay đổi, nhưng sứ mạng do Thánh Linh thiết lập từ ngày khai sinh Hội Thánh vẫn tồn tại y nguyên.
Sứ mạng của Hội Thánh có nghĩa gì? Sứ mạng thường được định nghĩa là việc thực hiện mục đích cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho toàn thể mọi dân tộc. Nói cách khác, sứ mạng là thực hiện điều Đức Chúa Trời mong muốn. Hội Thánh có mặt trên thế giới này vì mục đích cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, vì thế Hội Thánh là dụng cụ để Đức Chúa Trời thực hiện mục đích và những điều mong muốn của Ngài (Êphêsô 3:10-11). Chúa Jêsus đã mô tả Hội Thánh là phương tiện để Ngài hoàn thành mục đích của Ngài, khi Ngài phán với các môn đệ, “Ta sẽ xây dựng Hội Thánh ta, các cửa âm phủ sẽ không thắng nổi Hội Thánh đó” (Mathiơ 16:18). Chúa Jêsus còn định nghĩa xa hơn về sứ mạng của Hội Thánh trong những từ ở đâu và thế nào.
Khi Chúa Jêsus phán những lời được chúng ta gọi là sứ mạng Trọng Đại, thì Ngài mô tả rõ ràng nơi chôn thực hiện sứ mạng của Hội Thánh. Trong Mathiơ 28:19, Chúa Jêsus chỉ thị rõ ràng: “Vậy, hãy đi và tạo môn đệ trong khắp các nước”. Mạng lệnh này thật rõ ràng. Sứ mạng của Hội Thánh là mang Phúc Âm đến mọi nơi. Nhưng còn hơn thế nữa, sứ mạng ấy là tạo môn đệ (make disciples) trong mọi quốc gia.
Chúa Jêsus muốn Hội Thánh của Ngài tìm kiếm người lạc mất khắp mọi nơi, và không những tìm, nhưng còn tìm cho đến khi gặp được. Những ẩn dụ của Chúa Jêsus nhấn mạnh về sự tìm kiếm. Người đàn bà không chỉ tìm khắp mọi chỗ để kiếm đồng bạc bị mất, nhưng bà tìm cho đến khi thầy được (Luca 15:9). Người chăn chiên tìm con chiên bị lạc cho đến khi gặp được con chiên và vác nó về nhà (Luca 15:5). Khi người đầy tớ trình với chủ của buổi tiệc về những khách được mời không đến dự tiệc, thì chủ bảo người đầy tớ cứ tiếp tục đi mời cho đến khi đầy người ngồi vào bàn tiệc (Luca 14:21-23).
Chúa Jêsus cẩn thận dặn bảo các môn đồ của Ngài đừng lưu lại tại những nơi chống đối Phúc Âm, nhưng cứ tiếp tục tại những nơi người ta sẵn lòng tiếp nhận Phúc Âm (Mathiơ 10:14). Các sứ đồ tiếp tục tuân theo lời dạy bảo này (Công vụ 13:51). Tuy nhiên, trong khi các sứ đồ không tiếp tục với những ai chống đối Phúc Âm, thì họ cứ giảng để thuyết phục. Phao lô, tại thành Côrinhtô, “Vào mỗi ngày sa bát... ông biện luận trong nhà hội, cố gắng thuyết phục người Giuđa và người Hy lạp” (Công vụ 18:4).
Sứ mạng của Hội Thánh dành cho mọi nền văn hóa, mọi giai cấp xã hội và kinh tế. Phierơ giảng vào Ngày Lễ Ngũ Tuần cho người Do thái ở Giêrusalem. Hội Thánh được thành lập trong vòng những tín hữu Do thái, rồi họ trở thành chiếc cầu cho người ngoại bang. Từ người Do thái trước nhất, rồi Hội Thánh lan rộng cho mọi dân tộc.
HÌNH
Làm thế nào những công cụ con người lại có thể thực hiện mục đích của Đức Chúa Trời trong thế gian này? Sứ mạng của Hội Thánh bắt đầu trong quyền năng của Thánh Linh, các sứ đồ và Hội Thánh đầu tiên phải có quyền năng nội trú bên trong để giục giã họ thực hiện bên ngoài. Họ đã trở thành những cộng tác viên của Đức Chúa Trời để hoàn tất kế hoạch của Ngài. Trước khi Chúa Jêsus truyền lệnh cho các môn đồ đi “đến những vùng tận cùng của quả đất”, thì Ngài phán “các con sẽ nhận lãnh quyền năng” (Công vụ 1:18). Nguyên tắc này luôn luôn tồn tại: Quyền năng bên trong của Thánh Linh phải hiện hữu trong Hội Thánh trước khi công tác truyền giảng bắt đầu.
SỨ MẠNG BẤT ĐẦU
Hội Thánh tăng trưởng
Mục tiêu 2: Tư cách Công vụ các sứ đồ, hãy mô tả, nhận diện các biến cố, sự kiện làm cho Hội Thánh tăng trưởng.
Hội Thánh trong thời Tân ước tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày đều có người tin Chúa (Công vụ 2:41,47). Hội Thánh không chỉ tăng trưởng vì người ta muốn tìm cái lạ để tin. Thật vậy, nhiều tín hữu đã bị bỏ tù, bị đánh đập ngay cả bị giết. Nhưng hàng ngàn người đã trở thành tín hữu và Phúc Âm lan truyền rộng ra nhiều khu vực chỉ trong vòng vài năm. Nhiều người tin theo Đấng Christ chỉ vì quyền năng của Ngài đã đáp ứng các nhu cầu của họ. Sau khi ra đời trong một thời gian ngắn, Hội Thánh đã tăng lên hàng ngàn tân tín hữu. Những nguyên tắc không thay đổi được các sứ đồ áp dụng cũng sẽ còn làm cho Hội Thánh ngày nay tăng trưởng.
Thẩm quyền của Kinh Thánh
Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Phierơ giảng về sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus. Ông công bố cho người Do thái biết rằng tất cả sự kiện đó là sự ứng nghiệm rõ ràng các lời tiên tri trong Cựu ước (Công vụ 2:21-32; 3:13). Ê tiên giảng bằng uy quyền của Lời Đức Chúa Trời về những sự kiện nổi tiếng trong Cựu ước liên quan đến kế hoạch của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài (Công vụ 7). Tại nhà của Cọt nây, Phierơ nói rằng: “Tất cả những tiên tri đều làm chứng cho Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì nhờ Danh Ngài nhận được sự tha tội” (Công vụ 10:43).
Qua quyền năng của Lời Kinh Thánh được Thánh Linh xức dầu, “dân chúng... lòng như kim châm bèn hỏi Phierơ rằng... chúng tôi phải làm gì?” (Công vụ 2:37). Họ tiếp nhận sứ điệp của Phierơ và khoảng ba ngàn người tín hữu được thêm vào Hội Thánh trong ngày đó (Công vụ 2:41). Làm cho người ta tin nhận Đấng Christ là Cứu Chúa của họ là mục đích của công tác của các sứ đồ (Công vụ 2:37). Họ không rao giảng để phổ biến một tôn giáo mới. Họ giảng bằng quyền năng của Thánh Linh để chứng tỏ rằng tất cả những lời tiên tri về Đấng Mê si đều chỉ về Jêsus Christ Đấng đã bị đóng đinh trên cây thập tự, bị chôn và sông lại.
Tín nhiệm nơi quyền năng siêu nhiên
Sự kiện kế tiếp được ký thuật trong Công vụ các sứ đồ về hoạt động của các sứ đồ sau ngày Lễ Ngũ Tuần là việc Phierơ và Giăng vào đền thờ. Tại cổng gọi là cửa Đẹp họ gặp một người ăn xin bị què và ai cũng biết người này. Phierơ nắm lấy tay người và nói “... Nhơn Danh Jêsus người Naxarét, hãy bước đi... và lập tức chân của người què và mắt cá của người trở nên vững chắc” (Công vụ 3:6-10). Khi dần chúng sửng sốt chứng kiến điều này, còn người què thì nhảy nhót ca ngợi Đức Chúa Trời, Phierơ lợi dụng cơ hội này để giảng cho những người chứng kiến. Một lần nữa ông công bố Đấng Christ và thế nào qua danh của Ngài tội lỗi của họ được tha thứ (Công vụ 3:17-23).
Khi nhiều người thấy phép lạ về sự chữa bệnh được quyền năng của Đấng Christ thực hiện và thấy nhiều đời sống được thay đổi thì họ tin rằng Đấng Christ cũng sẽ đáp ứng nhu cầu của họ nữa. Hội Thánh noi theo gương của các sứ đồ. Những tín hữu khác bắt đầu sử dụng ân tứ Chúa cho. Trong mỗi trường hợp công tác của họ giống như công tác của các sứ đồ (Công vụ 6:8; 8:4-8). Qủi dữ bị đuổi ra và người què được chữa lành (Công vụ 3:6-9). Khi người ta thấy quyền năng kèm theo sứ điệp Phúc Âm được giảng ra, thì họ nhận được đức tin để tin nơi sự cứu chuộc (I Côrinhtô 2:4). Có niềm vui lớn trong lòng dân chúng. Hội Thánh tăng trưởng, và mỗi ngày nhiều tân tín hữu gia nhập vào Hội Thánh.

HỘI THÁNH LAN RỘNG
Mục tiêu 3: Nhận diện những lời diễn đạt cách chính xác về việc tại sao Hội Thánh có thể tăng trưởng trong mọi dân tộc.
Chúng ta hãy khảo sát những lý do quan trọng tại sao Hội Thánh có thể tăng trưởng trong bất cứ quốc gia nào hay vùng đất nào.
Qua sự gia tăng công tác lãnh đạo
Hội Thánh tại Giêrusalem đã ổn định nề nếp và tăng trưởng. Rồi chúng ta đọc trong Công vụ 5:17-41 thấy sự bách hại Hội Thánh bắt đầu xảy ra. Sau cái chết của Êtiên “có cơn bách hại lớn xảy ra nghịch cùng Hội Thánh tại Giêrusalem, và ngoại trừ các sứ đồ, những người khác đều phân tán khắp Giuđê và Samari” (Công vụ 8:1). Hội Thánh bị phân tán chứ không phải bị tiêu diệt. Bất cứ nơi nào tín hữu đến, nơi đó xuất hiện những Hội Thánh mới. Làm thế nào để việc ấy xảy ra? Vì họ theo nguyên tắc này: Hội Thánh không lệ thuộc vào cá tính hay uy quyền của một người nào. Philip đến Samari (Công vụ 8:4-8) và Banaba đi Antiôt sau khi các tín hữu khác đã đến tại đấy và thành lập một Hội Thánh (Công vụ 11:19-23). Các môn đồ khác phải đi đến Giốpbê, Êphêsô và những thành phố khác khi chúng ta đọc những đoạn sau. Luôn luôn có sự khác nhau về công tác và sự lãnh đạo tùy theo sự cung ứng của Thánh Linh (Rôma 12:5-8; ICÔrinhtô 12:7-11).
Do sự giải quyết vân đề cách mềm dẻo
Như lời Chúa Jêsus báo trước, Hội Thánh phát triển đầu tiên tại Giêrusalem (Công vụ 1:8). Trong một thời gian ngắn, hàng ngàn người trở thành tín hữu. Đa số là những người Do thái theo luật pháp, lễ nghi của Do thái giáo. Thánh Linh hướng dẫn tân tín hữu hiểu rằng luật pháp là “thầy giáo” dẫn họ đến sự cứu chuộc do đức tin. Khi người ngoại bang trở thành tín hữu, họ được Cơ đốc nhân người Do thái tiếp nhận trên căn bản đức tin nơi Đấng Christ. Cả hai nhóm người đều đồng ý rằng Phúc Âm không đòi hỏi những nghi lễ hay hình thức tổ chức có sẩn, nhưng Phúc Âm được tiếp nhận do đức tin nơi Jêsus Christ.
Khi sứ đồ Phao lô nói cho những người Athên, họ vốn không biết gì về Đức Chúa Trời hay luật pháp Do thái, thì ông vẫn có thể tìm được một nền tảng chung để thu hút sự chú ý của họ (Công vụ 17:16-33). Ông thấy họ quan tâm đến những vân đề triết học và khám phá những tư tưởng mới. Ông dùng những tôn giáo khác nhau làm điểm tiếp xúc để giảng cho họ biết về chân lý đích thực của Đức Chúa Trời. Khi đọc trong Công vụ 17:32-34, chúng ta thấy một số người Athên đã nói, “Chúng tôi muốn nghe ông nói thêm về đề tài này”. Vài người tin theo Chúa... Trong vòng họ có Đêni, quan tòa của Arêôpa (thẩm phán tôi cao pháp viện)... và một sô" người khác nữa.
Không phải lễ nghi hay phong tục, nhưng chỉ có chân lý về sự cứu chuộc phải được dạy dỗ khi Phúc Âm được giảng ra khắp thế giới cho nhiều dần tộc khác nhau. Điều Hội Thánh đầu tiên dạy dỗ ấy là chân lý về sự cứu chuộc qua Jêsus Christ. Cách người ta thờ phượng tùy thuộc vào nếp văn hóa riêng của họ. Sứ điệp của Phúc Âm không phải là những luật lệ, qui tắc hay lễ nghi của một tôn giáo đặc biệt, mà sứ điệp đem mọi người vào sự tương giao đúng đắn với Đức Chúa Trời qua Jêsus Christ.
Biết chắc tội mình được tha và kinh nghiệm niềm vui của sự cứu chuộc những điều này không nằm trong hàng rào chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa hay dân tộc. Đó là quyền năng của Phúc Âm.
SỨ MẠNG TIẾP TỤC
Tổ chức phát triển
Mục tiêu 4: Nhận diện những nguyên tắc tổ chức được những nhà lãnh đạo Hội Thánh Tân Ước áp dụng mà Hội Thánh ngày nay noi theo.
Ngay khi Hội Thánh được khai sinh tại Giêrusalem, chưa có một mô hình nào về cách tổ chức Hội Thánh. Chúa Jêsus đã chọn mười hai sứ đồ, bây giờ là những người đóng vai trò lãnh đạo hội chúng mới. Chúng ta hãy khảo sát vài nguyên tắc được các sứ đồ lập ra để Hội Thánh hoàn tất sứ mạng.
Cấu trúc tổ chức được thành lập để đáp ứng nhu cầu. Cơ chế tổ chức được thành lập vì lý do muốn tổ chức; nhưng là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu của Hội Thánh.
Khi Hội Thánh bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thì có 3000 người tiếp nhận Đấng Christ. Đa số là người Do thái nói tiếng Hylạp (Hêlênít). Những người đó sống rải rác khắp đế quốc Lamã, ở ngoài sứ Phaléttin. Trong lúc họ vẫn còn là người Do thái, nhưng họ đã chấp nhận nền văn hóa Hylạp, và họ nói ngôn ngữ của địa phương họ sinh sống, có hàng ngàn người Do thái nói tiếng Hylạp trong các đường phố Giêrusalem vào ngày Lễ Ngũ Tuần khi Phierơ đứng giảng.
Sau Lễ Ngũ Tuần, số tín hữu cứ tiếp tục tăng. Chẳng bao lâu số tín hữu từ Giuđê vượt trội hơn số tín hữu Do thái nói tiếng Hylạp. Điều này đòi hỏi tổ chức hành chánh trong Hội Thánh đầu tiên. Những tín hữu Do thái nói tiếng Hylạp (Công vụ 6:4) cảm thấy những góa phụ của họ bị bỏ rơi trong việc cấp phát lương thực hàng ngày. Các sứ đồ ý thức được vấn đề cách sâu xa hơn là việc cấp phát lương thực cách đầy đủ. Đó là để lãnh đạo Hội Thánh đòi hỏi phải có vài cơ chế tổ chức mới.
Các sứ đồ nói với các tín hữu Do thái nói tiếng Hylạp “hãy chọn bảy người trong vòng anh em” để chịu trách nhiệm về việc cấp phát lương thực. Tất cả bảy người này là thành viên của nhóm Hylạp Do thái, bằng chứng là tên của họ thuộc gốc Hylạp hơn là gốc Aram. Những người lãnh đạo nói tiếng Hylạp này không thay thế uy quyền của các sứ đồ. Họ chỉ việc trực tiếp lãnh đạo cho nhóm của họ. Cơ chế tổ chức mới này được các sứ đồ chấp nhận (Công vụ 6:6), và tổ chức này cũng cung cấp một lằn ranh uy quyền rõ ràng và một sự hoạt động nhẹ nhàng trong Hội Thánh.
Hội Thánh địa phương được thành lập trong những trung tâm dân cư đông đúc. Trong lúc Kinh Thánh không cho chúng ta thây sự kiện các sứ đồ ngồi lại và lập kế hoạch tổ chức mở mang Hội Thánh, nên chúng ta không biết Thánh Linh hướng dẫn họ thành lập Hội Thánh tại đâu. Vài hội chúng đầu tiên được tìm thấy tại những nơi như Chíprơ trên con đường đi biển sang phía tây, và ở Antiôt, một thành phố quan trọng ở miền bắc. Trước hết, họ chỉ giảng cho người Do thái, nhưng chẳng bao lâu sau khi các tín hữu đi từ Chíprơ và Syren và chinh phục những người Hylạp cho Đâng Christ (Công vụ 11:19-20). Hội Thánh cũng được thành lập tại Đẹtbơ, Ycôni, Líttrơ và những trung tâm khác ở vùng Tiểu Á. về phía tây, có những Hội Thánh tại Côrinhtô và Bêrê, cũng như các thành phô" khác ở những tỉnh Maxêđoan và Achai. Những thành phố và thị xã trong đó Phao lô thành lập Hội Thánh là những trung tâm hành chánh của Lamã, của nền văn minh Hylạp, của ảnh hưởng Do thái giáo hay trung tâm thương mại quan trọng. Nhiều du khách qua lại những thành phố này. Rõ ràng có nhiều người nghe và tiếp nhận Phúc Âm trong khi họ ở tại những trung tâm lớn đó và rồi họ đem Phúc Âm về những vùng phụ cận.
Ngày nay nhiều người gieo trồng Hội Thánh thành công và đầy kinh nghiệm cũng áp dụng nguyên tắc tương tự. Chẳng hạn, ở Brazil, Hội Thánh đã kinh nghiệm sự tăng trưởng kỳ lạ trong những năm gần đây. Có những nhà lãnh đạo Hội Thánh đã lập những chiến dịch truyền giảng qui mô tại các thành phố lớn. Nhiều người đến thành phố lớn để tìm việc làm. Họ có cơ hội nghe Phúc Âm và tiếp nhận Chúa, về sau họ trở về quê cũ của mình và mang Phúc Âm về đó. Khi Hội Thánh được thành lập ở một trung tâm, Hội Thánh bắt đầu lan rộng và thành lập những Hội Thánh khác ở những vùng lân cận.
Tài chánh của Hội Thánh là một phần của sự thờ phượng. Sự dâng hiến tiền bạc là hoạt động tự phát của những Cơ đốc nhân đầu tiên. Không có tổ chức nào có thể tiếp tục điều hành công việc nếu thiếu kế hoạch và dự trù ngân khoản. Không có sự vận động hay bắt buộc trong việc dâng hiến nhưng các tín hữu dâng hiến phát xuất từ sự khao khát về tình yêu và thờ phượng bên trong thúc đẩy. “Tất cả tín hữu đều cùng nhau... bán hết tài sản và của cải, họ cung cấp cho người khác tùy sự cần dùng của mỗi người” (Công vụ 2:44-45). Phao lô viết cho người tín hữu ở Côrinhtô biết rằng những Hội Thánh ở Maxêđoan “Từ trong thử thách nghiêm trọng nhất, nhưng họ tuôn tràn sự vui mừng khôn xiết kể, và từ sự nghèo khổ cùng cực của họ lại tuôn ra sự rộng rãi dồi dào... họ tự ý lạc quyên quá khả năng của mình” (II Côrinhtô 8:2-3).
Khi những Cơ đốc nhân tại Giêrusalem gặp khó khăn, Phao lô khuyên những Hội Thánh tại Côrinhtô và Galati nên có phương pháp dâng hiến và gởi tiền lạc quyên có hệ thông. Phao lô nêu rõ là những khoản lạc hiến ấy phải được quản lý theo cách công khai để không gieo nghi ngờ (I Côrinhtô 16:1-4; II Côrinhtô 8:18-21).
Phao lô hãnh diện về lòng rộng rãi của tín hữu và sự dâng hiến tự nguyện cho những ai làm công tác phục vụ (II Côrinhtô 9:1-5). Những ai rao giảng Phúc Âm phải sống bằng Phúc Âm. Kinh Thánh dạy rằng những ai nhận được phước hạnh khi nghe lời của Đức Chúa Trời thì phải giúp đỡ những người làm công tác rao giảng Lời (I Côrinhtô 9:7-12; I Timôthê 5:17-18).
HỘI THÁNH BỊ ĐE DỌA
Mục tiêu 5: Lựa chọn những lời dạy của Kinh Thánh đưa ra sự hướng dẫn cho cách xử lý những nan đề de dọa Hội Thánh.
Khi đọc Tân Ước, chúng ta có thể ngạc nhiên về sự bày tỏ của quyền năng của Thánh Linh, và sự hiến thân của những nhà lãnh đạo. Chúng ta có thể có khuynh hướng suy nghĩ rằng đó là Hội Thánh lý tưởng và quên rằng Hội Thánh thời sứ đồ có một số vấn đề rất nghiêm trọng đe dọa sự sống còn của Hội Thánh. Thánh Linh hướng dẫn các sứ đồ ký thuật lại trong Kinh Thánh những nguyên tắc dùng để giải quyết những vấn đề đe dọa sứ mạng của Hội Thánh.

Những vấn đề về tổ chức hành chánh
Vấn đề về tổ chức hành chánh cũng gây ra nhiều khó khăn trong một Hội Thánh ngày nay, đó là loại đầu tiên đe dọa sự hiệp nhất của Hội Thánh sơ lập. vấn đề này thực sự có hai mặt nhưng chỉ cần một cách giải quyết.
Các sứ đồ đảm trách nhiều công việc và không có thì giờ để thấy chi tiết của sự điều hành hàng ngày. Họ cần vài phụ tá để họ có thể ủy thác trách nhiệm cho việc hành chánh hàng ngày này để họ có thể dành nhiều thì giờ hơn cho chức vụ ban lời. vấn đề tổ chức hành chánh này được giải quyết bằng cách thành lập cấp bậc quyền hành và ủy thác trách nhiệm. Chúng ta đã thấy trong tiểu mục trước, có bảy chấp sự được chọn để giúp các sứ đồ và hoạt động dưới quyền của các sứ đồ.
Khía cạnh thứ hai về vấn đề tổ chức hành chánh  Công vụ đoạn 6 có liên quan đến nhu cầu của một thiểu số có nền văn hóa khác trong Hội Thánh. Có một thiểu số người Do thái nói tiếng Hylạp tại Giêrusalem. Họ tổ chức nhà hội riêng, thường thường theo vùng họ sông trước khi trở về Giêrusalem. Có khoảng 480 nhà hội như thế ở Giêrusalem vào thời bây giờ (theo Talmud). Người Do thái thường coi những người Do thái nói tiềng Hylạp là những người quá trần tục vì họ có cách thế sông của người Hylạp. Họ thường bị coi là thuộc giai cấp thứ hai của xã hội Do thái. Thành kiến này một phần nào cũng ảnh hưởng đến Hội Thánh đầu tiên. Đó là một số góa phụ người Do thái nói tiếng Hylạp bị bỏ rơi trong việc cấp phát lương thực hàng ngày, không phải tất cả các góa phụ đều bị bỏ rơi. Vì thế, không phải chỉ đơn thuần vần đề hành chánh mà có liên quan đến vấn đề văn hóa.
Trong việc giải quyết nan đề này, chúng ta thấy được một số nguyên tắc hành chánh rõ ràng: 1) Trách nhiệm lãnh đạo phải ủy quyền và những cấp bậc quyền hành phải được thành lập; 2) Những thiểu số có nền văn hóa khác phải có những đại diện trong vai trò lãnh đạo của Hội Thánh; 3) Những người lãnh đạo phải được những người họ dẫn dắt chấp nhận.
Khi Hội Thánh lan rộng ra những khu vực khác, nhu cầu thông tin liên lạc giữa các sứ đồ và những nhóm tín hữu khác dấy lên. Khi những giáo sư giả và những người gây chia rẽ bắt đầu đe dọa Hội Thánh, thì rất cần có một bộ phận trung ương để đưa ra quyết định rồi chuyển các quyết định ấy đến các chi thể của thần thể. Khi đọc Công vụ 15, chúng ta thầy những hoạt động quan trọng của hội đồng hành chánh trung ương này họp tại Giêrusalem. Hội đồng này cho chúng ta kiểu mẫu của một tổ chức hành chánh có hiệu quả của Hội Thánh nhờ đó các chi thể của Hội Thánh có thể giải quyết những nan đề của mình, cũng như hưởng thụ mối thông công bằng hữu với nhau.
Những chia rẽ về cá tính
Con người dường như có một nhu cầu thích đi theo một anh hùng hay một nhà lãnh đạo xuất chúng nào đó. Đây là lý do vì sao vài nhà lãnh đạo chính trị, hoặc tà hoặc chánh, đều có những người đi theo mình. Những nhà lãnh đạo lôi cuốn được nhiều người vì họ có cá tính thu hút như nam châm.
Một trong những vấn đề đầu tiên Phao lô phải giải quyết khi ông viết thư cho Hội Thánh Côrinhtô đó là tinh thần chia rẽ trong vòng các tín hữu. Nhiều tín hữu muốn công bố mình là môn đồ của các nhà lãnh đạo cơ đốc khác nhau. Một người trong số họ nói, “Tôi theo Abôlô”; người khác, “tôi theo Sêpha (Phierơ)”, còn người khác lại nói, “tôi theo Đâng Christ” (I Côrinhtô 1:12). Phao lô hỏi họ, “có phải Đấng Christ bị chia xé ra không? Phao lô có bị đóng đinh vì có anh em không?” (1:13). Phao lô khiển trách sự phân rẽ này bằng cách chỉ cho họ thây rằng đó là thái độ chưa trưởng thành (3:1-5). Nhưng quan trọng hơn, ông hướng dẫn họ đến Đấng Christ và chỉ cho họ thấy rằng tất cả những môn đồ đều là những cộng tác viên của Đấng Christ (3:5-15). Sứ điệp của Phao lô rất rõ ràng: Người lãnh đạo cơ đốc chân chính chỉ hướng dẫn người ta đến với Christ, chứ không bao giờ đến chính mình.
Những lỗi lầm về giáo lý và những thói quen xấu
Các sứ đồ đã dùng ân tứ giảng dạy và thẩm quyền của mình để điều chỉnh nhiều loại sai lầm xảy ra trong Hội Thánh mới. Trong những bức thư gởi cho các Hội Thánh chúng ta có thể thấy rằng các sứ đồ không bảo những tân tín hữu không phải là Cơ đốc nhân chân chính; nhưng họ dạy rằng tân tín hữu cần học tập. Điều này vẫn là chìa khóa cho ngày hôm nay: Tân tín hữu phải học tập sự dạy dỗ từ lời của Đức Chúa Trời. Những sự yếu đuôi xảy ra trong Hội Thánh Côrinhtô và Galati là những nan đề tiêu biểu cần phải được giải quyết trong những Hội Thánh ngày nay.
Sự dạy dỗ của Phao lô sửa chữa những thói quen xâu và thiết lập một tiêu chuẩn cao cho nếp sinh hoạt Cơ dốc nhân. Ông khuyên bảo họ về vần đề thưa kiện anh em ra luật pháp đời này, về sự biệt riêng thần thể làm đền thờ của Thánh Linh (I Côrinhtô 6), về việc giải quyết những vân đề liên quan đến hôn nhân (7:1-15). Trong Côrinhtô 12 qua 14, ông đưa ra sự chỉ đạo về việc sử dụng (và lạm dụng) các ân tứ thuộc linh, đặc biệt là nói tiếng mới và nói tiên tri.
Hễ chỗ nào ông dạy dỗ để sửa chữa những sai lầm về giáo lý, ông đều nhấn mạnh thân vị và công việc Đấng Christ. Ông làm như thế để giải quyết sự chia rẽ trong Hội Thánh và đặc biệt ông bác bẻ những sự hiểu sai về sự phục sinh (I Côrinhtô 15:12-28). Có kiến thức và sự hiểu biết đúng đắn về Đấng Christ vẫn là nền tảng vững chắc của Hội Thánh.
Vô luân
Trong nhiều xã hội hiện tại, vô luân về vấn đề tình dục là nan đề nghiêm trọng đe dọa sự thánh khiết và ảnh hưởng của Hội Thánh. Hội Thánh không thể hoàn tất tốt sứ mạng của mình để đưa Đấng Christ vào thế gian nếu đồng thời thế gian nhìn thấy sự vô luân tồn tại trong Hội Thánh.
Phao lô phải xử sự nghiêm minh với trường hợp vô luân rõ ràng trong Hội Thánh Côrinhtô. Ông thúc đẩy sự kỷ luật cứng rắn với người phạm tội và dạy Hội Thánh rằng đó là trách nhiệm xét xử những chi thể của Hội Thánh mình (I Côrinhtô 5:2,4-5). Dường như Phao lô nhẫn tâm khi khuyên bảo Hội Thánh phải “loại trừ người gian ác ra khỏi vòng anh em” (5:13). Ông dùng bức tranh minh họa về một ít men làm dậy đông bột. Trong câu 7 ông khuyên tín hữu phải “loại trừ men cũ đi”. Ông chỉ cho tín hữu Côrinhtô thấy rằng đối xử cách nhgiêm khắc với tội lỗi là phương cách để đem tội nhân đến chỗ ăn năn (c.5). về sau, ông khuyên họ, “trái lại, thà tha thứ và an ủi người... tôi nài khuyên anh em., hãy tỏ rõ tình yêu của anh em đôi với người đó” (II Côrinhtô 2:7-8).
Đây là khía cạnh khác của việc thi hành kỷ luật của Hội Thánh. Hội Thánh phải ghét tội lỗi, nhưng yêu thương tội nhân. Tội lỗi phải bị xử lý, nhưng phải có những cố gắng đặc biệt để nâng đỡ và phục hồi một anh em ăn năn, “hỡi các anh em, nếu người nào bị bắt quả tang phạm tội, anh em là người thuộc linh hãy lấy sự mềm mại sửa họ lại. Nhưng hãy đề phòng, nếu không anh em có thể bị cám dỗ” (Galati 6:1).
Những giáo sư giả:
Một trong những nan đề gây chia rễ và khó khăn nhất mà Hội Thánh đầu tiên đương đầu ấy là sự chống đối do những giáo sư giả gây ra. Đa số những điều này là có những người Do thái giảng dạy rằng những tín hữu Dân Ngoại phải giữ luật pháp Môise và phải chịu cắt bì để trở thành Cơ đốc nhân. Có lẽ một số người này tin rằng họ đang tôn kính lời của Đức Chúa Trời bằng việc tuần giữ luật pháp của Môise. Ngày nay vẫn còn xuất hiện những loại giáo sư giả nguy hiểm này. Họ dạy một ít chân lý kèm theo sự dạy dỗ dối trá của họ, do đó họ lường gạt nhiều người.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi điều đó được đem ra trước hội nghị tại Giêrusalem, tại đó hội đồng đưa ra quyết định được ghi lại trong Công vụ 15. Thay vì những giáo sư giả ăn năn và sửa chữa những sai lầm của mình, họ cứ ương ngạnh đi theo đường lối riêng của mình và tiếp tục chống đối Hội Thánh. Phao lô gọi những người đó là “những con chó sói hung ác” không tiếc bày chiên (Công vụ 20:29). Hội Thánh Galati bị ảnh hưởng điều này rất mạnh nên Phao lô viết thơ bảo họ phải tái lập đức tin nơi ân phúc của Đức Chúa Trời (Galati 3:1-4, 19-20). Một lần nữa Phao lô khiển trách Hội Thánh và khuyên họ đặt đức tin vững chắc nơi Đấng Christ (Galati 5:1). Rồi ông bảo đảm với họ “điều duy nhất đáng kể ấy là đức tin tự bộc lộ qua tình yêu” (The only thing that counts is íaith expressing it self through love) (Galati 5:6).
PHƯƠNG PHÁP DÀNH CHO HỘI THÁNH
BÀI 3
HỘI THÁNH TỰ QUẢN TRỊ
Đavít và Giăng sung sướng thuật lại kết quả công việc của họ tại Gane. Đavít bắt đầu “Thưa thầy Eyo, chúng em đã có mười tám tân tín hữu, nhưng chúng em chưa biết chắc phải làm gì bây giờ. Chúng em đã hướng dẫn tất cả những buổi nhóm, và mọi người luôn luôn muôn chúng em hoạch định mọi chương trình. Chúng em nghĩ rằng đã đến lúc để những anh em ấy tự lập kế hoạch về những gì họ làm công tác phục vụ Đức Chúa Trời. Thầy nghĩ thế nào về điều ấy?”
“Tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang ban cho anh em lời khuyên tốt về những tân tín hữu tại Gane”, anh Eyo đáp, “chúng ta hãy thảo luận vài điều quan trọng về cách tổ chức Hội Thánh địa phương thật tốt”.
Khi một nhóm tín hữu đã đáp ứng Phúc Âm và trở thành môn đồ của Đấng Christ, bước quan trọng kế tiếp là mang họ vào thân thể của Đầng Christ trong hình thức của một Hội Thánh địa phương.
Bài học này sẽ dạy về những nguyên tắc thành lập một Hội Thánh địa phương để Hội Thánh ấy tự quản trị và tiếp tục lớn lên và hoàn thành sứ mạng truyền giảng Phúc Âm và dạy dỗ.
Tầm quan trọng của sự tự quản
Mục tiêu 1: Nhận diện những lý do vì sao tự quản rất cần thiết cho Hội Thánh địa phương từ lúc mới thành lập.
Khi một Hội Thánh mới được thành lập, có ba mục đích căn bản sẽ giúp cho người gieo trồng Hội Thánh thực hiện. Đó là Hội Thánh mới tự quản, tự phát triển và tự cung cấp. Nếu một trong ba mục đích này bị bỏ rơi thì Hội Thánh sẽ không phát triển đều đặn, thành công. Trong vài nơi, những Hội Thánh nào đạt được những mục đích này được gọi là những Hội Thánh “tự trị tự dưỡng”, và trong vài khu vực khác, có những Hội Thánh được mô tả là Hội Thánh “nghèo khổ”. Làm thế nào để thực hiện những mục đích này?
Bước thứ nhất
Mặc dù khó đạt được mục đích tự quản, nhưng vì sự tồn tại lâu dài của Hội Thánh nên phải lệ thuộc vào điều này. Nếu thiếu nền tảng tự quản thì những trách nhiệm thuộc linh cần thiết cho việc thực hiện mục đích tự phát triển và sự cấp dưỡng cũng sẽ không thể hoàn tất được. Nếu tân tín hữu không phát huy ý thức trách nhiệm về sự tự quản thì mức độ tăng trưởng thuộc linh tiến rất chậm. Có lẽ Hội Thánh mđi sẽ hoan nghinh sự lãnh của người gieo trồng Hội Thánh từ ban đầu, nhưng giống như đứa trẻ đang phát triển, Hội Thánh còn phải độc lập.
Người gieo trồng Hội Thánh phải ý tứ để ý đến nhu cầu này và phải hành động đúng thời điểm, nếu không sẽ có những sự bất mãn xảy ra trong Hội Thánh. Nếu kế hoạch tự quản được bàn thảo từ đầu, thì sẽ tránh được sự bất mãn và gây chia rẽ, và kế hoạch ấy sẽ được thực hiện đầy đủ càng sớm càng tốt.
Ở địa phương nào sứ điệp cơ đốc còn mới lạ đối với nền văn hóa xứ ấy, người gieo trồng Hội Thánh có thể nghĩ rằng tân tín hữu chưa đủ khả năng tự quản trị Hội Thánh của mình. Và người ấy có thể cảm nhận rằng mình phải tiếp tục giám sát Hội Thánh đang tăng trưởng. Một người có thể ý thức rằng trong mọi xã hội cho dù bán khai hoặc thông minh như thế nào thì con người vẫn có một hình thức quản trị địa phương và có thể hiểu được những cấp bậc quyền hành. Không cần phải có mức độ học vấn bình thường con người vẫn có có lương tri để ý thức nhu cầu lãnh đạo là cần thiết và có ích. Huống chi tín hữu là người có Lời của Đức Chúa Trời và sự dẫn dắt của Thánh Linh lại không thể điều hành công tác của Hội Thánh họ sao?
Hội Thánh mới phải có khuynh hướng tiến lên. Nếu những tín hữu đầu tiên được phép lệ thuộc và người gieo trồng Hội Thánh để quyết định thành lập Hội Thánh, thì những tân tín hữu có thể tiếp tục lệ thuộc vào người dẫn dắt họ đến với Chúa. Những tân tín hữu cần được giúp đỡ và hướng dẫn, nhưng phải được hướng dẫn cách thức điều hành Hội Thánh của mình.
Những Hội Thánh tự quản đạt được sự trưởng thành
Sứ đồ Phao lô thành lập Hội Thánh như thế nào? Ông không đi ra để chỉ đem những tội nhân qui phục Chúa. Sứ đồ Phao lô không lập “những trạm bên ngoài” (outstation) hay “những khu vực truyền giáo” (missions). Ông đi ra để thành lập những Hội Thánh hầu có thể tiếp tục mang sứ điệp Phúc Âm đến những vùng xung quanh. Ông thiết lâp Hội Thánh ở tại những trung tâm tại đó những người lãnh đạo địa phương có thể tiếp tục công tác. Trong sách Công vụ, chúng ta thấy tại những nơi các sứ đồ đã rao giảng có nhiều người khác đã noi gương họ dạy và giảng Lời Chúa (Công vụ 15:35). Khi Phao lô trở lại thăm viếng những Hội Thánh ông đã thành lập, thì “những Hội Thánh được vững vàng trong đức tin và sốngười ngày càng tăng lên” (Công vụ 16:5).
Kinh Thánh không cho chúng ta biết chi tiết về những Hội Thánh này đã tự quản như thế nào hoặc những phương pháp nào dùng để thành lập một tổ chức của Hội Thánh. Trong bài học này chúng ta sẽ thảo luận những lời dạy dỗ được Kinh Thánh ghi lại về những chức vụ và những trách nhiệm trong Hội Thánh. Cách quản trị được phát triển trong Hội Thánh như thế nào sẽ được những người có kinh nghiệm mở mang Hội Thánh thành công từ khắp nơi trên thế giới thảo luận. Những gợi ý của họ có thể làm những nguyên tắc chỉ đạo giúp bạn áp dụng các phương pháp đó trong khu vực của bạn.
Nếu được giao trách nhiệm, đứa trẻ sẽ được trưởng tiến cách tương xứng, thì Hội Thánh mới cũng như vậy. Một người gieo trồng Hội Thánh khôn khéo sẽ dạy cho nhóm người mđi này biết về chức năng và mục đích của Hội Thánh. Từ trong Lời của Đức Chúa Trời người ây sẽ dạy về phước hạnh và sự cần thiết của việc nhóm họp và thờ phượng với nhau, về tầm quan trọng của việc học hỏi Lời Chúa và ý nghĩa của việc trở nên chi thể của thân thể Đẩng Christ. Những sự dạy dỗ cẩn thận và kiên nhẫn sẽ hướng dẫn tân tín hữu đi đến những quyết định tốt nhất cho họ. Có những điều thuận lợi nhất cho tín hữu vì họ biết rõ cộng đồng của mình. Chẳng hạn, địa điểm, thời gian họp mặt thường kỳ của tân tín hữu. Có bao nhiêu buổi nhóm cầu nguyện và thờ phượng? Bao nhiêu người sẽ học Kinh Thánh? Thì giờ nhóm trong ngày hoặc buổi tối nên ấn định như thế nào? Trong nhiều cộng đồng, Hội Thánh có nhiền buổi nhóm thờ phượng vào sáng Chúa nhật và tối Chúa nhật. Tuy nhiên trong vài thành phố, thì giờ duy nhất để các tín hữu nhóm lại là chiều Chúa nhật. Tất cả những quyết định này đều phải do chính những tân tín hữu. Để họ quyết định sẽ tăng trưởng phần ý thức trách nhiệm. Họ sẽ tích cực tham dự những buổi nhóm đó vì họ thây rât cần thiết. Vai trò của người gieo trồng Hội Thánh là dạy những phần Kinh Thánh có liên hệ đến việc hướng dẫn Hội Thánh mới đưa ra những quyết định.
Khi đã đưa ra những quyết định, tân tín hữu sẽ học tập đánh giá các ý kiến và sự trưởng thành thuộc linh của những người khác trong nhóm của họ. Khi những người lãnh đạo này lớn lên và trưởng thành trong khả năng của họ thì Hội Thánh địa phương có thể tự điều hành công việc của mình tốt hơn. Tin tưởng nơi những người lãnh đạo của mình có thể phát huy sự hiệp nhất trong vòng tập thể tín hữu. Bằng việc đưa ra những quyết định Hội Thánh có cơ hội gánh vác trách nhiệm để hoàn thành tốt công tác của mình và những tín hữu có thể nhẩt trí cách nào để họ có thể phục vụ Đức Chúa Trời tốt nhẩt.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỰ TỰ QUẢN
Chấp nhận những tiêu chuẩn
Mục tiêu 2: Nhận diện những bước cho phép tân tín hữu chuẩn bị làm công tác tự quản Hội Thánh địa phương của mình.
Khi mời các tân tín hữu ngồi lại với nhau, người gieo trồng Hội Thánh trở thành giáo sư dạy dỗ tân tín hữu những giáo lý về niềm tin Cơ đốc nhân. Một trong những mục đích dạy dỗ này là giúp các tín hữu thành lập một Hội Thánh địa phương cho chính mình. Người gieo trồng Hội Thánh có thể tiến hành theo các bước nào để giúp cả nhóm trở thành một Hội Thánh địa phương tự quản tốt?
Trước hết, người mới tin Chúa cần được dạy dỗ để hiểu rằng đức tin Cơ đốc nhân phải đặt nền tảng trên Kinh Thánh. Sự dạy dỗ trong I Phierơ 3:15 đưa ra tầm quan trọng của việc tín hữu đặt đức tin nơi Lời Chúa. “Hãy biệt riêng Đấng Christ là Cứu Chúa trong lòng anh em. Thường thường sẩn sàng giải đáp cho mọi người hỏi anh em để đưa ra lý do về hy vọng của anh em”. Khi các tín hữu hiểu được giáo lý và áp dụng sự dạy dỗ vào nếp sông hằng ngày, họ có thể cùng làm việc với nhau để hoàn thành mục đích của Hội Thánh.
Hơn nữa, đặc biệt quan trọng là những tiêu chuẩn của Kinh Thánh trở thành ý niệm riêng của tín hữu về những tiêu chuẩn của các hành vi đạo đức và niềm tin. Chỉ học về giáo lý và bản liệt kê các qui tắc trong Kinh Thánh thì không đầy đủ, các tân tín hữu phải kiên nhẫn học tập để hình thành sự hiểu biết về những điều đòi hỏi của Kinh Thánh và tiêu hóa những sự dạy dỗ ấy trong đời sông riêng tư của mình. Sự học tập này đòi hỏi mất nhiều thì giờ, tùy thuộc vào nhu cầu của họ, cho đến khi những tiêu chuẩn này trở thành sự xác quyết của mình. Nếu đó là sự xác quyết của Hội Thánh của họ, thì cũng phải là những tiêu chuẩn của họ nữa.
Bấy giờ, khi các tín hữu có thể bày tỏ sự tin quyết của mình về niềm tin Cơ đốc nhân, thì họ có được căn bản để có môi tương thông bằng hữu trong Hội Thánh. Vì một Hội Thánh chân thật được thành lập cần có sự chấp nhận của các tín hữu và tiêu chuẩn giáo lý và hành vi đạo đức.
Ngày nay trên thế giới có nhiều giáo sư giả; vì thế nếu nói rằng nền tảng của sự tương thông bằng hữu của chúng ta chỉ đặt trên Kinh Thánh thì vẫn chưa đủ. Nhiều tà giáo cũng công bố tương tự như thế để có thể cùng làm việc vđi nhau như một bộ phận của Đấng Christ, Hội Thánh cần có sự nhất trí về những tiêu chuẩn căn bản cố định của sự tương thông bằng hữu (I Côrinhtô 1:10). Chẳng hạn, điều đòi hỏi bình thường ấy là một người phải được tái sanh trước khi trở thành chi thể của Hội Thánh. Người ấy phải bày tỏ nếp sống mới trong Đấng Christ. Dựa vào bối cảnh văn hóa của một vùng đất, các tín hữu các thể đi đến các nhất trí khác cũng đặt nền tảng trên Kinh Thánh.
Khi người gieo trồng Hội Thánh giúp đỡ các tân tín hữu hình thành Hội Thánh của họ, chắc chắn phải đối diện với nhiều vấn đề về văn hóa và phong tục. Có nhiều vấn đề nghiêm trọng cần thảo luận lâu dài và kiên trì dạy dỗ để giúp các tín hữu đồng ý về những tiêu chuẩn của Kinh Thánh trong việc giải quyết nan đề. Chẳng hạn, trong vài xã hội, những phong tục về hôn nhân không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh; trong những nơi khác, những việc làm như lường gạt về thuế má, ăn cắp và hối lộ là những thói quen được xã hội chấp nhận. Trong những nước khác có những sự giới hạn của xã hội nghịch lại Cơ đốc giáo. Muốn giải quyết những nan đề đó cần phải có sự cầu nguyện chân thành và trung tín tìm kiếm sự dẫn dắt của Thánh Linh, khi chính những tín hữu khám phá ra sự hướng dẫn của Thánh Linh trong những vấn đề khó khăn này, thì họ có thể duy trì những tiêu chuẩn về niềm tin và hành vi đạo đức của mình tốt hơn.
Tổ chức Hội Thánh
Mục tiêu 3: Viết ra những lời tóm tắc những nguyên tắc chỉ đạo thực tế về việc tổ chức Hội Thánh.
Trong sách Công vụ các sứ đồ và trong các thơ tín của Phao lô gởi cho các Hội Thánh, chúng ta không thấy ghi chi tiết về cách tổ chức hành chánh của Hội Thánh. Những thơ tín của Phao lô chỉ đưa ra những điều kiện và trách nhiệm của những người ở trong vị trí lãnh đạo trong Hội Thánh, những chữ dùng để ám chỉ những người ây là trưởng lão, quản nhiệm (cverseers) hay giám mục, và chấp sự. Trưởng lão là danh hiệu được dùng trong đền thờ Do thái (Công vụ 4:23), vì thế đó là vị trí quyền hành quen thuộc với các Cơ đôc nhân Do thái. Danh hiệu này cũng thường được dùng để chỉ về những người lãnh đạo Cơ đốc trong sách Công vụ các sứ đồ. Rõ ràng là các trưởng lão ở trong vị trí điều hành và chăn bầy. Các trưởng lão cùng làm việc vđi các sứ đồ trong những quyết định quan trọng lập ra tại hội nghị Giêrusalem (Công vụ 15). Phao lô nhắc nhở Timôthê “đừng hờ hững với ân tứ của con, là điều nhờ sứ điệp tiên tri khi các trưởng lão đặt tay trên con mà con nhận được” (I Timôthê 4:14). Một vị trí khác cũng được đề cập đến, đó là giám mục hay quản nhiệm, dường như cũng bao gồm một số trách nhiệm giống như các trưởng lão, trong vài chỗ đôi chiếu khác, thì những danh hiệu này dường như thay thế lẫn nhau. Công vụ 20:17 ghi lại rằng Phao lô mời các trưởng lão tại Êphêsô đến, và trong lời từ biệt họ ông khuyên họ “Phải giữ lấy mình và luôn cả bầy mà Thánh Linh đã lập anh em làm giám mục” (c. 28). Gởi cho Tít, Phao lô viết “một giám mục được giao phó công việc của Đức Chúa Trời” (Tít 1:7) và “phải giữ vững sứ điệp đáng tin cậy... hầu người có thể khuyên dạy người khác bằng đạo thuần chánh” (c.9). Chấp sự rõ ràng là một công tác giúp đỡ, có lẽ là những người phụ tá cho các trưởng lão giám mục (Công vụ 6:1-2). Phao lô gởi thơ cho tín hữu tại Philip cho “hết thảy các thánh đồ... cùng các giám mục và các chấp sự” (Philip 1:1), ám chỉ rằng những chức vụ riêng biệt này, những công tác khác nhau này cùng làm việc với nhau. Các chấp sự cũng phải là những người có phẩm chất thuộc linh trưởng thành (I Timôthê 3:8). Chúng ta sẽ thảo luận phẩm chất và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo Hội Thánh kỹ hơn trong bài 6.
HÌNH
Phẩm chất đạo đức của những người gánh vác trách nhiệm điều hành Hội Thánh được mô tả trong Kinh Thánh (I Timôthê 3:1-8; Tít 1:6-9), nhưng công việc được thực hiện như thế nào thì Kinh Thánh không nêu rõ. Có lẽ qua điều này chúng ta học biết rằng Thánh Linh đã dự kiến trước rằng Hội Thánh sẽ lớn lên và bành trướng trong khắp các nền văn hóa khác nhau, nên những người có phẩm chất tốt sẽ điều hành công tác Hội Thánh tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh của thời điểm và văn hóa của họ.
Trong phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu vài trách nhiệm của công tác tổ chức việc tự quản đã và đang thực hiện tại các Hội Thánh Tin Lành trong nhiều nước khác nhau. Đây chỉ là những gợi ý để hướng dẫn bạn và bạn có thể tùy nghi áp dụng để đáp ứng những nhu cầu đặt biệt trong khu vực của bạn.
Những quyết định về địa vị thành viên
Sức mạnh của mỗi Hội Thánh địa phương nằm ở nơi địa vị thành viên. Những tín hữu trung tín, được dạy dỗ chu đáo sẽ tạo nên một Hội Thánh địa phương tích cực, trung tín và trưởng tiến mạnh mẽ. Khi người gieo trồng Hội Thánh dạy cho các tín hữu những nguyên tắc của nếp sông cơ đốc, người ấy mong rằng tín hữu sẽ bắt đầu phát lộ bông trái của một nếp sống Cơ dốc tốt đẹp. Một trong những công việc đầu tiên của tổ chức Hội Thánh thường là Hội Thánh quyết định những điều kiện cần thiết cho việc làm báp têm bằng nước và tư cách thành viên.
Một số người gieo trồng Hội Thánh đã thực hiện như sau, nếu Hội Thánh được mở mang tại khu vực quá xa lạ với niềm tin Cơ đốc nhân, họ mời một mục sư có kinh nghiệm ở khu vực kế cận đến giúp họ trong việc khảo sát những ứng viên xin báp têm đầu tiên. Họ cảm thấy rằng làm như vậy sẽ ngăn ngừa được ấn tượng cho rằng người gieo trồng Hội Thánh tự quyết định mọi việc. Sau đó, hễ khi nào có đủ số người có phẩm chất được làm thành viên, thì họ chọn ra một ủy ban ít nhất là ba người để giúp người gieo trồng Hội Thánh lập thành ủy ban khảo sát để chấp thuận các ứng viên xin làm báp têm bằng nước và gia nhập vào Hội Thánh, ủy ban này có thể được thành lập ngay sau khi những thành viên đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh mới. Những người phục vụ trong ủy ban này thường biết rõ cuộc sông của những người xin làm báp têm và làm thành viên; vì thế quyết định của họ dễ được các tân tín hữu chấp nhận hơn là để cho người gieo trồng Hội Thánh quyết định một mình.
Sửa soạn những người lãnh đạo trong Hội Thánh
Hội Thánh mới có thể cung cấp những người lãnh đạo có chất lượng để điều hành công việc không? Nếu Hội Thánh phải tự quản trị thì rõ ràng thành phần lãnh đạo phải xuất thân từ tập thể tín hữu. Mục đích của người gieo trồng Hội Thánh là xây dựng một Hội Thánh tự quản. Vì thế, từ nhóm người mới tin Chúa đầu tiên, người gieo trồng Hội Thánh phải nhanh nhẹn nhận thấy những ai có khả năng lãnh đạo. Người ấy có thể bắt đầu kế hoạch huấn luyện họ và thường thường những người có tiềm năng lãnh đạo rất nhiệt tình gánh vác trách nhiệm. Tiến trình và những phương pháp huân luyện những người lãnh đạo để làm những công việc trong Hội Thánh sẽ thảo luận kỹ hơn trong bài 6.
Từ phần ký thuật trong sách Công vụ các sứ đồ chúng ta có thể thấy phương pháp huấn luyện những người lãnh đạo tại địa phương của Phao lô. Ông phục vụ trong một thời gian dài tại những trung tâm chiến lược, để những người lãnh đạo được huấn luyện tiếp tục phục vụ tại Hội Thánh đã được thành lập. Rồi ông đi phục vụ tại một nơi khác. Ông trở lại thăm những Hội Thánh trong tỉnh đó trong khoảng thời gian vài tháng và trong vài trường hợp lần thăm này cách lần thăm kia đến ba năm. Phần ghi lại của Công vụ 16:4-5 cho biết, “họ đi từ thành này sang thành kia... và những Hội Thánh được vững vàng trong đức tin và mỗi ngày sô" người gia nhập càng tăng lên”. Trong thơ gởi cho Timôthê, Phao lô dặn dò, “những điều con đã nghe nơi ta giữa nhiều người chứng kiến, hãy phó thác cho những người trung tín cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (II Timôthê 2:2). Những Hội Thánh Phao lô gởi thơ đều là những Hội Thánh tự quản tốt.
Chọn một mục sư
Một khi đã có một nhóm tín hữu trong Hội Thánh mđi thì bưđc kế tiếp là chọn một mục sư. Nếu người gieo trồng Hội Thánh đã lập cư nơi Hội Thánh được thành lập, thường thường những tín hữu tại đó muôn người ấy làm mục sư. Vì có thể có người cho rằng người gieo trồng Hội Thánh có thể làm mục sư, một số người khác có thể thắc mắc tại sao phải chọn người ấy làm mục sư. Đôi khi trong tương lai Hội Thánh sẽ cần một mục sư mới; vì thế Hội Thánh mới cũng cần có cơ hội để học tập cách thức chọn lựa mục SƯ đầu tiên của họ. Cách các tín hữu quyết dinh mới mục SƯ có lễ tùy thuộc vào tập quán địa phương khi chọn lựa người lãnh đạo. Trong vài Hội Thánh, các thành viên họp lại và đưa ra biểu quyết chung về việc chọn một người được đưa tên để làm mục sư của họ. Có những nhóm khác lại muôn bầu cử và lấy phiếu của đa số để quyết định. Dù bằng hình thức nào, vân đề quan trọng ấy là tín hữu phải đồng ý rằng họ phải công tác với mục sư để hoàn tất mục đích của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh.
Ban Và ủy Ban
Khi Hội Thánh tăng trưởng và các thành viên của Hội Thánh đã trưởng thành hơn trong việc điều hành Hội Thánh, thì họ sẽ chọn ra các ban và các ủy ban khác nhau để trực tiến chỉ đạo công tác phục vụ trong Hội Thánh. Bằng cách đó, nhiều nhóm sẽ thấy được những trách nhiệm của Hội Thánh có thể chia sẻ cho các thành viên. Chúng ta đã thảo luận về ủy ban thâu nhận thành viên. Còn hai ủy ban hành chánh khác được nhiều Hội Thánh thành lập để giúp công tác điều hành Hội Thánh.
1.ủy ban có vấn: Nhóm người này có thể được gọi bằng danh xưng khác. Vài nhóm tín hữu đã thấy rằng lúc bắt đầu Hội Thánh mới có thể chưa đủ số người có phẩm chất để hình thành ban chấp sự hoặc ban trưởng lão. Trong những trường hợp ấy họ chọn một ủy ban cộng tác với mục sư. Có thể có những nơi Hội Thánh phát triển nhanh, mục sư phải xa Hội Thánh, có trường hợp người ấy phải kiêm nhiệm nhiều Hội Thánh. Vì vậy ủy ban cố vấn sẽ giúp đỡ mục sư để những công việc mđi không bị bỏ rơi vì thiếu sự lãnh đạo.
2 Ban chấp hành của Hội Thánh (Church board). Phẩm chất của các trưởng lão và chấp sự được nêu lên trong I Timôthê 3:1-13 và trong Tít 1:5-9. Dù những người lãnh đạo Hội Thánh mang danh hiệu gì thì những câu Kinh Thánh này cũng liệt kê các phẩm chẩt của họ. Nhiều Hội Thánh gọi những người lãnh đạo phụ tá mục sư là chấp sự, mặc dù trong hiện tại công tác của họ chẳng khác gì công tác của các trưởng lão thời Tân ước. Họ thường làm những công tác thuộc linh cũng như giúp đỡ điều hành những công việc chung của Hội Thánh. Trong vài nơi, ban chấp hành của Hội Thánh khi mới thành lập chỉ có ba người rồi cứ thêm vào một chức viên mỗi khi Hội Thánh tăng thêm 50 người, cứ như thế tăng đến con số chín thành viên trong ban chấp hành của Hội Thánh. Thông thường mục SƯ làm chủ tọa của ban này, và toàn thể nhóm cùng làm việc vđi nhau là hội đồng Hội Thánh (church cuoncil). Nếu mục SƯ phải đi xa thì thành viên niên trưởng của ban sẽ chịu trách nhiệm công việc của Hội Thánh. Có thể cử thêm vị thứ nhì hay thứ ba để gánh vác trách nhiệm nếu cần. Với loại kế hoạch này, thì người ta sẽ không thắc mắc gì về sự lãnh đạo, và công tác của Hội Thánh cứ diễn tiến bình thường khi không có sự hiện diện của mục SƯ.
Cách điều hành Hội Thánh thường thường tùy thuộc vào tổ chức hành chánh người ta quen trong nền văn hóa của mình. Vài nơi hoạt động tốt nhất bằng một hệ thông trong đó tất cả mọi người đều có một tiếng nói. Trong trường hợp đó, sự quyết định được đưa ra do bầu cử hoặc vài hình thức khác để thu đạt sự đồng ý trong các thành viên. Có những nơi khác, tín hữu có thói quen nhìn nhận một người lãnh đạo. Họ tin tưởng rằng vị ấy có thể chọn lựa những người cùng làm việc với mình. Một tiền lệ chúng ta có thể thây trong Kinh Thánh, tuy nhiên “một người cai trị” không phải là khuôn mẫu của Kinh Thánh. Công vụ 15 ghi lại câu chuyện của hội đồng Hội Thánh đưa ra những quyết định quan trọng. Các sứ đồ là những người lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên, nhưng họ cùng làm việc với các trưởng lão của những Hội Thánh (Công vụ 15:6,22). Châm ngôn 15:22 cho chúng ta lời khuyên quí báu: “Những kế hoạch thất bại vì thiếu sự bàn bạc, nhưng nhờ có nhiều mưu sĩ, những kế hoạch ấy được thành công”.
Rõ ràng là Hội Thánh lớn có hàng ngàn tín hữu cần phải có nhiều ủy ban, ban hoặc hội đồng hơn một Hội Thánh mới chỉ có 50 hay 100 tín hữu. Dù số lượng bao nhiêu, dù mang danh hiệu gì, thì chúng ta vẫn phải giữ trong trí mình mục đích là những nhóm người đó cùng cộng tác với mục SƯ để hoàn thành công việc của Hội Thánh. Họ cần gặp nhau để thảo luận những vấn đề liên quan đến Hội Thánh, để giao phó công và những vấn đề tài chánh, để cầu nguyện với nhau, để khuyên bảo nhau, để lập kế hoạch phát triển và những dự kiến tương lai của Hội Thánh. Mục đích cơ bản của họ là làm bất cứ những gì trong khả năng của mình để chinh phục người hư mất và mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời.
NHỮNG TRÁCH NHIỆM CỦA SỰ TỰ QUẢN
Những cuộc họp bàn công tác
Mục tiêu 4: Nhận diện mục đích của những chức năng công tác khác nhau được gợi ý cho một Hội Thánh tự quản.
Để thực hiện những nhiệm vụ của sự tự quản hầu hết các Hội Thánh đều tổ chức những buổi họp bàn công tác. Nếu ý tưởng hội họp còn mới đối với mọi người, thì cần có sự giải thích về tiến trình nghị sự của toàn thể hội chúng. Nếu điều này cũng còn mới cho cả hội chúng, thì mục sư hoặc người gieo trồng Hội Thánh không cần cứng ngắc tuân theo mọi nguyên tắc, người ấy chỉ cần đưa ra một số sự chỉ đạo căn bản. Bằng sự giảng dạy và nêu ví dụ, người ấy có thể bày tỏ cho toàn thể Hội Thánh thấy rằng áp dụng những phương pháp nhất định có thể giúp cho Hội Thánh hoàn thành nhiệm vụ, tạo sự hiệp nhất và tránh sự cải lộn và những lời bàn luận vô ích.
Những buổi họp của ban chấp hành Hội Thánh
Nhiều ban chấp hành Hội Thánh thường tổ chức họp hàng tháng và triệu tập họp bất thường khi cần. Họ tổ chức họp hàng tháng, và khi không có công tác gì cần thảo luận, họ dùng thì giờ ấy để cầu nguyện, thông công hoặc học Kinh Thánh với nhau. Họ cảm thây điều này duy trì mối quan hệ làm việc với nhau.
Để chuẩn bị buổi họp của ban chấp hành mang lại hiệu quả cao, mục sư là người chủ tọa buổi họp phải có một chương trình nghị sự soạn sẵn. Bất cứ thành viên nào trong ban chấp hành cũng có thể phát biểu vào tiết mục nào họ muốn. Đa số các ban chấp hành đều bầu cử một người ghi lại tất cả những quyết định và giữ lại biên bản trong sổ biên bản của Hội Thánh. Mục đích thông thường của những buổi họp ban chấp hành là thảo luận và lập kế hoạch quản lý, sử dụng ngân khoản của Hội Thánh, những kế hoạch xây cất hoặc thu góp dữ kiện hay lập kế hoạch thay đổi hay phát triển những sự phục vụ của Hội Thánh. Họ có thể chuẩn bị những bản tường trình để đưa ra nhu cầu hay đã thực hiện xong những công việc và trình bày những bản tường trình đó cho cả Hội Thánh. Ban chấp hành cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Hội Thánh khi có một kế hoạch mới hay công tác mới được đề xướng. Ban chấp hành có thể quyết định phương cách thu gom tin tức và lập phương án cũng như quyết định để rồi trình bày cho cả Hội Thánh chấp nhận.
Những cuộc họp bàn công tác của Hội Thánh (Hội đồng của Hội Thánh)
Khi Hội Thánh phát triển và mở mang nhiều công tác phục vụ, thường thường cần có những buổi họp công tác của cả Hội Thánh, ít nhẩt mỗi năm một lần, hoặc triệu tập bất thường mỗi khi cần thiết. Đây là cuộc họp dành cho mọi thành viên trong Hội Thánh, và tất vả đều có trách nhiệm tham dự. Đây là lúc để cả Hội Thánh nghe phúc trình về tài chánh và các hoạt động trong Hội Thánh. Đây cũng là lúc tiếp nhận thành viên mới, để nghe ban chấp hành thuyết trình các kế hoạch và nêu những quyết định, và để bày tỏ sự chấp thuận hay không chấp thuận những kế hoạch và những quyết định đó. Vài Hội Thánh tổ chức những cuộc họp thường niên để chọn lựa một mục SƯ mới. Những buổi họp này rất quan trọng cho Hội Thánh và cho mỗi thành viên của Hội Thánh. Những buổi họp đó cũng làm cho toàn thể Hội Thánh có cơ hội biết về những hoạt động của Hội Thánh, để tham gia vào các quyết định và để gánh vác trách nhiệm. Điều này phát huy cảm giác trách nhiệm về công tác và tạo sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
Chấp nhận và thực hiện hiến chương của Hội Thánh
Đôi khi cả Hội Thánh quyết định cần lập ra một bản thỏa ước về các quản trị Hội Thánh và những quyết định về những tiêu chuẩn thông thường về mối quan hệ tương thông bằng văn kiện. Thường thường điều này được thực hiện trong hiến chương của Hội Thánh. Bản hiến chương nêu lên sự hiểu biết trong Hội Thánh về những giáo lý quan trọng trong Kinh Thánh, phát họa về những phẩm chất để ban báp têm bằng nước và gia nhập vào Hội Thánh. Bản hiến chương ấy cũng ghi thêm một số điều mà các thành viên cảm thấy cần giữ bằng hình thức văn tự. Ở vài quốc gia, nhà cầm quyền yêu cầu Hội Thánh phải có một bản hiến chương trước khi được công nhận hoạt động hợp pháp. Điều này quan trọng trong vài nơi cho phép hôn nhân được tổ chức tại nhà thờ hay cho phép nhà thờ có vài đại diện trong chính phủ nếu họ thấy cần thiết.
Nếu có một tổ chức Hội Thánh quốc gia, thì họ thường giới thiệu cho Hội Thánh mới mở bản hiến chương mẫu. Mục đích chính của bản hiến chương là để cung cấp nền tảng cho sự tương thông bằng hữu và phát huy sự hiệp nhất trong công việc của Đức Chúa Trời. Có một tiêu chuẩn giáo lý và hành vi đạo đức được viết ra sẽ giúp Hội Thánh ngăn ngừa những sai phạm về giáo lý có thể dấy lên về sau, cũng như làm cho Hội Thánh mạnh mẽ trong mục đích hiệp nhất.
Công nhận hoạt động hợp pháp
Nếu có một Hội Thánh quốc gia, thì Hội Thánh mới có thể được công nhận hợp pháp làm một phần của mối tương thông bằng hữu. Thường thường đây là niềm vui và là phước hạnh cho Hội Thánh mới - kinh nghiệm phước hạnh của việc được trở nên một phần của mối tương thông bằng hữu lớn hơn. Trong nhiều nơi, nhất là vùng thôn quê, những Hội Thánh ở trong cùng địa phương tổ chức kỳ hội đồng vào những ngày đầu năm là diệp vui lớn cho họ. Các tín hữu có cơ hội hoạt động rộng rãi hơn và biết được niềm vui cùng công tác với các hội chúng khác để rao giảng Phúc Âm. Nhiều thành viên mới rất phấn khỏi khi biết rằng họ không ở một mình, nhưng ở trong cả cộng đồng Hội Thánh khắp thế giới.
Trách nhiệm của sự răn dạy
Mục tiêu 5: Nhận diện những lời diễn đạt trình bày các nguyên tắc Kinh Thánh có liên quan đến việc sửa trị trong tập thể Hội Thánh.
Một trong những công tác khó khăn nhất và đau lòng nhất đối với những nhà lãnh đạo Hội Thánh ấy là sự thi hành kỷ luật để uốn nắn những sai phạm. Khi một cá nhân xưng nhận mình là một anh em Cơ dổc nhân, thì dĩ nhiên Hội Thánh mong đợi người ấy bày tỏ cách cư xử tương hợp vđi tiêu chuẩn Kinh Thánh về nếp sông Cơ dổc. Biết cách xử lý và khi nào xử lý những trường hợp một thành viên phạm lỗi đòi hỏi sự khôn khéo và thái độ cùng động cơ đúng đắn của thành phần lãnh đạo Hội Thánh.
Thái độ và động cơ đúng đắn trong việc kỷ luật là một trong những sự săn sóc chân thật và liên quan đến việc bảo vệ môi tương thông bằng hữu trong Hội Thánh. Những người lãnh đạo không thể dẫn dắt những thành viên phạm lỗi đến chỗ ăn năn nếu họ có hành động thù oán hoặc có ý nghĩ rằng anh em mình không thật tầm ăn năn. Mục đích của sự răn dạy sửa trị là phục hồi anh em mình qua sự ăn năn. Phải tránh những điều gì không dẫn đến việc đạt mục đích này cách hiệu quả.
Răn dạy sửa trị phải có nền tảng vững chắc của Kinh Thánh để quyết định những hành vi đạo đức ấy đúng hay sai. Sự nghiêm trọng của sự phạm tội là yếu tố để biết cách giải quyết vấn đề. Phao lô phải đối diện với sự vô luân trong Hội Thánh Côrinhtô (I Côrinhtô 5) và hướng dẫn Hội Thánh phải tỏ thái độ chông đối công khai hành động tội lỗi ấy vì nó đã làm tổn thương Hội Thánh. Người phạm lỗi phải bị dứt phép thông công, bị phó cho satan để bản chất tội ác của người ấy bị bộc lộ ra, và sau khi người ấy ăn năn thì được phục hồi sự tương thông với Hội Thánh (II Côrinhtô 2:5-11).
Tuy nhiên, Phao lô cũng phải xử lý những trường hợp vi phạm khác dù không được coi như có hại về mặt luân lý hay xúc phạm đến tập thể hoặc Hội Thánh. Các người lãnh đạo tại Hội Thánh Têsalônica (II Têsalônica 3:6-12) đã hỏi ý kiến của Phao lô cách sửa trị những người không làm việc để kiếm sống nhưng họ lại đi nói hành tán gẫu và gây ra sự bất hòa. Thay vì dứt phép thông công những người đó, Phao lô bảo họ hãy xét lại thái độ thiếu trách nhiệm của mình và yêu cầu họ tìm việc làm để kiếm lương thực nuôi mình hơn là ăn bám người khác.
Răn dạy sửa trị là công tác của cả Hội Thánh chứ không riêng gì của mục sư. Có những vấn đề nhỏ mà chỉ do sự thăm viếng thân ái có thể giải quyết được; tuy nhiên, mục sư phải khéo léo phục hồi những cá nhân đó. Còn những vấn đề có liên quan đến cả Hội Thánh thì không thể giao cho mục sư thăm viếng giải quyết. Trong trường hợp này mục sư cần có sự ủng hộ công khai của những vị lãnh đạo khác và cả Hội Thánh. Khi có những lời buộc tội nghịch vđi một thành viên trong Hội Thánh, nếu mục sư điều tra những việc ấy có thật, thì mục sư phải tập họp các vị lãnh đạo Hội Thánh để cùng nhau giải quyết vấn đề (Mathiơ 18:15-17). Anh hoặc chị phạm lỗi có thể thấy rõ từ trong Kinh Thánh rằng họ đang phạm tội cùng Đức Chúa Trời, và những người lãnh đạo trong Hội Thánh đang quan tâm đến họ để giữ người đó trong mối tương giao với Đức Chúa Trời qua sự vâng lời. Những vân đề này bao gồm những việc như những người tuyên truyền giáo lý lừa dối, những người gây bất hòa và những người có hành vi trái đạo đức luân lý (Tít 1:10-13).
Động cơ đầu tiên ở đằng sau sự sửa dạy là sự phục hồi anh em phạm lỗi sau khi họ ăn năn thành thật. Sự sửa dạy không phải là lực lượng phá hoại Hội Thánh, nhưng với thái độ đúng đắn của những người lãnh đạo Hội Thánh, sự sửa dạy có thể là phần tích cực của sự phát triển và lớn lên của từng cá nhân và cả tập thể. Khi một ai đó đã ăn năn tội có liên quan đến cả Hội Thánh, thì chi thể ăn năn cần bày tỏ cho những người khác thấy bản chất thánh thật của sự ăn năn của mình. Phải có một thời gian ngắn nhưng đầy đủ để chứng minh cho người khác thấy người đó thật sự thay đổi từ bên trong và người ấy thực sự tìm kiếm sự phục hồi quan hệ tương thông bằng hữu với Hội Thánh. Anh em đã phạm lỗi, nhưng ăn năn, phải thấy được sự chăm sóc yêu thương từ những người lãnh đạo Hội Thánh và các thành viên khác trong Hội Thánh. Galati 6:1-2 có chép, “hỡi anh em, nếu có ai tình cờ phạm lỗi gì, anh em là người thuộc linh hãy lấy lòng nhu mì mà sửa họ lại... hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là làm tròn luật pháp của Đấng Christ”.
Chúa Jêsus thây cần thiết phải gặp Phierơ, sau khi ông từ chối Chúa (phủ nhận mình không biết Chúa Jêsus) (Giăng 18:15-27; 21:15-19). Phierơ đã phạm tội với Chúa với nhóm của mình và với chính mình. Chúa Jêsus chờ đợi đến đúng lúc trước khi nói thẳng với Phierơ vân đề. Bằng sự không ngoan vĩ đại, Chúa Jêsus nhẹ nhàng phục hồi Phierơ bằng cách hỏi ông tình yêu và sự đầu phục của ông. Cuối cùng Chúa giải quyết vấn đề, phục hồi sự cao cả của Phierơ và cho ông biết rằng ông có vai trò quan trọng trong công tác của Hội Thánh.
Gương của Chúa Jêsus dạy về những sự quan trọng của sự sửa dạy. cần có sự hiểu biết đúng đắn về trường hợp phạm lỗi. Với thái độ và động cơ đúng đắn, Chúa Jêsus chờ đợi thì giờ thuận tiện tiếp xúc Phierơ. Chúa Jêsus để sự thất bại nói với Phierơ hơn là mang ra lời buộc tội. Những cầu hỏi của Chúa Jêsus đặt ra thúc đẩy Phierơ khảo sát tình yêu của ông đối với Chúa hơn là giải thích vì sao ông đã thất bại. Chúa Jêsus âu yếm phục hồi lại lòng tự trọng của Phierơ bằng cách giao cho ông nắm giữ vai trò mà Phierơ biết rằng ông vẫn còn quan trọng và cần thiết.
LỚN MẠNH TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH THUỘC LINH
Mục tiêu 6: Chọn lựa những lời mô tả lợi ích của một Hội Thánh tự quản để có thể giúp đỡ việc gây dựng cá nhân tín hữu.
Phần đầu trong bài học này chúng ta đã thảo luận rằng một Hội Thánh có thể gánh vác trách nhiệm tự điều hành thì Hội Thánh ấy sẽ tăng trưởng thuộc linh. Hội Thánh đạt được mức độ trưởng thành thì không những cả tập thể được phước, mà mỗi thành viên cũng được phước do có cơ hội phát triển về mặt thuộc linh.
Những thành viên của Hội Thánh đó gánh vác trách nhiệm làm giáo sư, hay phục vụ trong các ủy ban, hay trong ban chấp hành tất cả đều chia sẻ phước hạnh của việc cùng cộng tác với nhau trong công việc của Đức Chúa Trời. Trước hết, có lẽ họ cần sự hướng dẫn và dạy dỗ của mục sư về tầm quan trọng của sự cầu nguyện và tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời trong công tác họ làm. Có nhiều người cần sự giúp đỡ để học tập cách cộng tác và đánh giá tư tưởng của nhau. Khi họ hình thành thói quen tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong công tác Hội Thánh, họ sẽ có cơ hội học tập cầu nguyện Chúa dẫn dắt mọi giai đoạn trong cuộc sống của mình. Học tập tầm quan trọng của sự trông đợi Đức Chúa Trời trong khi cầu nguyện là bước quan trọng của sự trưởng thành thuộc linh.
Một Hội Thánh tự quản có thể phát triển mẫu mực về sự lãnh đạo từ bên trong hội chúng. Khi Hội Thánh có những trưởng lão hay chấp sự trong vòng những thành viên của Hội Thánh, thì những thành viên đó có sự bảo đảm về một sự lãnh đạo liên tục. Nếu mục sư phải đổi sang nơi mơi hoặc rời khỏi Hội Thánh cách bất ngờ, thì Hội Thánh không bao giờ bị lỗ hỏng thiếu người lãnh đạo. Công việc Hội Thánh cứ tiếp tục trong khi chờ đợi mục sư mới đến hoặc mục sư đi công tác trở về. Khi một tín hữu mới kinh nghiệm được niềm vui của sự cứu chuộc, thường thường hành động của người ấy là thuật lại cho người khác nghe. Một người gieo trồng Hội Thánh thông minh hoặc mục SƯ sẽ chia sẻ sự nhiệt tình này bằng sự dạy Kinh Thánh và giúp những tần tín hữu cách làm chứng cho người khác. Khi những tín hữu lãnh trách nhiệm dạy dỗ và làm chứng cho những người chung quanh mình, thì họ mới cảm thấy giá trị của việc học Lời Đức Chúa Trời. Khi được dạy dỗ đúng đắn, sự ham thích học hỏi Lời Chúa của họ sẽ tăng lên. Họ sẽ học tập sự cần thiết cũng như phước hạnh của sự học Kinh Thánh thường xuyên. Những tín hữu được bám sâu nền tảng trong sự dạy dỗ Kinh Thánh sẽ giúp ích cho người khác và góp phần tăng trưởng thuộc linh của Hội Thánh.
Những Hội Thánh trưởng thành, giống như những cá nhân tín hữu trưởng thành không những họ quan tâm đến cộng đồng của mình, nhưng còn phát triển tình yêu để quan tâm đến những người hư vong ở chung quanh họ. Kết quả là họ khao khát chia sẻ tin mừng cho những ai chưa được nghe Phúc Âm. Mục đích của người gieo trồng Hội Thánh không những làm cho Hội Thánh tự quản trị để tự lo cho chính mình nhưng còn thiết lập một tập thể Cơ dốc nhân trưởng thành để gánh vác trách nhiệm thực hiện mục đích của Hội Thánh trong sự truyền giảng và xây dựng thân thể Đấng Christ.
BÀI 4
HỘI THÁNH
MỞ MANG HỘI THÁNH MỚI
“Ngợi khen Đức Chúa Trời, thầy Eyo ơi! Đức Chúa Trời giúp chúng em thành lập một Hội Thánh mạnh mẽ, mỗi tuần đều có người tin Chúa”, Đavít và Giăng mang tờ tường trình hằng tháng đến, Đavít tiếp, “Có nhiều người đến dự nhóm đến nỗi phòng nhóm không còn đủ chỗ. Anh Lanka đang giúp chúng em sửa soạn cho tín hữu chịu báp têm bằng nước và thâu nhận họ làm thành viên”.
“Thật Đức Chúa Trời đang xây dựng Hội Thánh của Ngài tại Gane”, thầy giáo Eyo trả lời. “Bây giờ là thời điểm để anh em dạy Hội Thánh biết trách nhiệm của mình về việc truyền giảng và mở mang những Hội Thánh mới khác. Người ta đang làm chứng trong cộng đồng của mình, nhưng không xa Gane vẫn còn có nhiều thị xã cần mở mang Hội Thánh mới nữa. Chúa đang muôn Hội Thánh phải khởi lập những Hội Thánh khác”.
Khi một nhóm tín hữu được thành lập thành một Hội Thánh địa phương tự quản trị, thì trách nhiệm của Hội Thánh ấy không dừng lại tại chỗ này. Là bộ phận của thân thể của Đấng Christ Hội Thánh phải học biết nhiệm vụ của mình là gieo trồng những Hội Thánh khác. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn thực hiện những bước giúp đỡ các tân tín hữu biết cách góp phần trong việc mở mang những Hội Thánh mđi.
Nhu cầu tự phát triển
Mục tiêu 1: Nhận diện những đặc tính của Hội Thánh tự phát triển.
Trong bài 1 bạn còn nhớ hai chức năng căn bản của Hội Thánh địa phương không? Đó là truyền giảng và dạy dỗ. Nói cách khác, tức là thực hiện hai mạng lệnh Đấng Christ giao phó trong Mathiơ 28:19-20, “Hãy đi... tạo môn đệ... dạy cho họ vâng giữ mọi điều ta đã truyền cho các con”. Đồng thời Chúa Jêsus còn ban những ân tứ phục vụ cho Hội Thánh để giúp Hội Thánh thực hiện sứ mạng Chúa giao. Ephêsô 4:12 cho chúng ta biết rằng Ngài ban những ân tứ phục vụ cho chúng ta để “chuẩn bị cho dân sự Đức Chúa Trời làm công tác phục vụ, hầu cho thân thể của Đấng Christ được lớn lên”.
Một Hội Thánh có thể tự điều hành và quyết định mọi vần đề hoạt động của mình vẫn chưa đủ. Để  hoàn thành mục đích của Kinh Thánh Hội Thánh còn phải tự phát triển. Bây giờ chúng ta hãy khảo sát ý nghĩa của từ ngữ này. Cũng giống như trong bài một, chúng ta học về việc “gieo trồng” Hội Thánh. Khi một Hội Thánh mới được thành lập, tiến trình cũng giông như người nông dân gieo hột giống rồi sau đó nó sẽ mọc lên thành những cây con. Khi chúng ta nói một Hội Thánh tự phát triển, tức là Hội Thánh ấy được mô tả giống như một cây con đang lớn lên mạnh bụ bẫm. Một cây con sống, tăng trưởng rồi sinh ra hột giống, rồi đến lượt mọc ra những cây con khác. Khi nó sinh sôi nảy nở thì không chỉ có một cây con mà sinh hóa thành nhiều cây con mới.
Một Hội Thánh tự sanh sản ra nhiều là một Hội Thánh mở mang được nhiều Hội Thánh mới. Hội Thánh đó có những đặc tính được mô tả trong Mathiơ 29:19-20 và Êphêsô 4:12. Đó là Hội Thánh mang những con người lạc mất đến với Đấng Christ “truyền giảng” và sửa soạn cho dân sự của Đức Chúa Trời làm công tác phục vụ (dạy dỗ”. Khi các tín hữu được chuẩn bị cho sự phục vụ, thì đến phiên họ sẽ chinh phục những người khác cho Đấng Christ. Kết quả là thân thể của Đấng Christ được tăng trưởng, nhiều tân tín hữu gia nhập vào và nhiều Hội Thánh mới được thành lập. Hội Thánh phải sinh sản những Hội Thánh địa phương khác. Đây là phương pháp làm cho Hội Thánh lan rộng ra để hình thành những nhóm địa phương của thân thể Đấng Christ ở khắp nơi trên thế giới.
Giống như một cây con phải lớn lên để tự sinh sản ra, thì một Hội Thánh địa phương cũng phải có sự sống. Những bằng cớ nào chứng tỏ một Hội Thánh sống về phần thuộc linh và vì vậy có thể tự sinh sản được?
Trong một Hội Thánh có sự sống động thuộc linh, các tín hữu đều có tình yêu tích cực và quan tầm đến những người xung quanh mình. Họ cầu xin sự dẫn dắt của Thánh Linh và tìm kiếm những cách thức chinh phục người hư mất. Nhiều lớp học được mở ra để đào tạo những cá nhân chứng đạo và dạy tân tín hữu. Những kế hoạch truyền giảng được hoạch định và được thực hiện. Những lớp học Kinh Thánh được mở thường xuyên. Rao giảng lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện và ca ngợi là nét nổi bật của Hội Thánh. Những tân tín hữu tiếp tục gia nhập vào Hội Thánh (Công vụ 2:47; 5:14) và Hội Thánh tìm kiếm những khu vực mới để mở mang những Hội Thánh mđi. Khi tiếp tục bài này chúng ta sẽ thảo luận vài phương pháp giúp ích cho việc mở mang những Hội Thánh mới.
Những phương pháp gieo trồng Hội Thánh
Mục tiêu 2: Chọn lựa những phương pháp truyền giảng thích hợp để có thể sử dụng trong một vị trí cho trước.
Khi những tín hữu trong thời Tân ước bị phân tán khỏi Giêrusalem, thì họ rao giảng Phúc Âm bất cứ nơi nào họ đi (Công vụ 8:4). Khi đi từ nơi nào sang nơi khác họ sử dụng những phương pháp truyền giảng khác nhau. Ngày nay, cũng như thời xưa, chẳng có một phương pháp đơn độc nào có thể tác dụng như nhau ở khắp mọi nơi.
Chúng ta sẽ thảo luận bốn phương pháp khác nhau được những người gieo trồng Hội Thánh mang lại hiệu quả cao ở khắp nơi trên thế giới. Khi học những phương pháp này, hãy nghĩ đến cách sử dụng mỗi phương pháp trong khu vực của mình như thê nào.
Truyền giảng trong nhóm nhỏ và Hội Thánh tư gia
Những buổi nhóm nhỏ thường được dùng làm phương pháp chính của việc tạo môn đệ và tụ họp họ thành hội chúng địa phương. Dĩ nhiên, những tín hữu thời Tân Ước chưa có những ngôi giáo đường nhưng họ gặp nhau để tương giao và truyền giảng trong nhà của dân chúng (Công vụ 5:42). Ở vài nơi trên thế giới, đặc biệt những nơi có những hạn chế về chính trị và xã hội, những tín hữu không thể công khai gặp nhau thì Hội Thánh lại được thành lập ở nhà riêng và cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay cả những đất nước không có hạn chế gì về chính trị, nhưng lại có ít người thích đến nhà thờ; thường thường họ thích gặp gỡ nhau tại nhà. Tín hữu hoặc không phải tín hữu đều được mời đến nhà riêng để cầu nguyện, đọc và thảo luận lời Đức Chúa Trời. Đây cũng là phương pháp có hiệu quả tại những nơi người ta có thể đến tại nhà thờ. Trong vài nhà thờ lớn tại những thành phố rất lớn, việc đi nhà thờ vào những ngày trong tuần bất tiện, vì thế họ gặp nhau tại những “tổ hạt nhân tư gia” trong những nhà khác nhau trong khắp cả thành phố. Sự tương giao thuộc linh giúp đỡ tín hữu và thu hút người chưa tin Chúa đến với Đấng Christ. Nhiều người trở lại cùng Chúa qua phương pháp này.
Công tác cá nhân
Công tác cá nhân được mô tả là công việc của một cá nhân rao giảng phúc âm cho một cá nhân khác. Công tác này còn được gọi là cá nhân chứng đạo, có nghĩa là nói về kinh nghiệm được Chúa cứu của mình, nói về những gì Chúa Jêsus đã làm cho cá nhân mình, Chúa Jêsus phán, “các con sẽ làm những chứng nhân của ta” (Công vụ 1:8). Làm chứng là đưa ra bằng cớ. Bằng cớ cá nhân là lời làm chứng có sức mạnh. Nếu người ta thầy rằng Đấng Christ đã làm điều tốt đẹp cho bạn, thì họ sẽ chú ý nghe những gì bạn nói.
Vì ít ra có một người mang gánh nặng về việc tạo môn đệ bằng cách tiếp xúc riêng cá nhân trong một khu vực nào đó thì sẽ có những Hội Thánh được khởi lập. Một Cơ Đốc Nhân học tập và áp dụng Lời của Đức Chúa Trời, dù mới tin Chúa hoặc đã là tín hữu trưởng thành, có thể được Thánh Linh dẫn dắt để làm chứng cho cá nhân nào đó đến với Đấng Christ. Chúng ta có thể làm chứng cho những người đồng nghề nghiệp với mình tại xí nghiệp hay cho sinh viên đại học. Một tín hữu có thể được kêu gọi đến một làng khác hoặc thị xã gần đó để ỡ lại và chinh phục nhiều linh hồn bằng việc cá nhân chứng đạo. Điều quan trọng ấy là động viên tân tín hữu làm chứng vì họ còn rất nhiều bạn hữu chưa tin Chúa. Điều đó sẽ giúp họ lớn mạnh trong đức tin và niềm vui của sự cứu chuộc mới tìm được sẽ rất hiệu quả trong việc dẫn dắt những người khác đến với Chúa. Những người đã đáp ứng và tiếp nhận sự cứu chuộc của Đấng Christ phải tụ họp lại với nhau để hình thành nhóm người đầu tiên của một Hội Thánh địa phương mới. Trước hết, vì chỉ có một người làm việc gieo trồng Hội Thánh loại này gặp nhiều khó khăn. Một người được Thánh Linh dẫn dắt làm công tác cá nhân, giống như Philip (cv 8:26-34) có thể chẳng bao giờ biết kết quả cuối cùng của sự làm chứng của mình. Yếu tố quan trọng ấy là người ấy vâng lời Đức Chúa Trời.
Những chiến dịch truyền giảng
Trong nhiều nơi trên thế giới, nhiều chiến dịch sử dụng có hiệu quả trong việc khởi lập những Hội Thánh mới. Những chiến dịch có thể mở cửa từng nhà để làm chứng, những cuộc truyền giảng tại nhà thờ, một hội trường, một trại truyền giảng, một sân vận động, hay chỉ trên bãi đất trông. Những buổi nhóm tại những nơi công cộng có nhiều thuận lợi. Nhiều người có thành kiến phản đôi khi bước vào nơi thờ phượng sẽ dễ dàng đến những nơi công cộng để nghe giảng. Phương pháp được sử dụng có hiệu quả ở vài nơi ây là mời một nhóm Cơ Đốc Nhân ở những nơi khác làm chứng về quyền năng của Đấng Christ đã thay đổi họ. Thường thường một nhóm người thích tụ họp lại để nghe những người khác nói về kinh nghiệm cá nhân của họ. Vào trường hợp đó, rất dễ có cơ hội trình bày sứ điệp Phúc Âm cách đơn giảng để hướng người ta đến sự cứu chuộc. Chúng ta đọc thây trong Rôma 10:14 “Nếu họ chưa nghe thì làm sao tin được?”. Hãy cầu nguyện và tin cậy Thánh Linh dẫn dắt bạn sử dụng đúng phương pháp vào đúng thời điểm để chinh phục người hư mất.
Dù chúng ta sử dụng phương pháp nào để truyền giảng Phúc Âm, thì điều quan trọng trước nhất phải là được sự xức dầu và sự hướng dẫn của Thánh Linh. Điều này có nghĩa là tạo thói quen trong sự tìm kiếm Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện, và rồi lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn cho bất cứ cách nào chúng ta có thể theo sự dẫn dắt của Thánh Linh cách hiệu quả nhất. Đức Thánh Linh sẽ xức dầu cho những ai khao khát phục vụ Chúa và Ngài sẽ ban đức tin cho người nghe để người ấy tin, nhưng trách nhiệm của chúng ta làm học tập Lời của Đức Chúa Trời, nhiệt tình trong sự cầu nguyện, và chuẩn bị phương cách tốt nhất để làm công việc của Đức Chúa Trời.
Nếu bạn muôn học những phương pháp truyền giảng cách chi tiết hơn, mời bạn học hoạt bài Hàm Thụ ICI về cách chia sẻ tin mừng (Sharing the Good News), cũng nằm trong chương trình học này.
Gieo trồng Hội Thánh theo cách mẹ sinh con
Phương pháp gieo trồng Hội Thánh theo cách mẹ sinh con giống như giống cây dâu tây phát triển. Dâu tây là loại cây trồng mọc gần đất. Nó phát triển rộng ra bằng những thân bò mọc mọi hướng. Khi những thân bò mọc xa cây gốc, thì nó đâm rễ xuông tại một chỗ cách xa cây mẹ. Khi những rễ mới mọc ra, có nhiều lá mới nhú lên từ rễ cây mới. Dần dần thân bò khô đi và cây mới chỉ lấy sức lực nhựa sông từ rễ mới. Bấy giờ cầy dầu mới lại phát triển những thần bò dài ra, nó lại trở thành cây mẹ. Tiến trình này cứ liên tục cây mẹ sinh cây con làm cho cây dâu phát triển lan rộng nhanh chóng trên một vùng đất rộng mênh mông.
HÌNH
Một Hội Thánh được thành lập và phát triển thường có nhiều tín hữu sống xa nhà thờ hơn những người khác. Những tín hữu có thể sống trong một khu vực phát triển về mặt dần số nhưng không có nhà thờ. Bấy giờ Hội Thánh đã được thành lập phải quyết định trở thành “Hội Thánh mẹ ” và khởi lập một Hội Thánh “con” tại khu vực mới. Hội Thánh mẹ sẽ tổ chức một nhóm người đi gieo trồng Hội Thánh để làm chứng và rao giảng. Những ai sống trong khu vực ấy trở thành những nhà lãnh đạo giúp đỡ và cộng tác trong mọi việc. Nhà của họ có thể sử dụng làm nơi nhóm lại. Nếu luật pháp của địa phương cho phép, thì hãy sử dụng việc hát và giảng ngoài trời để chinh phục tân tín hữu. Khi đã có một nhóm tân tín hữu họp lại, những tín hữu của Hội Thánh mẹ ở trong khu vực này phải kết hợp vđi những người mới để thành lập một Hội Thánh mới. Trong tiến trình này, các nhóm khác ở Hội Thánh mẹ có thể đến để hát, để làm chứng và giúp đỡ các bước đầu tiên. Hội Thánh mẹ cũng có thể yểm trợ tài chánh để tổ chức chiến dịch truyền giảng tại địa phương ấy. Chẳng bao lâu khi nhóm người mới đã có đầy đủ sức lực, nhóm này có thể tổ chức thành một Hội Thánh tự quản như chúng ta đã thảo luận ở bài 3. Sau đó trách nhiệm của Hội Thánh mới là dạy cho tín hữu làm chứng và phát triển khả năng “làm mẹ ” để sinh ra những Hội Thánh mới ở các khu vực khác.
KẾ HOẠCH TỰ PHÁT TRIỂN
Những bước gieo trồng Hội Thánh

Mục tiêu 3: Liệt kê bốn bước có thể giúp để bắt đầu một Hội Thánh mới và tóm tắc những gì mỗi bước có thể thực hiện được.
Cùng với việc chọn phương pháp truyền giảng thích hợp nhất trong khu vực của bạn, thì bạn còn phải lập kế hoạch để hoàn tất thành công mục đích mở mang Hội Thánh mới. Chúng ta hãy nhắc lại mục đích lưỡng diện của Hội Thánh địa phương. Đó là 1/ Mỗi Hội Thánh phải dạy tín hữu và gây dựng đức tin của họ, và 2/ Tạo môn đệ và dạy họ làm chứng để đem những người khác đến với Đấng Christ. Đây là nguyên tắc tự phát triển để làm cho Hội Thánh bội tăng.
Tất cả mọi tín hữu đều có phần trong sự làm chứng và chinh phục người khác cho Đấng Christ. Họ không cần phải là những tín hữu trưởng thành và đầy kinh nghiệm. Theo khả năng và tài trí, mỗi tín hữu có thể trở nên một bộ phận trong việc đem phúc âm đến cho những người hư mất. Chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có những ai có thể giảng dạy hoặc làm chứng ở nơi công cộng mới là những người có thể truyền giảng: Có nhiều công việc khác cần phải thực hiện để đem Phúc Âm đến những người chưa được nghe. Có vài người có tài dạy cho những tín hữu khác biết cách sử dụng Kinh Thánh để dẫn một người đến với Chúa. Khi hoạch định một buổi nhóm công khai, sẽ cần có người sửa soạn bích chương hoặc chuẩn bị quảng cáo. Cũng có những người khác khéo tay làm tòa giảng hay các băng ghế, nếu là buổi nhóm lộ thiên. Và cũng có một số người cảm thấy rằng công việc của mình là nhiệt tình dấn thân vào chỗ cầu thay. Tất cả mọi tín hữu đều có thể góp phần trong những bước đầu tiên mở mang Hội Thánh mơi, và mỗi người cần cảm thấy vai trò của mình quan trọng. Những bước sau đây sẽ là phần hương dẫn bạn trong công tác khởi đầu Hội Thánh mới. Những bước này cũng có thể giúp cho một cá nhân gieo trồng Hội Thánh tại một khu vực mới.
Bước 1: Cầu nguyện
Điều đầu tiên một nhóm tín hữu phải làm sau khi họ hoạch định kế hoạch mở mang một Hội Thánh mới là lập phương án cầu nguyện cho mọi chi tiết của kế hoạch. Những người gieo trồng Hội Thánh cần quyền năng của Đức Chúa Trời để chiến đấu “với quyền lực của thế giới tối tăm và chống lại các lực lượng của tà linh” (Êphêsô 6:12). Bằng sức riêng con người không thể chống cự trong trận chiến này. Phải cầu nguyện trong đức tin và không bao giờ sợ hãi. Chúng ta rao giảng Phúc Âm do mệnh lệnh của Đấng Christ và bằng quyền năng của Ngài (Mathiơ 28:19-20; I Tim 4:1- 2). Ngài muốn những công nhân của Ngài thu hoạch mùa màng Ngài đã hứa (Luca 10:2) và làm điều đó trong sự đắc thắng (Côlôse; I Giăng 4:4).
Cũng như một người dành thì giờ biệt riêng để cầu nguyện thì tập thể cũng có thể thông báo một thì giờ ấn định cho sự cầu nguyện. Khi Hội Thánh cũng cầu nguyện với nhau thì Thánh Linh sẽ hướng dẫn họ trong những kế hoạch đã lập ra.
Bước 2: Học tập nghiên cứu về dần tình ở địa phương
Một khi bạn đã thấy rõ ý muốn của Đức Chúa Trời kêu gọi mình đến một nhóm người nào, thì bạn cần nghiên cứu kỹ càng về nhóm người đó. Có lẽ bạn biết họ rất rõ. Cũng có thể bạn giống y như họ trước khi bạn tin Chúa.
Trước hết bạn hãy xem nhóm người đó khác với nhóm người bạn đang sinh hoạt ở những điểm nào. Ngay cả họ cũng ở cùng nhóm với họ, nhưng khi bạn tin Chúa thái độ và cách cư xử của bạn cũng khác với những người chưa tin. Bạn có thể thấy thế giới, sự vật, con người khác hẳn trước kia. Thứ hai, bạn cần định nghĩa những điểm giống nhau giữa họ và nhóm của bạn. Những gì quan trọng cho họ cũng như cho bạn ngay cả sau khi bạn tiếp nhận Chúa? Cuối cùng, điều cần yếu nhất là bạn phải làm quen với phong tục xã hội hoặc những điều kiện luật lệ có ảnh hưởng đến việc bạn giới thiệu Phúc Âm. Loại thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn để chinh phục họ cho Đấng Christ.
Bước 3: Quyết định những nhu cầu thuộc linh
Mỗi người đều có nhu cầu thuộc linh. Nhiều người không thể nhìn nhận rằng nhu cầu mình cảm thây là một biểu hiện của nhu cầu thuộc linh. Họ cảm thầy cô đơn, bất hạnh, khốn khổ, hoặc thấy cuộc đời chẳng có nghĩa lý gì. Nhiều người lại sợ hãi, nhưng họ không thể định nghĩa nguyên do của những sự sợ hãi này. Họ sợ chết, sợ chiến tranh hay sợ thất bại về tài chánh,  vài nơi người ta cảm thấy bị bắt buộc phải theo những tập quán, thói quen được cả dòng họ tuân theo, và những thói quen ấy có thể áp chế họ. Một số người không có ý niệm gì về Đức Chúa Trời và những người khác lại có ý niệm hoàn toàn trái ngược với sự dạy dỗ của Kinh Thánh.
Khi bạn có kế hoạch mang Phúc Âm đến một vùng mới lạ, cố gắng tìm hiểu về những thái độ của dân cư đối với vấn đề thuộc linh. Ngay cả đối với những người đã biết nhiều về Phúc Âm, thì cũng vẫn cố gắng tìm hiểu về ý niệm thuộc linh của họ. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch giới thiệu Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ, Đấng đáp ứng những nhu cầu của họ.
Bước 4: Điều chỉnh lại những kế hoạch nếu cần
Có trường hợp những kế hoạch không được thực hiện đúng như dự kiến; vì thế một kế hoạch lớn cần phải mềm dẻo. Có thể một bộ phận của kế hoạch chỉ đáp ứng tốt trong một thời gian nào đó, nhưng rồi nó phải được thay đổi để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt. Những người lãnh đạo phải biết rằng điều này thường xảy ra, và họ phải nhạy bén để thấy vấn đề và thay đổi bất cứ phần nào của kế hoạch để công việc diễn tiến tốt đẹp.
NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA HỘI THÁNH
Mục tiêu 4: Nhận diện những hoạt động có thể mang lợi ích trong việc đạt được những mục đích của Kỉnh Thánh cho Hội Thánh địa phương mới.
Tùy vào thời gian, văn hóa và địa điểm, có thể sử dụng những phương pháp khác nhau để chinh phục những linh hồn hư mất và thu nhận họ vào thân thể Hội Thánh. Nhưng bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào, vẫn có một số mục đích nhất định để giúp cho một Hội Thánh có khởi đầu tốt lúc mới thành lập. Hoạt động để hoàn tất được những mục đích này từ lúc khởi lập sẽ giúp cho Hội Thánh đạt được mục đích Đức Chúa Trời muôn. Chúng ta có thể gọi những mục đích này là năm chức năng căn bản của Hội Thánh.
1. Tạo môn đệ: Khi Chúa Jêsus truyền bảo cho các môn đệ của Ngài sứ mạng được ghi lại trong Mathiơ 28:19, Ngài không nói “hãy đi giảng”. Nhưng Ngài nói “hãy đi và tạo môn đệ”. Môn đệ là người không chỉ nghe thầy mình hoặc chủ mình dạy bảo. Người ấy còn làm hơn thế nữa, người ấy

chấp nhận và tin sự dạy dỗ của thầy và rồi giúp thầy truyền bá sự dạy dỗ của thầy cho những người khác. Một môn đệ được đồng nhất hay giống như thầy của mình. Bản chất ưu việt của sự dạy dỗ của Chúa Jêsus là tình yêu, vì thế Chúa Jêsus phán cùng môn đệ của Ngài, “nếu các con yêu mến nhau, mọi người sẽ biết các con là môn đệ của ta” (Giăng 13:35). Đem nhiều người khác đến với Chúa là cách môn đệ được đồng nhất với Ngài “Cha ta được vinh hiển ấy là các con mang nhiều quả, chứng tỏ các con là những môn đệ của ta” (Giăng 15:8). Mang những người khác làm môn đệ của Chúa chúng ta đòi hỏi người rao giảng và làm chứng về Phúc Âm phải có sự đầu phục thành thật. Như Phao lô đã diễn tả trong Rôma 9:3, ông sẵn sàng mất tất cả mọi sự để đem anh em Do thái của ông đến với Chúa. Trọn cuộc sống của Phao lô tập trung vào việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và ông khích lệ những người nhận thơ ông nên theo gương của ông (I Côrinhtô 11:1; Philip 3:14, 17). Sự dạy dỗ của Kinh Thánh cho Hội Thánh thì không những phải gieo hột giống Lời của Đức Chúa Trời nhưng còn mang người nghe đến tin nhận Chúa và nhìn nhận Ngài là Cứu Chúa của họ. Chúng ta đọc thấy trong Rôma 10:9 “nếu anh em dùng môi miệng xưng nhận Jêsus là Cứu Chúa (của tôi)... thì anh em sẽ được cứu ”.
2. Tập trung những tín hữu lại với nhauMột người gieo trồng Hội Thánh đầy kinh nghiệm nói rằng nhóm Cơ Đốc Nhân muốn làm chứng nhân của Đấng Christ cho đến tận cùng quả đất, thường có cảm tưởng rằng mình phải thực hiện lệnh truyền của Chúa Jêsus rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi dân tộc. Họ vội vàng đi từ nơi này sang nơi khác, nhưng không dừng lâu tại một chỗ để tập trung những người mới tin Chúa thành một Hội Thánh, cũng chẳng dạy dỗ họ những điều cần thiết để thực hiện nếp sống Hội Thánh. Kết quả là sau nhiều năm làm việc vất vả chỉ còn một số ít người còn lại có kết quả. Những người đó không ý thức rằng dù truyền giảng là quan trọng, nhưng mục đích của sự truyền giảng là thành lập Hội Thánh của Chúa Jêsus Christ. Tân tín hữu cần sự tương giao thuộc linh và huấn luyện (Mathiơ 28:20; Hêbơrơ 10:25). Những kế hoạch phải bao gồm địa điểm, khi nào, và cách nào để tụ họp những tín hữu lại với nhau cách thường kỳ.
3.nh hưởng lẫn nhau trong cộng đồng: Phải động viên tân tín hữu cứ giữ mối quan hệ với những người chưa được cứu trong cộng đồng của họ. Lập kế hoạch cũng bao gồm việc chỉ cho tân tín hữu biết cách làm chứng, càng nhiều càng tốt, và giữ ảnh hưởng của họ trong cộng đồng (Mathiơ 5:13-17, Giăng 17:11, 15, 18). Điều này sẽ giúp tân tín hữu làm chứng nhân cho Đấng Christ, và đồng thời cũng giảm bớt sự ngược đãi do việc họ công bố mình tin theo Đấng Christ (Công vụ 2:47).
4.Tổ chức tín hữu: Theo những nguyên tắc chúng ta học trong bài 3, một nhóm tín hữu được tổ chức thành một Hội Thánh tự quản có thể hoàn thành cách hiệu quả mục đích và những công tác của Hội Thánh. Hội Thánh địa phương là công cụ Đức Chúa Trời chọn lựa để gây dựng tín hữu (Êphêsô 4:12, II Tim 3:16), dạy họ giáo lý, biết cách ban cho, và cách phục vụ Đức Chúa Trời trong sự tương giao của thân thể Đấng Christ. Mỗi nhóm tín hữu cần chọn lựa hình thức tổ chức để phù hợp với nhu cầu của mình. Mục đích của tổ chức là giúp Hội Thánh địa phương có một kế hoạch về sự giảng dạy, làm chứng, huấn luyện nhân sự, và làm những gì cần thiết để cho phép cả thần thể cùng làm việc với nhau trong công tác phục vụ Đấng Christ.
5. Dạy về sự mở mang Hội Thánh: Khi những tân tín hữu thấy được mục đích của những người gieo trồng Hội Thánh là tạo môn đệ trong cộng đồng của họ, thì họ cũng có thể góp phần vào công việc và vui mừng khi đem những người khác đến với Đấng Christ. Những tân tín hữu cần được huấn luyện và mời tham gia vào những tổ khác nhau của những người gieo trồng Hội Thánh. Điều đó sẽ cung cấp sự huấn luyện thực tiễn góp phần quan trọng trong việc tiếp tục mở rộng bờ cõi của Hội Thánh (Luca 10:1; Công vụ 1:8; II Tim 2:2). Cũng vậy, điều đó có thể phát hiện những người lãnh đạo từ trong tân tín hữu và giúp cho Hội Thánh lớn nhanh hơn.
Khi bắt đầu lập kế hoạch mở mang Hội Thánh mới, có lẽ bạn sẽ thấy có những phương pháp khác ngoài bốn phương pháp chúng ta bàn luận ở đầu bài học, giúp ích cho khu vực của bạn hơn. Khi cầu nguyện và tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, hãy để Thánh Linh dẫn bạn trong những kế hoạch sẽ tốt nhất cho bạn tại nơi chốn đó.
TIẾP TỤC TỰ PHÁT TRIỂN
Mục tiêu 5: Mô tả vài cách thức trong đó Hội Thánh địa phương nhận được nhiều lợi ích từ nguyên tắc tự phát triển.
Sự chăm sóc của mẫu hội
Khi một Hội Thánh địa phương tham gia vào “việc làm mẹ” của một Hội Thánh địa phương mới, thì cũng cần cân đối trách nhiệm công tác của cả hai nơi. Những thành viên của mẫu hội phải quan tâm đến Hội Thánh mới, hoặc qua sự cầu thay, tài trợ, hoặc trực tiếp giúp đỡ một số công việc, nhưng không phải mọi người đều đổ dồn tất cả thì giờ vào Hội Thánh mới. Hiển nhiên vẫn có một số người tiếp tục công tác của Hội Thánh mẹ. Những người lãnh đạo của mẫu hội có thể quyết định gặp nhau và quyết định kê hoạch phù hợp để ủy thác trách nhiệm cho Hội Thánh mới. Có một số nhân sự được phái đến những Hội Thánh mới, còn những người khác trong Hội Thánh mẹ sẽ có cơ hội phát triển công tác của mình và cung cấp sự chỉ đạo mới khác. Như thế, Hội Thánh mẹ cứ tiếp tục lđn lên và mạnh mẽ.
Xây dựng Hội Thánh toàn cầu
Mỗi tân tín hữu trở thành bộ phận trong môi tương giao bằng hữu của Cơ Đốc Nhân trên khắp thế giới. Mỗi Hội Thánh địa phương là một viên gạch của tòa nhà vĩ đại đôi khi gọi là Hội Thánh phổ thông hay Hội Thánh toàn cầu. Sứ đồ Phao lô gọi môi tương giao bằng hữu này là “thân thể của Đẩng Christ” (I Côrinhtô 12:12-27). Nếu bạn muốn học kỹ hơn về công tác và những hoạt động của Hội Thánh phổ thông, mời bạn học tiếp bài học hàm thụ tựa đề Hội Thánh Cơ Đốc trong công tác phục vụ, một loạt bài học khác trong chương trình phục vụ Cơ Đốc Nhân.
Nơi nào làm được như vậy, những Hội Thánh địa phương sẽ được phước và được tăng cường sức mạnh do cùng công tác vđi nhau trong trách nhiệm rao giảng Phúc Âm. Trong Tân ước, những Hội Thánh ở Tiểu Á và những Hội Thánh ở Giuđê cộng tác với nhau thành những nhóm Hội Thánh trong khu vực rộng lớn. Họ giúp nhau trong công tác truyền giáo và liên kết để đưa ra những quyết định (Công vụ 15:1-21). Họ nhìn nhận nhu cầu cộng tác vđi các Hội Thánh địa phương để cùng nhau thực hiện công tác của Đức Chúa Trời (ICôrinhtô 16:1-4,11 Côrinhtô 8:1-15).
Sự hiệp nhất với những anh chị em trong Đấng Christ, và với các Hội Thánh địa phương khác rất quan trọng đôi với Hội Thánh vì điều đó rất quan trọng đối vđi Chúa chúng ta (Giăng 17:20, 21). Sự hiệp nhất nằm ở trong mối tương giao bằng hữu và phục vụ Chúa. Mỗi Hội Thánh địa phương là một bộ phận của thần thể Đấng Christ, chia sẻ cùng một loại đức tin “quí giá” (II Phierơ 1:1) và được kết hợp trong mối tương giao để hưởng phước và tăng cường sức mạnh. Thánh Linh ban quyền năng và hướng dẫn Hội Thánh, cho phép Hội Thánh hoàn tất sứ mạng của Đấng Christ là tạo môn đệ và gây dựng họ trong đức tin. Khi vâng theo mạng lệnh này, Hội Thánh đi gieo hột giống và tiếp tục sinh sôi nẩy nở lan tràn cả thế giới này.

QUYỂN 2
BÀI 5
HỘI THÁNH TỰ CẤP DƯỠNG

Đavít và John sung sướng phúc trình cho thầy Eyo, “Đức Chúa Trời đã ban cho chúng em thêm ba gia đình và năm thanh niên trong tháng nầy. Bây giờ chúng em có ban chấp hành của Hội Thánh. Khi đi thăm viếng, chúng em cũng mời vài thành viên cùng đi. Họ được mọi người kính nể, và thực sự họ còn làm chứng và đem nhiều người đến vđi Chúa hơn chúng em. Họ đã thăm viếng nhiều tân tín hữu trong tuần lễ khi chúng em vắng mặt”.

“Ngợi khen Đức Chúa Trời”, anh Eyo nói, “Gane bây giờ trở thành Hội Thánh tự quản. Anh em có bắt đầu dạy cho tín hữu về sự cung cấp tài chánh cho Hội Thánh mình chưa?”.
Đavít trả lời “Thưa không, nếu chúng ta nói về sự dâng hiến sớm quá e rằng họ sợ và không đến nhà thờ nữa”.
“Không hẳn như thế”, anh Eyo trả lời, “họ sẽ rất vui sướng khi anh em dạy họ về sự dâng hiến cho công việc Chúa ở Hội Thánh của họ. Đó là cách làm cho họ tăng trưởng và nhận nhiều phước hạnh thuộc linh lớn hơn”.
Bài học này sẽ giúp bạn hiểu được ý niệm về sự tự cấp dưỡng và phước hạnh kèm theo sự dâng hiến cho công việc Chúaĩ
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA SỰ TỰ CẤP DƯỠNG
Mục tiêu 1: Nhận diện những nguyên tắc về tài chính của Hội Thánh thời Tân ước bỉêh thị trong những sự dạy dỗ của Phao lô.
Dường như vấn đề tài chánh của Hội Thánh thuộc về sự tổ chức hình thức của Hội Thánh hơn là bộ phận của công tác thuộc linh. Nhưng khi chúng ta đọc Tân Ước, nhất là những thơ tín Phao lô gởi cho các Hội Thánh thời bấy giờ, chúng ta thấy tằng vấn đề tài chánh có tầm quan trọng về mặt thuộc linh và vấn đề đó cũng quan trọng cho Hội Thánh chúng ta ngày nay. Khi nguyên cứu những phần Kinh Thánh này, chúng ta sẽ học cách quản lý tiền bạc để đem lại ảnh hưởng quan trọng trong việc mở mang Hội Thánh, vấn đề quan trọng không phải cách bố trí sử dụng tiền bạc như thế nào mà là sự xếp đặt ấy có ảnh hưởng trên đời sông của các tín hữu ra sao và có dùng tiền bạc vào sự quảng bá Phúc Âm không. Những điều Phao lô viết về tiền bạc liên quan đến sự phục vụ chẳng bao giờ liên hệ đến cá nhân nào, nhưng tầm quan trọng nằm ở chỗ đề tài này có ảnh hưởng đến những người ông giảng dạy hay không.
Chúng ta hãy khảo sát ba nguyên tắc dường như chỉ đạo sự thực hành của Phao lô.
1.Sự rao giảng Phúc Âm không nhằm mục đích thu góp tiền bạc. Khi Phao lô rao giảng Phúc Âm cho những người chưa tin, hoặc trong sự tiếp xúc đầu tiên với Hội Thánh, ông rất cẩn thận để họ không nói ông rao giảng Phúc Âm để kiếm tiền. Trong xã hội thời bấy giờ, có nhiều triết gia và thuật sĩ đi từ nơi này sang nơi khác biểu diễn phép thuật của mình để kiếm tiền (Công vụ 8:9; 16:16). Phao lô không muốn Phúc Âm bị coi như loại buôn bán như vậy. Trong khi Phao lô không thu góp tiền bạc của những người nghe để dùng cho chính mình, dù ông cho rằng những ai giảng dạy có quyền làm như thế (I Côrinhtô 9:7-12). Sự giảng dạy của Chúa Jêsus và luật pháp của người Do thái nêu rõ rằng người phục vụ có quyền tiếp nhận sự cấp dưỡng (Mathiơ 10:10; Luca 10:7). Nhưng Phao lô cũng nêu rõ lý do vì sao ông không làm như thế. Ông muốn tất cả mọi người hiểu rằng sự rao giảng Phúc Âm không do động cơ tham lợi mà ra. Ông không muôn ngăn trở sự vận hành của Phúc Âm (I Côrinhtô 9:12). Ông muôn bày tỏ mối tình phụ tử đối với tân tín hữu bằng cách không tạo ra gánh nặng cho họ (I Têsalônica 2:7,8). Ông muôn nêu gương về cách làm việc có nề nếp và không bao giờ biểu hiện sự tham lam (Công vụ 20:33-34; I Têsalônica 2:5; II Tês 3:7-8).
Mặc dù vẫn nhận quà tặng, nhưng ông chỉ cho phép những người trưởng thành trong Hội Thánh gởi tiền dâng hiến để giúp cho những nhu cầu của ông (Philip 4:14-17). Ông nói với những người Côrinhtô rằng ông “đã nhận tiền cấp dưỡng của những Hội Thánh khác để phục vụ anh em” (II Côrinhtô 11:7,9). Dường như Phao lô làm gương mẫu cho những ai phục vụ Chúa phải cẩn thận để không bị hiểu rằng mình làm việc vì mục đích nhận cầp dưỡng.
2.Mỗi Hội Thánh địa phương phải tự lo công việc của mình. Không có nơi nào trong Kinh Thánh chứng tỏ rằng Hội Thánh địa phương này phải lệ thuộc Hội Thánh khác về mặt tài chánh. Người Galati được khuyên bảo phải cấp dưỡng những người dạy đạo cho họ (Galati 6:6). Phao lô khuyên Timôthê phải dạy cho mỗi Hội Thánh nên chăm lo những người nghèo và góa bụa trong Hội Thánh họ (I Timôthê 5:3- 10). Trường hợp ngoại lệ là có những Hội Thánh gởi tiền quyên trợ cho các tín hữu ở xứ Giuđê trong cơn đói kém (Công vụ 11:29). Tuy nhiên đó là trường hợp bất thường để tương trợ cho những anh em tín hữu khác trong thân thể của Đấng Christ, và đó cũng không phải là sự giúp đỡ thường xuyên cho một Hội Thánh địa phương. Cung cấp nhu cầu khẩn cấp cho những người khác là công việc của Hội Thánh. Những sự lạc hiến như thế bày tỏ sự hiệp một và tình yêu thể hiện trong cơ thể của Đấng Christ.
3.Hội Thánh địa phương quản lý ngân quĩ của mình. Thơ Côrinhtô thứ nhất 16:1-4 ám chỉ rằng mỗi Hội Thánh địa phương có trách nhiệm quản lý ngân quĩ của mình. Trong đoạn ấy, Phao lô cho th Côrinhtô biết rằng ông sẽ đến đây vào thời gian nhất định để nhận số tiền họ quyên góp làm quà tặng cho Hội Thánh ở Giêrusalem. Phao lô cẩn thận để mọi người biết ông chỉ là một sứ giả của các Hội Thánh và không có trách nhiệm gì về việc phân phối quà. Hơn nữa, ông còn yêu cầu mỗi Hội Thánh cử đại biểu cùng đi với ông để đem quà cho Giêrusalem (c. 3-4).
Ba nguyên tắc biểu lộ sự dạy dỗ của Phao lô cũng là những nguyên tắc chỉ đạo cho chúng ta ngày nay. Dĩ nhiên, cũng có những thời điểm và hoàn cảnh đòi hỏi sự ngoại lệ, nhưng nguyên tắc căn bản của Tân ước dạy dành cho Hội Thánh địa phương, giống như mỗi Cơ Đốc Nhân, đó là sự trưởng thành và có trách nhiệm thuộc linh. Cứ giữ tình trạng lệ thuộc sẽ không phát huy được sự trưởng thành cần thiết để hoàn thành sứ mạng của Hội Thánh.
ÍCH LỢI THỰC TẾ CỦA SỰ TỰ CẤP DƯỠNG
Mục tiêu 2: Nhận diện những lý do vì sao Hội Thánh tự cấp dưỡng là vấn đề thực tế.
Những kế hoạch và những phương pháp Đức Chúa Trời cung cấp cho chúng ta để xây dựng Hội Thánh của Ngài rất thực tế và hợp lý. Bất kỳ người nào ở đâu cũng có thể hiểu được và sử dụng được. Phương pháp Kinh Thánh về việc cung ứng tiền bạc cho Hội Thánh và cho việc phổ biến Phúc Âm là tất cả những khoản chi phí phải được tất cả mọi chi thể của thân thể Đấng Christ chịu trách nhiệm góp phần. Như chúng ta đã đề cập ở trên, khía cạnh quan trọng của việc cấp dưỡng Hội Thánh là việc đó ảnh hưởng trên cuộc sông của tín hữu như thế nào và việc đó có phát huy được công tác phổ biến Phúc Âm hay không.
Sau đây là ích lợi thực tế cho Hội Thánh tự trách nhiệm về vần đề tài chánh của mình.
1.Phát triển tinh thần trách nhiệm
Mỗi nhóm tín hữu thấy mình có trách nhiệm lẫn nhau, cũng như công việc của Đức Chúa Trời trong khi họ làm công tác của Hội Thánh. Trong bài 1 và 3 chúng ta có nhắc đến Êphêsô 4:12, khi nói về mục đích của Hội Thánh. Chúng ta hãy tiếp tục đọc câu 13 và thấy kết quả bất ngờ của mục đích ấy: “Cho đến khi tất cả chúng ta đều đạt đến sự hiệp nhất trong đức tin và... trở nên trưởng thành”. Gánh vác trách nhiệm là bằng cớ đạt đến sự trưởng thành. Bạn nghĩ rằng điều gì sẽ xảy ra khi tiền bạc yểm trợ cho Hội Thánh địa phương đến từ tổ chức bên ngoài hay từ một Hội Thánh khác? Cuộc sống của những tín hữu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Rất có thể những tín hữu lệ thuộc người khác tài trợ tiền bạc cho mình sẽ phẫn uất những nhà hảo tầm giúp đỡ mình. Họ sẽ bực bội khi chờ đợi ai đó thấy được và cung cấp nhu cầu cho mình. Người lệ thuộc vào người khác sẽ mất đi phẩm cách và giá trị của chính mình. Một Hội Thánh địa phương ở trong tình trạng này sẽ có cảm tưởng rằng mình không đủ khả năng hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh. Cũng vậy những tín hữu của Hội Thánh đó cảm thây đó không phải là Hội Thánh của mình và có khuynh hướng chờ đợi sự chỉ đạo của nơi cung cấp tài chánh cho mình.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mục sư nhận lương từ bên ngoài Hội Thánh? Gương ấy sẽ cảm thấy mình có ít trách nhiệm với tín hữu địa phương hơn là với những người cấp lương cho mình. Khi tín hữu của Hội Thánh tự lo về vấn đề tài chánh cho mục sư và Hội Thánh của mình, thì họ cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó với Hội Thánh cùng mục sư. Họ sẽ có sự quan tâm nhiều hơn cho công tác hầu việc Chúa của mục sư và cảm thấy có trách nhiệm lớn hơn khi chú ý đến những công tác của Hội Thánh. Cùng cách đó, mục sư được những người sống gần gũi mình yểm trợ tiền bạc mỗi ngày sẽ cảm thấy trách nhiệm đào tạo môn đệ và chuẩn bị cho tốt cho công tác phục vụ Hội Thánh. Người ấy sẽ có cảm giác mạnh mẽ hơn về việc được làm người cộng tác với Đấng Christ để lo công việc của Hội Thánh.
2.Sự tự cấp dưỡng sẽ xây dựng sự trưởng thành:
Một khi tín hữu trong Hội Thánh hiểu được trách nhiệm cấp dưỡng cho Hội Thánh mình, thì họ cũng được lớn lên trong đời sông thuộc linh nữa. Niềm vui trong sự dâng hiến để biết ơn Đức Chúa Trời không những góp phần phục vụ Chúa mà còn mang phước hạnh và tăng cường đức tin cho người dâng hiến (II Côrinhtô 9:7-13). Nếu người ta hy sinh để chuẩn bị một nơi để thờ phượng, thì họ sẽ yêu mến nơi đó vì là nhà của Đức Chúa Trời của họ.
Tự lo cung cấp tài chánh cho mình sẽ dạy cho các tín hữu tin cậy Đức Chúa Trời khi họ đối diện nan đề tài chánh. Kết quả của việc học tập sự tin cậy này sẽ giúp họ học tập tin cậy Chúa về các nhu cầu khác, như là sự cứu rỗi cho những người khác, sự chữa lành người đau yếu và phát triển công việc Chúa.
Những nhà lãnh đạo Hội Thánh phải cẩn thận nếu không họ sẽ làm cho tín hữu trong Hội Thánh mới đánh mất cơ hội học tập phước hạnh của sự dâng hiến cho công việc của Đức Chúa Trời. Để minh họa vấn đề này, có một mục sư thuật lại cầu chuyện sau. Một ngày nọ ông trông thấy một con bướm đang vùng vẫy chui ra khỏi cái kén của nó. Ông chăm chú nhìn xem con vật cố hết sức vùng vẫy. Dường như nó bất lực. Cuối cùng ông không thể chịu đựng được, ông bèn dùng dao cắt đứt các sợi tơ còn lại của cái kén. Cuộc chiến đấu chấm dứt, và con vật bò ra - yếu ớt, bất lực và chỉ sông trong giây lát. Nguyên tắc của sự sông đã bị phá vỡ. Nếu con bướm tự lo lấy một mình, sau một hồi vùng vẫy, nó sẽ trở thành một con bướm khỏe mạnh, phát triển đầy đủ vđi đôi cánh màu sắc rực rỡ sẽ bay ra. Đôi lúc những nhà lãnh đạo Hội Thánh nóng ruột khi trông thấy nhóm tân tín hữu phải vận dụng hết khả năng để trở thành Hội Thánh tự quản. Nhưng họ phải cẩn thận. Một em bé sơ sinh còn bồng trên tay rất cần sự chăm sóc đặc biệt, nhưng khi nó lớn lên phải tập cho nó biết trách nhiệm lo lắng cho mình. Rất tai hại trong việc để trẻ con ở trong tình trạng làm trẻ con phải lệ thuộc vào người khác mãi. Chúng ta không muôn thấy Hội Thánh cứ ở trong điều kiện lệ thuộc người khác. Mỗi Hội Thánh mới phải có cơ hội trưởng thành trong đức tin và bưđc theo kế hoạch cấp dưỡng và trưởng thành của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh. Khi có được khả năng tự quản lý ngần khoản của Hội Thánh mình, những tín hữu sẽ có năng lực nhiều hơn để tin cậy và xác quyết bưđc lên những cô gắng cao hơn mà phát triển những công tác khác của Hội Thánh.
SỰ CẦN THIẾT CỦA VỆC DẠY DỖ VỀ SỰ TỰ CAP DƯỠNG
Dạy về sự dâng hiến có hệ thống
Mục tiêu 3: Giải thích bốn nguyên tắc dâng hiến của Hội Thánh.
Đôi khi những người gieo trồng Hội Thánh hoặc mục sư của một nhóm tân tín hữu rất miễn cưỡng trong việc dạy dỗ về trách nhiệm dâng hiến tiền bạc cho công việc của Đức Chúa Trời. Họ sỢ rằng người ta sẽ bất mãn hoặc họ nghĩ rằng mục sư tham lam. Đây là lỗi lầm lớn. Những người gieo trồng Hội Thánh phải là người học hỏi lời Đức Chúa Trời để đạt sự hiểu biết về những khía cạnh của Kinh Thánh về trách nhiệm dâng hiến tiền bạc. Rồi họ phải sẵn sàng xin Thánh Linh ban sự khôn ngoan để áp dụng những nguyên tắc của Kinh Thánh trong sự dạy dỗ cho tân tín hữu.
Nếu muốn đạt được sự tự lo cung cấp tài chánh, thì điều quan trọng là phải đặt nền tảng đúng đắn ngay từ ban đầu. Tân tín hữu sẽ được dạy dỗ về cách quản lý tiền bạc khi điều đó được áp dụng vào nghĩa vụ trong việc họ xin gia nhập vào Hội Thánh địa phương. Sứ đồ Phao lô dạy dỗ các Hội Thánh “mỗi người tùy theo sự phát đạt của mình mà dâng hiến đều đặn” (I côrinhtô 16:1-2). Nhiều Cơ Đốc Nhân thực hành nguyên tắc dâng ít nhất một phần mười lợi tức của mình. Điều này được dạy dỗ trong Cựu ước và có lẽ là kế hoạch dâng hiến có hệ thống tốt nhất đối với công việc của Đức Chúa Trời.
Nhiều Cơ Đốc Nhân cần được hướng dẫn để biết cách dâng hiến vì trước đó họ chưa bao giờ kinh nghiệm việc dâng hiến cho Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy dỗ rằng sự dâng hiến phải theo tỉ lệ với số thu nhập của một người, vì thế đa số Cơ Đốc Nhân chấp nhận một phần mười là tiêu chuẩn tối thiểu. Trong II Côrinhtô, Phao lô chỉ cho chúng ta vài nguyên tắc liên quan đến việc dâng hiến để có thể giúp cho chúng ta hiểu được thái độ của tín hữu đối với việc dâng hiến như thế nào.
Trước hết Hội Thánh Maxêđoan dâng hiến không phải vì họ giàu có dư dật. Họ rất nghèo nhưng vẫn dâng hiến. Thứ hai, mặc dù họ gặp thử thách nghiêm trọng nhưng họ kinh nghiệm được niềm vui trào dâng từ lòng rộng rãi của họ (c.l- 2). Thứ ba, trong thế chủ động của họ, họ khẩn nài Phao lô cho họ có đặc ân chia sẻ với các thánh đồ khác (c.4). Phao lô nói rằng sở dĩ họ làm được điều ấy vì họ đã dâng chính mình cho Đức Chúa Trời trước rồi (c. 5). Có hơn chỗ Kinh Thánh khác dạy cho chúng ta về nnhững nguyên tắc dâng hiến.
1.Dâng hiến được thực hiện trong niềm vui và sự tự nguyện:
“Mỗi người nên tự lòng mình quyết dinh dâng hiến, không miễn cưỡng... vì Đức Chúa Trời yêu mến sự dâng hiến tự nguyện” (II Côrinhtô 9:7). “...niềm vui trào dâng của họ... phun ra rừ sự rời rộng phong phú” (II Côrinhtô 8:2).
2.Đức Chúa Trời ban phước cho người dâng hiến:
“Hãy đem tất cả một phần mười vào kho của ta... và thử xem ta có đổ... xuống phước hạnh dư dật đến nỗi con không đủ chỗ chứa chăng” (Malachi 3:10). “Hãy cho, con sẽ được người ta cho lại. Họ sẽ đong đầy tràn mà lường cho con... Vì con dùng cái lường nào, thì con sẽ được người khác dùng lường đó đong lại” (Luca 6:38). “Người nào gieo cách rời rộng sẽ gặt được cách rời rộng” (II Côrinhtô 9:6). Những lời hứa đó chứa đựng điều kiện nầy, sự dâng hiến phải được thực hiện trong sự vui lòng và rời rộng, không bao giờ có thái độ tham lam hoặc hi vọng mình sẽ nhận lại điều gì.
3.Dâng hiến là một biểu hiện của tình yêu:
“Trong tình yêu của anh em... hãy chứng tỏ rằng anh em cũng dư dật trong ơn dâng hiến nầy ” (II Côrinhtô 8:7).

4.Dâng hiến bây giờ là tích lũy tài sản tại thiên đàng:
“Hãy giúp đỡ kẻ nghèo... hãy sắm cho mình... của báu không hư hại tại thiên đàng” (Luca 12:33).
Dạy bằng cách làm gương vẫn là phương pháp tốt nhất. Những giáo sư thông minh và có kết quả là những người ý thức đúng đắn nghĩa vụ vủa mình trước mặt Đức Chúa Trời. Họ nhận định rằng trách nhiệm của cá nhân mình là phải làm theo điều Kinh Thánh dạy để làm gương cho kẻ khác. Những ai không sống theo điều mình dạy chỉ làm gương xấu cho người khác mà thôi. Họ không thể huấn luyện những tín hữu mạnh mẽ được, vì người ta sẽ thấy cuộc sống bất nhất của họ.
Dạy về cách quản lý
Mục tiêu 4: Viết ra dàn ý về phương cách quản lý ngân quĩ của Hội Thánh.
Quản lý viên là người có trách nhiệm trông nom giữ gìn tài sản của sở hữu chủ tài sản đó. Người ấy là quản gia trông coi tài sản của chủ mình. Sự quản lý tài chánh của Cơ Đốc Nhân bao gồm hai mặt: 1) Cơ Đốc Nhân chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời về việc sử dụng tất cả những gì Ngài cho phép người ấy sử dụng. 2) Những Cơ Đốc Nhân phải chịu trách nhiệm lẫn nhau về ngân khoản dâng hiến cho công việc của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đã dùng vài ví dụ liên quan đến công tác của người quản gia. Trong Luca 16:1-2, người quản gia bị gọi đến để khai trình về công tác quản lý và ông thây mình không hi vọng gì được chủ tín nhiệm tiếp. Sự dạy dỗ trong Mathiơ 25:14-30 ám chỉ rằng chúng ta không có gì cả. Đức Chúa Trời ban mọi sự cho chúng ta và chúng ta phải khai trình cho Chúa công tác quản lý của mình. Những gì người quản lý làm lợi ra phải trả lại cho chủ, đó không phải là món quà nhưng đó là những gì chủ mong đợi. Điều chúng ta có thể dâng lại cho Đức Chúa Trời là cách sử dụng đúng đắn những phước hạnh Ngài đã ban cho chúng ta và bảo đảm rằng những điều ấy được sử dụng để đem lại lợi ích cho vương quốc của Ngài. Trách nhiệm của chúng ta đối với Đức Chúa Trời không những bao gồm của cải vật chất nhưng còn các phước hạnh khác mà Ngài ban cho chúng ta. “Mỗi người phải sử dụng những ân tứ mình đã nhận được để phục vụ nhau, trung tín quản lý ân phúc của Đức Chúa Trời ở những hình thức khác nhau” (Phierơ 4:10).
Điều quan tâm của chúng ta trong bài học này ấy là sử dụng đúng đắn ngân quĩ do tín hữu của Hội Thánh dâng hiến cho công việc của Đức Chúa Trời. Mục sư phải cẩn thận tạo sự tín nhiệm trong Hội Thánh qua việc quản lý ngân quĩ của Hội Thánh. Hội Thánh mới cần được dạy dỗ về việc quản lý ngân quĩ cách trung tín ngay từ ngày đầu tiên bắt đầu nhận những món quà cho công tác hầu việc Đức Chúa Trời. Trong vài nơi trên thế giới người ta dâng một phần mười thổ sản của họ cho Đức Chúa Trời. Trong những nơi khác người ta đem một phần tiền họ kiếm được. Tất cả những điều đó là của lễ dâng cho Đức Chúa Trời.
Sau đây là kế hoạch gợi ý cho việc quản lý tốt ngần quĩ của Hội Thánh
1.Tất cả số tiền dâng sẽ được ít nhất hai thành viên trong Hội Thánh đếm và nhận.
2.Phải giữ lại sổ thu chi, ghi chi tiết tất cả số tiền dâng nhận được.
3.Những người đếm tiền có thể ký tên chứng tỏ rằng họ chứng kiến tổng số tiền thu được và ghi lại.
4.Một ủy ban phụ trách về tài chánh ít nhất là ba thành viên sẽ chịu trách nhiệm trong việc phân phôi ngần quĩ. Ngoài ra, mục sư hoặc người gieo trồng Hội Thánh phải là thành viên và làm chủ tọa các cuộc họp của ủy ban này.
5.Các thành viên trong Hội Thánh phải cử một thủ quĩ để giữ cẩn thận mọi sổ sách thu chi.
6.Thủ quĩ cũng phải giữ tiền của Hội Thánh ở nơi an toàn để sử dụng trong tương lai.
7.Số tiền lạc quyên cho mục đích đặc biệt phải dùng cho mục đích ấy, không được sử dụng vào việc khác.
8.Phải có báo cáo hằng năm để cho toàn thể tín hữu biết tổng số chi thu.
Nếu tuân theo phương cách được đề nghị ở trên, Hội Thánh sẽ có nền tảng để chứng minh việc thu chi của các món tiền dâng đã nhận được. Điều này sẽ giúp cho các tín hữu tránh sự nghi ngờ về việc sử dụng ngân quĩ. Việc phúc trình tài chánh này sẽ có chất lượng hơn khi Hội Thánh đề cử một ủy ban thanh tra về công tác tài chánh của Hội Thánh. Ủy ban này được gọi là ủy ban kiểm tra tài chánh gồm có các thành viên trong ban chấp hành Hội Thánh, đặc biệt là người lãnh đạo Hội Thánh như mục sư hoặc người gieo trồng Hội Thánh.
ủy ban tài chánh sẽ lập một danh sách kê khai các khoản chi tiêu quan trọng. Khi nhận được tiền, thì phải ưu tiên xuất chi cho những khoản đó. Mỗi ủy ban kiểm tra tài chánh sẽ phải quyết định những điều ưu tiên của Hội Thánh.
Dựa vào vị trí và hoàn cảnh của Hội Thánh, những khoản ưu tiên này có thể khác nhau.
Có lẽ một số nhu cầu sau được kể là Ưu tiên một:
a.Tiền cấp dưỡng cho mục SƯ.
b.Tiền thuê phòng nhóm.
c.Tiền điện, nước.
d.Tiền bảo quản cơ sở vật chất.
e.Những tài liệu giáo dục.
Trong tất cả các trường hợp, ưu tiên số một vẫn là làm sao cố gắng cấp dưỡng cho mục sư. Những thành viên của Hội Thánh cần sự lãnh đạo của một mục sư làm việc trọn thời gian để dạy dỗ, hướng dẫn và cùng làm việc với họ. Có được một nơi nhóm lại thuận tiện để thờ phượng cũng là điều ưu tiên. Nếu Hội Thánh phải thuê một nơi để nhóm lại, thì tiền thuê nhà phải là ưu tiên thứ hai. Tuy nhiên có nhiều nơi Hội Thánh nhóm tại nhà tín hữu hoặc nơi nhóm do tín hữu dâng, thì ưu tiên của mỗi nhu cầu cần được ủy ban quyết định căn cứ vào nhu cầu khẩn cấp nhất để hoàn thành công tác truyền giảng và dạy tân tín hữu.
Khi việc sử dụng chính của ngân quĩ đã được thảo luận, thì toàn thể tín hữu có thể được mời để thảo luận với ủy ban. Trung tín trong việc quản lý tiền bạc sẽ tạo ra sự tín nhiệm trong Hội Thánh. Bản báo cáo tài chánh hằng năm phải được phân phối cho toàn thể tín hữu để mọi người biết rằng ngân quĩ đã được sử dụng cho công việc của Đức Chúa Trời như thế nào. Người ta sẽ không sỢ rằng món quà họ dâng cho Chúa bị lạm dụng. Khi họ học tập dâng hiến, họ sẽ dâng cách vui vẻ và biết rằng những món quà mình dâng lên cho Chúa đã được sử dụng để phát triển công việc của Đức Chúa Trời.
QUYỀN NĂNG CỦA SỰ TỰ CÂP DƯỠNG
Mục tiêu 5: Mô tả những ích lợi cho sự trưởng thành của một Hội Thánh tự cấp dưỡng.
Hội Thánh nào chịu trách nhiệm tự lo về tài chánh cho công việc của Đức Chúa Trời thì sẽ có khuynh hướng tiến lên và phát triển nhanh hơn những Hội Thánh lệ thuộc vào nơi khác. Có ba lý do chính dẫn đến điều đó:
1. Đức tin được khích lệ để tiến lên ở cả mục Sư và tín hữu. Trong Kinh Thánh chúng ta học biết rằng đức tin là một ân tứ của Đức Chúa Trời (Rôma 12:3; I Phierơ 1:1). Nhưng bất kỳ nào có giá trị thì phải bị tách rời khỏi Đấng ban cho và cách sử dụng. I Phierơ 1:6-7 cho chúng ta biết “dù hiện nay có lúc anh em phải chịu thử thách... những điều ấy xảy ra để đức tin anh em... quí hơn vàng... được chứng minh là chần thật”. Khi một Hội Thánh mới được khởi lập, có thể có một bài học đức tin để thử mục sư có nương cậy Đức Chúa Trời chăm sóc mình và gia đình mình trong lúc người ấy từ bỏ những lợi ích của mình để giúp Hội Thánh mới phát triển. Khi mục sư học lời Chúa và công bố những lời hứa của Đức Chúa Trời, đức tin của ông sẽ tăng trưởng. Qua kinh nghiệm bản thân, mục sư có thể giúp cho tân tín hữu tin cậy Đức Chúa Trời và công bố những lời hứa trong Kinh Thánh. Cũng có thê là bài thử nghiệm đức tin cho tín hữu mới khi họ chịu trách nhiệm tự cung cấp tài chánh cho công việc Chúa trong lúc Hội Thánh còn nghèo và nhỏ. Sự thử nghiệm này có thể giúp cho việc phát triển đức tin để gắng sức làm nhiều việc hơn cho Đức Chúa Trời. Đây là bằng cớ chứng tỏ đức tin có tính năng động. “Nếu không có hành động thì đức tin sẽ chết” (Giacơ 2:26). Một Hội Thánh tự cấp dưỡng có thể có bài học thử nghiệm đức tin, nhưng kết quả của sự thử nghiệm đó là gì? Giacơ 1:3-4 cho chúng ta biết, “sự thử nghiệm đức tin của anh em phát sinh ra sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn phải làm xong công việc của nó để anh em được trưởng thành”. Những Hội Thánh hy sinh và dâng hiến rời rộng cho công việc của Đức Chúa Trời sẽ kinh nghiệm sự trưởng thành trong đức tin. Đức tin này giúp cho Hội Thánh có sự kiên nhẫn thuộc linh để lớn lên, trưởng thành và mở mang công việc Chúa sang những vùng khác.
2.Những Hội Thánh tự cấp dưỡng có ảnh hưởng mạnh hơn trên cộng đồng những người chưa tin Chúa. Nếu người gieo trồng Hội Thánh được sự trợ giúp của ngần quĩ ngoài Hội Thánh trong một thời gian dài, thì những người không tin Chúa trong cộng đồng xã hội địa phương có thể có lý do xem Hội Thánh mới này là một cái gì xa lạ cho khu vực của họ. Đó là sự thật nếu ngân quĩ đến từ nguồn tài trợ của ngoại quốc. Họ có thể gọi Hội Thánh là “Đạo ngoại quốc”. Họ có thể nghĩ rằng các tín hữu đang tìm cách để được một sô" lợi ích trần tục thay vì được sự trỢ giúp thuộc linh. Họ có thể nghĩ rằng người gieo trồng Hội Thánh là người làm thuê hoặc là một đại diện của chính quyền ngoại quốc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng gì cho Hội Thánh? Chắc chắn nó sẽ ngăn trở Hội Thánh phát triển. Nếu Hội Thánh muôn phát triển thì phải làm sao chinh phục được thiện cảm của những người ở chung quanh nhà thờ mới. Hội Thánh nào được chính tín hữu của Hội Thánh mình ủng hộ tài chánh, thì Hội Thánh đó chỉ lệ thuộc vào chính cộng đồng của mình và không bị ảnh hưởng bên ngoài chi phối. Một Hội Thánh phát xuất từ lòng dân chúng sẽ có ảnh hưởng lớn trên những người chung quanh.
3.Những Hội Thánh tự cấp dưỡng sẽ trưởng thành không hạn chế. Đây là lý do tại sao một Hội Thánh phải tự túc về mặt tài chánh. Những ngân quĩ đến từ bên ngoài hoặc do nguồn tài trỢ của ngoại quốc luôn luôn hạn chế, và có khả năng bị cắt giảm bất cứ lúc nào. Nếu Hội Thánh không tự lo về tài chánh của mình thì họ sẽ đạt đến một sự phát triển nào đó và chỉ còn duy trì được trong số trỢ cấp hạn chế đó. Vì ngân quĩ bị hạn chế nên không cách gì để phát triển những công việc mđi hoặc sai phái nhân sự đi truyền giáo được. Nhưng trong một Hội Thánh được dạy dỗ về sự dâng hiến, thì công việc vẫn cứ tiến hành, luôn luôn có tân tín hữu. Không cần có sự hạn chế nào khi Hội Thánh có thể tự lo công việc của Đức Chúa Trời. Tôi xin đơn cử những gì xảy ra tại hai Hội Thánh ở vùng Châu Mỹ Latinh.
Felipe và Carlos là những người khởi lập Hội Thánh tại những thị xã gần nhà họ. cả hai đều tích cực và được kêu gọi hầu việc Chúa. Felipe được một Hội Thánh ở thành phố gần đó yểm trỢ. Còn Carlos không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Sau khi Felipe đã chinh phục được hai mươi người đến với Chúa, thì nơi nhóm lại của họ chật chội. Anh viết thơ cho những người đang yểm trỢ anh, và họ gởi tiền giúp anh xây dựng một nhà thờ mới. Dân chúng trong cộng đồng đó phản đối nhà thờ mới. Họ không muốn có một “nhà thờ lạ ” trong thị xã của họ. Dù nhà thờ mới được xây cất, nhưng sau đó bị đe dọa nên ít người dám đến nhà thờ. Những tín hữu trong Hội Thánh cũng không muốn giữ gìn ngôi nhà thờ. Họ nói “nhà thờ không phải của chúng ta, hãy để những người xây cất bảo quản nó Felipe vẫn cứ làm mục sư vì anh còn nhận lương từ Hội Thánh khác. Hội Thánh mới không lớn lên nên chỉ có thể làm được công việc Đức Chúa Trời chút ít thôi.
Đây là bức tranh minh họa cho chúng ta về một Hội Thánh bị lệ thuộc vào vật chất. Vì người ta nhờ người khác cung cấp mọi phí khoản nên cũng phải chờ người khác quyết định mọi sự cho. Họ sẽ không bao giờ phát triển khả năng mình để hoàn thành công tác họ dự định cho Hội Thánh. Khi những khó khăn xảy ra họ hay đổ trách nhiệm cho những người yểm trợ tiền bạc. Những tín hữu của Hội Thánh đó không có cơ hội phát triển tinh thần tự giác như những Cơ Đốc Nhân trưởng thành. Họ sợ phải phát triển kế hoạch mđi cho những công việc của Đức Chúa Trời vì họ lệ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài để duy trì công việc.
Trong khi đó, Carlos mỗi ngày vẫn phải đi làm. Hầu hết những buổi tối và mỗi ngày Chúa nhật anh đều đón xe buýt đến với nhóm tân tín hữu mà anh đem họ đến với Chúa. Khi nhóm người này lên độ vài ba gia đình, họ yêu cầu Carlos nhận tiền đi xe buýt. Anh bắt đầu dạy cho họ phước hạnh của việc dâng hiến cho Đức Chúa Trời. Chẳng bao lâu nhóm người này bắt đầu thuê một căn phòng để nhóm lại thờ phượng. Những tín hữu tại đó tiếp tục dâng hiến và Carlos có thể nghỉ việc để dành trọn thì giờ lo công việc Hội Thánh. Vài năm sau, hội chúng này đủ sức xây dựng một nhà thờ riêng cho mình. Hàng trăm người dự nhóm tại nhà thờ này. Họ có thể thành lập khoản chục Hội Thánh mới trong những vùng kế cận.
 Hội Thánh tự cấp dưỡng không bị hạn chế do việc lệ thuộc vào ngân quĩ của một ai giúp đỡ. Người ta biết rằng chính mình là nguồn lợi tức duy nhất, và họ đã sđm học tập thờ phượng Đức Chúa Trời bằng sự dâng hiến tiền bạc cho công việc của Ngài. Những tín hữu tại nơi Carlos làm mục sư đã có cơ hội phát triển sự tăng trưởng thuộc linh. Họ có tinh thần tự giác và nhìn nhận những nghĩa vụ của mình đôi với Hội Thánh. Họ không bao giờ mong một ai làm thay mình; kết quả họ biết nhiệm vụ rao giảng Phúc Âm tại khu vực họ sống và hoàn thành công tác của Hội Thánh là việc của họ. Felipe cũng có thể giúp Hội Thánh của anh trở thành Hội Thánh tự cấp dưỡng. Nhưng vì phạm lỗi lầm từ đầu, nên công việc của anh khó nhọc lắm.
Mặc dù sự yểm trợ tài chánh là một nhu cầu cho Hội Thánh, nhưng còn một điều quan trọng hơn ấy là tình trạng thuộc linh của Hội Thánh chi phôi tất cả những điều khác. Phước hạnh của Đức Chúa Trời và sự tuôn đổ của Thánh Linh quấy động Hội Thánh để làm những công việc lớn hơn cho Đức Chúa Trời. Nếu Hội Thánh ở trong tình trạng thuộc linh thấp kém, thì không phải là lúc để nói về chuyện tài chánh, tiền bạc mà phải cầu nguyện xin sự đổ đầy Thánh Linh. Cuộc sống thuộc linh của Hội Thánh là sự quan tâm đầu tiên, còn những phương pháp khác chỉ là thứ yếu.
SỰ BỘI TĂNG CỦA HỘI THÁNH
BÀI 6
HỘI THÁNH HUẤN LUYỆN NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Đavít và Giăng không được phấn khởi mấy khi đến thăm thầy Eyo. “Thưa thầy, rất tiếc Hội Thánh tại Gane không tăng trưởng nhanh như lúc ban đầu”, Đavít nói “Chúng em có thêm ba thanh niên, nhưng không có gia đình nào gia nhập Hội Thánh. Chúng em cần nhiều thì giờ để chăm sóc tân tín hữu nên ít đi ra làm chứng dẫn đưa nhiều người đến vđi Chúa như lúc trước”.
Anh Eyo nói, “tôi nghĩ là có thể trả lời các nan đề của anh em trong một chữ, đó là ‘vai trò lãnh đạo’, chúng ta đã nói nhiều về cách tổ chức Hội Thánh và phát triển một Hội Thánh tự quản trị. Không Hội Thánh nào có thể chỉ lệ thuộc vào một hoặc hai người lãnh đạo. Đầy là lúc anh em cần huấn luyện những người lãnh đạo trong Hội Thánh. Khi các anh em dạy họ có trách nhiệm lãnh đạo giúp đỡ tín hữu trong Hội Thánh, thì họ sẽ học tập cách tiếp xúc vđi những người ngoài Hội Thánh. Điều này sẽ giúp Hội Thánh tăng trưởng”.
Nếu bây giờ bạn đang cộng tác với một Hội Thánh tăng trưởng hoặc hoạch định trong tương lai sẽ thực hiện điều đó, thì bài học này sẽ giúp bạn hiểu được những phương pháp đào tạo những người lãnh đạo chịu trách nhiệm trong Hội Thánh. Bạn sẽ học những nguyên tắc trong Kinh Thánh để làm nguyên tắc chỉ đạo trong việc chọn lựa và huân luyện những người lãnh đạo trong Hội Thánh địa phương.
Tại sao phải có những người lãnh đạo?
Mục tiêu 1: Chọn những lời diễn đạt đưa ra các lý do tại sao cần những người lãnh đạo trong Hội Thánh.
Những lý do thuộc linh
Sau khi một Hội Thánh được thành lập, người gieo trồng Hội Thánh có thể chuyển sang nơi khác để mở Hội Thánh mới. Vì Hội Thánh phải tiếp tục lớn lên và phát triển công việc của mình nên sự lãnh đạo Hội Thánh cần đặt vào trong tay của những người lãnh đạo tại địa phương. Những ví dụ về nguyên tắc này được thể hiện rõ trong Kinh Thánh.
Trong những năm đầu tiên của chức vụ của Chúa Jêsus, Ngài giảng cho hàng ngàn người và chữa lành hàng trăm người, nhưng Ngài chỉ chọn và huấn luyện một số ít môn đệ (mười hai người) để lãnh đạo Hội Thánh mới và huấn luyện người khác làm người lãnh đạo. Chúa Jêsus quan tâm nhiều đến đám đông. Ngài khóc vì động lòng thương xót họ (Luca 19:41). Trong khi muốn chinh phục họ, thì Ngài biết rằng Ngài chỉ có thể đến gần đám đông cách tốt nhất bằng số ít môn đệ được huấn luyện chu đáo. Những môn đệ đó, cùng với những người họ đem đến với Cứu Chúa, đã tiếp xúc được với đám đông. nh hưởng của họ đã làm “đảo lộn cả thê" giới” (Công vụ 17:6).
Khi Chúa Jêsus dặn dò những môn đệ của Ngài lần cuối, Ngài không bảo họ đi tìm đám đông để rao giảng, mà Ngài dặn họ đi “đào tạo môn đệ ”. Ngài biết rằng đó là chìa khóa giúp họ mang Phúc Âm đến cho toàn thê" giới (Mathiơ 28:19-20).
Sứ đồ Phao lô hiểu nguyên tắc này rất rõ. Trong II Timôthê 2:2 ông viết “những điều con đã nghe nơi ta ở giữa nhiều người chứng kiến, hãy ủy thác lại cho những người đáng tin cậy cũng có tài dạy dỗ những người khác”. Những người lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên cũng đã dồn công sức vào nhiệm vụ huân luyện “những người đáng tin cậy” để tiến hành dạy dỗ kẻ khác nữa. Qua việc đào tạo những nhân sự nồng cốt, người gieo trồng Hội Thánh có thể làm bội tăng kết quả của công việc của mình.
Những lý do thực tế
Hiển nhiên là những người lãnh đạo phải xuất thần từ trong Hội Thánh cả về lý do thuộc linh lẫn lý do thực tế. Tín hữu trong Hội Thánh thường dễ đáp ứng với những con người quen nếp sống của họ. Chẳng hạn, những người sống trong một làng nhỏ có thể thấy khó chấp nhận những người từ làng khác hay thành phô khác đến lãnh đạo họ. về phương diện thuộc linh, một Hội Thánh có nan đề trầm trọng thường do việc lệ thuộc vào sự lãnh đạo của người ở bên ngoài. Điều đó có không có nghĩa là những nhân sự trong Hội Thánh không thể rời khỏi địa phương mình, nhưng một trong những công tác quan trọng của Hội Thánh là đào tạo những người lãnh đạo tại địa phương. Phát huy những lãnh đạo ở trong Hội Thánh là kết quả của tinh thần tự quản trị. Hội Thánh phải có trách nhiệm trong việc đứng vững của mình và nghĩa vụ mang Phúc Âm đến cho cộng đồng chung quanh. Thường thường đây là kết quả tự nhiên của Hội Thánh tăng trưởng về phần thuộc linh cũng như về số lượng.
Phước hạnh thay cho những Hội Thánh có mục sư nhận được khải tượng như Phao lô đã làm trong việc huấn luyện Timôthê và Tít, để đào tạo những người lãnh đạo trong Hội Thánh. Những vị mục sư ấy biết cách động viên người khác và ủy thác trách nhiệm mà không sợ bị mất uy quyền của mình. Những mục sư ấy biết rằng khi đưa tất cả tín hữu vào làm việc sẽ tạo ra một Hội Thánh hiệp nhất, phẩn khởi và mạnh mẽ. Một mục sư tự mình đảm nhiệm mọi việc và kiểm soát mọi sự sẽ khó lòng tránh khỏi bất mãn. Người ấy cũng sẽ làm cho Hội Thánh chai đi, không phát triển. Người ấy cần phải để cho những tín hữu có phẩm chất cùng gánh vác trách nhiệm với mình, để họ cùng với mục sư có thể xây dựng Hội Thánh vững mạnh (Êphêdô 4:12).
NHỮNG PHẦM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÀ GÌ?
Mục tiêu 2: Nhìn nhận những phẩm chất phải có nơi một người quản nhiệm (lãnh đạo) Hội Thánh.
Trong bài 3 chúng ta học về sự quản trị của Hội Thánh và nhu cầu cần những lãnh đạo và những ủy ban trong Hội Thánh. Những điều này rất cần thiết cho sự phục vụ Chúa vững vàng và có hiệu quả. Có những người lãnh đạo chủ chốt được chọn vào ban chấp hành của Hội Thánh. Những người đó sẽ giúp đỡ mục sư trong công việc của Hội Thánh. Họ không điều khiển Hội Thánh hay mục sư; chức năng của họ là cùng mục sư phục vụ Hội Thánh.
Những tiêu chuẩn của Kinh Thánh
I Timôthê 3:1 chép, “nếu ai có ý định trong lòng muôn làm một người giám mục (quản nhiệm), ấy là ao ước một điều tốt đẹp”. Vậy nếu tâm trí mình không thắc mắc về sự kêu gọi, thì hãy học tập bảng liệt kê những phẩm chất cần có nơi người giám mục hay chấp sự (I Timôthê 3:2-10; Tít 1:5-
9).
1.Người ấy phải không chỗ trách được, nghĩa là phải gương mẫu, không ai có thể tìm ra lý do gì để buộc tội về tư cách đạo đức.
2.Người ấy phải là chồng của một vỢ. Đây là điều quan trọng trong xã hội đa thê. Phao lô nêu rõ về tiêu chuẩn hôn nhân của Cơ Đốc Nhân: Mỗi người đàn ông chỉ có một vỢ và phải chung thủy với vỢ mình.
3.Người ấy phải tiết độ và tự chế, biết hài hòa trong bất cứ hoạt động nào. Người ấy luôn luôn giữ mức quân hình và điều độ trong mọi lãnh vực của cuộc sông.
4.Người ấy có thể tự kiểm soát chính mình. Không nhạy giận, không để điều quá chi phôi mình cũng không nô lệ điều gì.
5.Người ấy được tôn trọng. Cuộc sống người ây có nề nếp, có uy tín và được nhiều người kính nể.
6.Người ấy ân cần tiếp khách, biết chia sẻ vật chất cho người khác, cũng như sông cho tha nhân.
7.Người ấy có khả năng dạy dỗ, có thể nói cho người khác về Tin Mừng và khuyên bảo họ sống cuộc sống Cơ đốc.
8.Người ấy không nghiện rượu.
9.Người ấy xử sự nhã nhặn, không gây lộn.
10.Người ấy không ham tiền (không yêu tiền bạc).
11.Người ấy biết cai trị nhà riêng mình. Con cái biết vầng lời, thuận phục cha mẹ, nêu gương tốt.
12.Người ấy không phải là người mới qui đạo.
13.Người ấy được những người ngoài Hội Thánh làm chứng tốt cho.
14.Người ấy không có những hành động thô bạo.
15.Người ấy phải yêu chuông những điều tốt đẹp.
16.Người ấy phải dùng giáo lý thuần chánh để khuyên dạy những kẻ khác và bác bẻ lại những ai chông nghịch giáo lý đó.
Khi đọc những điều kiện để trở thành người lãnh đạo ở trong thời Tân ước, chúng ta thấy nhấn mạnh đến những phẩm chất chứ không nhấn mạnh đến hành động. Không những trong các câu Kinh Thánh trên nhưng khi đọc những câu Kinh Thánh khác chúng ta cũng thấy điều đó. Khi Phao lô cần một người bạn đồng hành, ông chọn Timôthê, một người được “các anh em tại Littrơ và Ycôni làm chứng tốt cho” (Công vụ 16:2). Những người được chọn làm công tác phục vụ bàn tiệc ở Giêrusalem cũng là những người “đầy dẫy Thánh Linh và sự không ngoan” (Công vụ 6:3). Khi Phao lô viết thơ khuyên bảo Tít và Timôthê trong việc đào tạo những người lãnh đạo tại Hội Thánh địa phương, ông cũng nhấn mạnh đến phẩm chất chứ không phải công tác.
Phao lô biết rõ rằng công việc có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa. Ông biết rằng hễ người nào khéo cai trị nhà riêng mình chắc chắn làm tốt công tác động viên và hướng dẫn gia đình Hội Thánh. Bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, nền văn hóa nào, con người vẫn có nhu cầu dạy dỗ khuyên bảo và cầu xin có khả năng đáp ứng những nhu cầu này quan trọng hơn việc chỉ dạy một lý thuyết suông.
Phao lô không đưa ra các khuôn mẫu cứng ngắt về sự lãnh đạo. Tại Êphêsô và Philip ông nói về những người giám mục (quản nhiệm); gởi cho Tít, ông đề cập đến những trưởng lão (quản nhiệm), nhưng không nói đến chấp sự. Có lẽ ông đã làm điều đó để bảo đảm khả năng sáng tạo. Ông biết rằng trong những thời điểm văn hóa khác nhau cần có những phương pháp khác nhau để hoàn thành cùng một mục đích thuộc linh.
Một sự kiện rõ ràng trong Hội Thánh thời Tân Ước là luôn luôn có một tập thể lãnh đạo. Không một cá nhân nào được bao thầu làm mọi việc dù một người có thể có trách nhiệm nhiều hơn người khác. Phao lô dạy rằng “hãy tôn trọng những trưởng lão có tài điều hành công việc Hội Thánh nhất là những người làm công tác giảng đạo và dạy dỗ” (I Timôthê 5:17).
Nhận diện những người lãnh đạo được công nhận
Mục tiêu 3: Nhận diện những đặc tính của một người lãnh đạo được công nhận để người ấy có thể mang lại lợi ích khi trở thành người lãnh đạo Hội Thánh.
Trong mỗi làng và mỗi khu vực của thành phố vẫn có nhiều người được công nhận có khả năng lãnh đạo. Những người đó có thể giàu hoặc nghèo hay trung lưu. Họ được nhìn nhận là những người lãnh đạo vì người ta tôn trọng ý kiến của họ và nhận thây sự phán đoán của họ có giá trị. Khi nào có việc tranh luận tại địa phương, dân chúng thường đến những người lãnh đạo này để bàn bạc. Khi cần phải đề nghị điều gì cho những chức viên chính quyền, dân chúng đề cử những người ấy làm người đại diện cho mình và ngược lại chính quyền cũng nhờ những người đại diện này nói lại ý kiến của họ với dân chúng. Khi có điều gì mới lạ xảy ra cho khu vực mình, thì dân chúng thường đến các người lãnh đạo này để hỏi ý kiến.
Sứ đồ Phao lô biết rõ rằng những người lãnh đạo được dân chúng công nhận này thường là những người lãnh đạo về tinh thần tốt nhất. Ông biết rằng nếu những người lãnh đạo này tin Chúa thật sự và hiến dâng đời sống mình phục vụ Chúa thì có thể ảnh hưởng đến dần chúng trong cả khu vực làm cho họ dễ tin Chúa hơn. Đây là lý do vì sao Phao lô dùng mọi cơ hội để làm chứng cho những người lãnh đạo như tù trưởng của đảo Mantơ, quan tổng đốc Phêlít, Phếttu, vua Ạcrípba, và ngay cả những người nhà của hoàng đế Lamã (Công vụ 24-26, 28; Philip 4:22).
Người gieo trồng Hội Thánh cũng nên noi theo nguyên tắc Phao lô đã dùng. Người ấy phải dạng dĩ công bố Phúc Âm cho mọi người, nhưng cũng phải chú ý đến những người lãnh đạo tại mỗi cộng đồng địa phương để tìm cơ hội dẫn họ đến với Chúa. Khi có một nhóm tín hữu tại một khu vực nào thì người gieo trồng Hội Thánh phải để ý những người được nhìn nhận có tài lãnh đạo trong cộng đồng tần tín hữu đó. Tân tín hữu sẽ tôn trọng và theo sự hướng dẫn của họ. Những người chưa tin Chúa sẽ trọng nể Phúc Âm hơn khi họ thấy những người lãnh đạo được nhìn nhận đó trở thành môn đồ của Đấng Christ.
Khi Phao lô từ giã môn đệ của ông thì Tít đang công tác tại đảo Cơrết, ông bảo Tít hãy “đề cử những trưởng lão” trong mỗi Hội Thánh. Đó là những tín hữu trưởng thành có những phẩm chất đạo đức cao (Tít 1:5-9). Phao lô dặn bảo Tít rằng có những người như thế “trong mỗi thị xã” (c. 5). Người gieo trồng Hội Thánh phải cẩn thận đừng bỏ rơi bất cứ ai có tiềm năng lãnh đạo dù người đó lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn mình. Một tín hữu trưởng thành thuộc linh có thể ít tuổi và người lớn tuổi hơn có thể chưa trưởng thành về mặt thuộc linh. Điều quan trọng là: Một người có tiềm năng lãnh đạo phải là người được cộng đồng tôn trọng và trưởng thành về đời sống thuộc linh cũng như phẩm hạnh.
CHUẨN BỊ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO?
Cách giải quyết của thời Tân ước
Mục tiêu 4: Liệt kê ba nguyên tắc của cách giải quyết thời Tân ước về việc huấn luyện những người lãnh đạo trong Hội Thánh.
Sửa soạn về phương diện thuộc linh
Chúa Jêsus giúp các môn đệ học công tác phục vụ bằng việc thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi. Cách giải quyết của Ngài được gọi là phương pháp “vừa học vừa làm”. Người gieo trồng Hội Thánh hoặc mục sư phải huấn luyện những người lãnh đạo theo cách Chúa Jêsus đã làm. Hãy cho nhiều người có cơ hội tham gia vào công tác của Hội Thánh. Họ có thể hướng dẫn các tổ truyền giảng, đi thăm và cầu nguyện cho người bệnh, dạy Kinh Thánh và hướng dẫn những buổi nhóm cầu nguyện. Trong Mathiơ 17:17-20 chúng ta thấy rằng các môn đệ thất bại trong việc chữa lành cậu bé bị bệnh phong điên, nhưng Chúa Jêsus đem họ riêng ra và dạy dỗ thêm. Phao lô đã dạy những vấn đề cần thảo luận tại một nhà hội ở Êphêsô trong suốt hai năm (Công vụ 19:9-10), nhưng đó không phải là những bài diễn thuyết suông. Các học viên của lớp này đã đi ra phục vụ, vì chúng ta thấy Kinh Thánh chép rằng trong thời gian hai năm đó “tất cả những người Do thái và Hylạp sống trong tỉnh Asi được nghe Lời Chúa” (Công vụ 19:10). Công việc này không phải là nhỏ. Rõ ràng là bản thân Phao lô không thể đi khắp mọi nơi. Có bằng cớ cho biết rằng những người khác đã thành lập những Hội Thánh ở Côlôse, Hiêrapôli, và Laođixê (Côlôse 2; 4:13). Tỉnh đó đã được truyền giảng cách đầy đủ đến nỗi đã trở thành một trung tâm của Cơ Đốc Giáo trong nhiều năm.
Cần có nhiều nhân sự phục vụ
Chúa Jêsus sai phái mười hai môn đệ đi ra rao giảng, rồi Ngài sai thêm “bảy mươi người khác” (Luca 10:1). Những môn đệ này đi ra rao giảng về những gì họ học được nơi Chúa Jêsus và vui mừng trở về tường trình kết quả (10:17). Cũng trong đoạn sau đó Chúa Jêsus phán: “Đồng lúa đã chín vàng, nhưng ít công nhân quá” (10:2). Mùa thu hoạch lớn đòi hỏi nhiều công nhân và mỗi tín hữu phải góp phần trong công tác này. Không phải tất cả mọi người đều làm giảng sư hay giáo sư, nhưng toàn thể thần thể của Đấng Christ là một bộ phận của đội quần chứng nhân có trách nhiệm rao giảng Phúc Âm. Một tân tín hữu có thể làm chứng cho người chưa được cứu, người đã tin Chúa lâu năm có thể giúp đỡ tân tín hữu, mục sư có thể dạy các chấp sự và các chấp sự trở thành những người lãnh đạo nòng cốt đi ra mở mang những Hội Thánh mới. Trong Tân ước, sau khi Êtiên tử đạo, các tín hữu bị phân tán khắp xứ Giuđê và Samari (Công vụ 1:8). Chỉ còn các sứ đồ ở tại Giêrusalem, nhưng những tín hữu bị phân tán đó đã rao giảng Phúc Âm tại những nơi họ đến (8:4). Nguyên tắc tương tự cũng vẫn được áp dụng trong hiện tại. Càng có nhiều công nhân nòng cốt phục vụ thì Hội Thánh càng được mở mang rộng rãi.
Dùng gương mẫu để huấn luyện những người lãnh đạo
Mục tiêu 5: Chọn những lời diễn đạt mô tả những chân lý rút ra từ gương mẫu cá nhân.
- Bày tỏ lòng nhiệt tình muốn phục vụ
Chúa Jêsus phán “đầy tớ không lớn hơn chủ” (Giăng 13:16). Người gieo trồng Hội Thánh không thể mong đợi những người anh ta huấn luyện sẽ phát triển sự trưởng thành thuộc linh, khải tượng và sự đầu phục Chúa vượt trỗi hơn điều anh biểu lộ trong cuộc sống. Người ta sẽ nhìn tấm gương của anh hơn là nghe anh giảng. “Hãy chăm sóc bầy chiên của Đức Chúa Trời giao phó cho anh em, phục vụ giống như những người quản nhiệm - không vì sự bắt buộc nhưng vì tự nguyện, đó là điều Đức Chúa Trời mong muốn nơi anh em; không phải vì sự ham tiền nhưng vì nhiệt tình muốn phục vụ; không phải vì muôn cai trị hay làm chủ những người Chúa giao cho anh em, nhưng vì muôn làm gương cho ca bầy” (IPhierơ 5:2-3).
Chúa Jêsus là tấm gương vĩ đại cho chúng ta về lòng nhiệt tình phục vụ sứ đồ Phao lô tóm tắt điều này rất rõ: “Thái độ của anh em phải giống như thái độ của Chúa Jêsus, Ngài vốn là hình ảnh của Đức Chúa Trời nhưng đã làm cho mình trở nên trống không, lấy hình của một tôi tớ... Ngài hạ mình xuống vầng phục cho đến chết” (Philip 2:5-8). Trong Luca 22:24-30 chúng ta thấy có một sự kiện mô tả thái độ của các môn đệ. Giăng ký thuật sự xảy ra trong cùng một buổi chiều và cho chúng ta biết thế nào Chúa Jêsus đã dạy dỗ các môn đệ bằng hành động làm gương của Ngài. Hãy suy nghĩ kỹ và cầu nguyện thành thật xin Chúa dạy dỗ khi đọc những đoạn Kinh Thánh này. Nếu một người gieo trồng Hội Thánh làm theo những nguyên tắc phục vụ những người mình dắt dẫn, thì chắc chắn những người đó sẽ nghe anh và vâng theo sự cải đạo của anh. Tín hữu trong Hội Thánh sẽ thấy Chúa Jêsus trong cuộc đời anh.
- Phải làm gương mẫu trong sự trung tín và đức tin
Chúa Jêsus dạy cho các môn đệ của Ngài “ai trung tín trong việc nhỏ hơn hết, cũng sẽ trung tín trong việc lớn” (Luca 16:10). Đối với một Cơ Đốc Nhân làm công tác phục vụ Đức Chúa Trời nhất là người gieo trồng Hội Thánh hoặc mục sư, thì không có việc gì là không quan trọng cả. Chúng ta biểu lộ sự trung tín của mình bằng sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ của công việc. Đừng hứa có mặt ở buổi nhóm trừ phi bạn có thể đến đó và đến đó đúng giờ. Nếu bạn trung tín trong những việc nhỏ, thì những người bạn dẫn dắt sẽ tín nhiệm bạn. Qua gương của bạn họ sẽ học tập ý nghĩa của sự trung tín như thế nào.
Hêbơrơ 11:6 dạy về tầm quan trọng vĩ đại của đức tin: “Không có đức tin thì không thể nào làm Đức Chúa Trời vui lòng”. Nếu có chiếc chìa khóa nào để đem lại sự thành công trong sự phục vụ Chúa, chìa khóa ấy phải là đức tin. Hội Thánh vì chưa có người nào tin Chúa, còn người khác lại thây cần phải mở một Hội Thánh tại đấy vì người ấy thấy có nhiều cơ hội. Đức tin nơi quyền năng của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta tin rằng mình có thể hoàn thành công việc dù trước mắt con người điều đó khó thực hiện. Bày tỏ đức tin giữa những thử thách và khó khăn là cách tốt nhất để giúp người khác học tập sử dụng đức tin trong quyền năng của Đức Chúa Trời.
Lớp huấn luyện cao hơn
Mục tiêu 6: Chọn những lời diễn đạt mô tả mục đích và những phương pháp huấn luyện những người lãnh đạo Hội Thánh.
Có nhiều trường hợp các vị mục sư đã vướng phải lỗi lầm vì đã giữ những người lãnh đạo tốt tại Hội Thánh địa phương quá lâu. Rõ ràng là Hội Thánh địa phương là nơi phát hiện và nuôi dưỡng những người lãnh đạo trong thời gian đầu. Tuy nhiên, mục đích tối hậu của việc huấn luyện những người lãnh đạo trong Hội Thánh địa phương không phải chỉ cung cấp người lãnh đạo cho địa phương ấy mà còn cho mọi công tác phục vụ khác trên thế giới nữa. Những nhà truyền giảng, những giáo SƯ và những người lo vấn đề quản trị hành chánh cho tổ chức Hội Thánh cũng phải được đào tạo. Đức Chúa Trời đã ban những ân tứ phục vụ như quản trị, lời nói tri thức và lời nói khôn ngoan cho những tín hữu khác nhau trong Hội Thánh (Rôma 12:8; I CÔrinhtô 12:28). Muốn mở mang nhiều Hội Thánh mới và phát triển công việc của Hội Thánh, mục sư phải có khải tượng nhận diện và động viên những người được Chúa kêu gọi dâng trọn thì giờ phục vụ Ngài.
Sứ đồ Phao lô nhận diện đức tin thành thật và ân tứ Đức Chúa Trời ban cho Timôthê (II Timôthê 1:5-6). Rõ ràng là Timôthê chỉ ở với Phao lô trong thời gian ngắn, có lẽ chỉ vài tháng (Công vụ 16:2-4). Sau đó Timôthê được phái đến Êphêsô và các Hội Thánh khác để hoàn thành công tác mục sư - giáo sư của chàng. Tít, Tichicơ, Ạctêma và những người khác đã tiếp xúc với các sứ đồ, nhưng họ được đề cử làm công việc của mình tại các Hội Thánh khác nhau trong tỉnh Asi. Ở tại Côlôse, Êphêsô và Philip, Phao lô không xem họ là “những người chấp sự” nhưng là “những người bạn đồng công ”.
Trường Kinh Thánh đoản kỳ hay trường Kinh Thánh mở rộng là những hệ thông tổ chức có ích lợi trong hiện tại để huấn luyện những tín hữu ở các khu vực gần hay ngay tại Hội Thánh địa phương. Những trường hợp này có các loạt bài học kéo dài từ một tuần đến vài tháng. Các học viên của những lớp này có thể gặp nhau trong những buổi học chuyên đề vào cuối tuần hoặc họp lại vào các buổi tối trong suốt nhiều tuần. Tiến trình này cho phép những ai có trách nhiệm trong Hội Thánh hoặc có công ăn việc làm được dịp tham dự những lớp học Kinh Thánh cao hơn mà không bỏ bê công việc thường ngày của mình. Những trường Kinh Thánh đoản kỳ này có thể sử dụng tài liệu học tập của các trường Kinh Thánh nội trú. Vài trường có được những giáo sư đầy kinh nghiệm dạy dỗ hoặc mục sư sử dụng bài học hàm thụ theo phương pháp hội thảo chuyên đề. Những trường học này là hệ thông chuyển cấp sang trường Kinh Thánh vì đã huấn luyện được nhiều người và tăng cường sự phục vụ cho Hội Thánh địa phương.
Trường Kinh Thánh nội trú cung cấp một địa điểm tốt cho việc huấn huyện những giáo sư, mục sư, và những người điều hành công tác Hội Thánh quốc gia trong tương lai, họ sẽ là những người lãnh đạo Hội Thánh trên phạm vi rộng lớn. Những trường này cũng dành cho những ai đã chứng tỏ mình là những người lãnh đạo và bày tỏ những bằng cớ về việc được Đức Chúa Trời kêu gọi mình.
Những năm học tại thần học viện hoặc những trường cao đẳng thần học, sinh viên được học tập với những giáo sư xuất sắc, có kinh nghiệm về nhiều công tác phục vụ khác nhau. Dành trọn thì giờ học lời Chúa, dành nhiều thì giờ phát triển môi tương giao với Chúa và học tập kinh nghiệm của những người khác cũng như cùng làm việc với những người được
Chúa kêu gọi vào công tác rao truyền Phúc Âm là điều rất quan trọng.
Muốn học kỹ càng hơn về việc phát triển khả năng lãnh đạo, bạn hãy học tiếp loạt bài hàm thụ tựa đề “CON NGƯỜI, CÔNG VIỆC VÀ NHỮNG MỤC TIÊU” cũng nằm trong chương trình hàm thụ này.
Mỗi Hội Thánh địa phương giông như một luống đất để ương cây. Sau khi cây non nhô mầm từ luống đất và bắt đầu lớn lên, thì đất tại luống nhỏ đó không đủ cung cấp chất bổ dưỡng cho nó. Người nông dân phải cẩn thận đem cây non trồng vào nơi rộng rãi có đủ chỗ để cây phát triển và cung cấp năng xuất cao.
Người gieo trồng Hội Thánh có khả năng là người huấn luyện nhân sự tại những Hội Thánh mới. Khi họ đã lớn lên về mặt thuộc linh và trở thành những người lãnh đạo tốt, thì người gieo trồng Hội Thánh không nỗ lực giữ tất cả những người đó để làm công tác tại Hội Thánh địa phương. Những người lãnh đạo thuộc linh sẽ mang nhiều kết quả ở ngoài cách đồng hơn là ở trong luống đất. Nhiều nơi trên thế giới ngày nay vẫn còn “mùa gặt thật trúng, nhưng thợ gặt quá ít” (Luca 10:2). Người lãnh đạo khôn ngoan sẽ giúp đỡ những người có tiềm năng lãnh đạo phát triển khả năng của họ rồi sai phái họ đến những nơi mới trong cánh đồng lúa chín.
BÀI 7
NHỮNG HỘI THÁNH MINH HỌA KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

“Chào hai em Đavít và Giăng! Hơn ba tháng nay không gặp hai em đây! Công việc Chúa tại Gane tiến hành tốt đẹp nhỉ! Thầy Eyo tươi cười chào hai anh em.
“Vâng, cám ơn Chúa, rất tốt”, Đavít trả lời. Mỗi tháng, Hội Thánh tiến nhanh hơn. Hai chấp sự đang dạy giáo lý cho tân tín hữu”.
“Cám ơn Chúa, thật phần khởi lắm! Nhưng sao trông các em có vẻ lo lắng thế?”
Đavít đưa cho thầy Eyo xem hai bức thơ. “Em vừa nhận được những bức thư này từ hai người bạn, họ được kêu gọi đi gieo trồng Hội Thánh tại những nước khác. Những quốc gia này đều có những vần đề nan giải. Một nước thì bị nghèo khó và bất ổn do chiến tranh để lại. Còn một nước khác thì rất thù nghịch với Cơ Đốc Giáo, có nhiều hạn chế trong việc rao giảng Phúc Âm. Em phải viết điều gì để khích lệ họ?” Bài học này thuật lại câu trả lời của thầy Eyo cho Đavít. Đây là những ví dụ có thật về những Hội Thánh phát triển trong hoàn cảnh rất khó khăn. Khi học bài này, bạn cố gắng tìm ra những nguyên tắc hoạt động trong mỗi Hội Thánh. Có thể áp dụng những nguyên tắc này trong mọi hoàn cảnh.
Trong khu vực nông thôn
Mục tiêu 1: Nghiên cứu một ví dụ về sự bội tăng của Hội Thánh và mô tả những nguyên tắc gợi ý.
Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu cách thức gieo trồng của bôn Hội Thánh khác nhau. Một ở vùng thôn quê, một ở vùng thành phố, một Hội Thánh ở vùng gặp khó khăn về hoàn cảnh xã hội. Bị ngược đãi khi trở thành Cơ Đốc Nhân; và một Hội Thánh được thành lập theo phương pháp mới. Bài học này giúp bạn hình dung ra việc gieo trồng Hội Thánh tốt đẹp làm sao, và cũng giúp bạn khám phá ra những đặc tính của các Hội Thánh tăng trưởng và bội tăng. Khi nghiên cứu những điển hình này, hãy để Đức Chúa Trời đặt vào lòng bạn khải tượng về việc khỏi đầu Hội Thánh mới tại chỗ bạn ở.
Câu chuyện sau đây xảy ra tại một Hội Thánh ở vùng Trung Mỹ, được tiến sĩ Melvin Hodges, một giáo sư chuyên trách về công cuộc truyền giáo và công tác giáo sĩ, tường thuật lại trong một cuộc phỏng vấn. Ông cũng viết nhiều sách hay về Hội Thánh tăng trưởng, kể cả cuốn HỘI THÁNH BẢN SỨ và PHƯƠNG PHAP CHỈ ĐẠO CHO VIỆC GIEO TRỒNG HỘI THÁNH. Những sách này được dịch ra nhiều thứ tiếng, đọc những cuốn sách ấy, bạn sẽ có khải tượng đúng đắn về việc mở mang Hội Thánh.
Hội Thánh này được khởi lập vào năm 1934 tại một vùng thôn quê nghèo khổ ở một quốc gia thuộc Trung Mỹ do một người ít học. Ông không phải là một người giảng dạy nổi tiếng, nhưng chỉ là một mục sư có đức tin, có một khao khát mạnh mẽ trong việc đào tạo môn đệ cho Đấng Christ.
Hội Thánh không lớn nhanh. Hội Thánh tọa lạc trên một vùng đất nghèo, phải mất mười năm mới xây dựng xong ngôi nhà thờ. Có được bao nhiêu tiền, họ làm bấy nhiêu. Hội Thánh chưa bao giờ có hơn 100 tín hữu, rất ít khi có số người dự nhóm lên đến 150 người. Nhưng trong nhiều năm Hội Thánh này là một trong những Hội Thánh quan trọng nhất trong việc rao giảng Phúc Âm trên mọi miền của quốc gia đó.
Vị mục sư là một giáo sư trung thành với Lời của Đức Chúa Trời. Mỗi tối Chúa Nhật, ông dạy cho tín hữu về những giáo lý căn bản cho đức tin của họ. Tín hữu học Kinh Thánh cách trung tín. Mục sư dạy cho những nhân sự của Hội Thánh về những nguyên tắc trong Kinh Thánh và hướng dẫn họ dạy cho những người khác như thế nào (Mathiơ 28:20; II Timôthê 2:2). Những nhân sự này được đề cử đi ra và mở những chi nhánh trường Chúa nhật và những Hội Thánh tiền trạm ở những làng xa xôi. Nhiều Hội Thánh mới bắt đầu với những buổi nhóm tại nhà tân tín hữu. Những nhân sự noi theo gương của mục sư của họ. Họ trung tín trong nhiệm vụ của mình và bày tỏ tình yêu với những người họ phục vụ (Giăng 13:34- 35). Vị mục sư tin rằng Hội Thánh của ông có thể khởi lập những Hội Thánh mới trong tất cả các khu vực phụ cận. Ông tin rằng khoảng cách giữa nhà thờ của ông và nhà thờ khác về mọi hướng là khu vực hoạt động mà Hội Thánh ông chịu trách nhiệm.
Khi những nhân sự được mục sư dạy dỗ trở thành những người có kinh nghiệm, thường thường họ đều là mục sư của các Hội Thánh mđi. Họ vẫn tiếp tục được sự giúp đỡ và huấn luyện của Hội Thánh sai họ đi, họ thường gọi đó là Hội Thánh “Mẹ ”. Hội Thánh trở thành một Hội Thánh bội tăng. Không những Hội Thánh đó khởi lập những Hội Thánh mới nhưng còn dạy cho những Hội Thánh mđi làm giống y như mình. Trong bài học 4, bạn nhớ bức tranh minh họa về cây dâu đất, cây dâu phát triển theo hệ thống mẹ sinh con. Cây dâu “mẹ ” có những thân bò mọc dài ra, nó đâm rễ xuống đất để tạo thành một cây dâu “con”. Những cây mới cũng phát triển và đến lượt nó cũng thành cây mẹ rồi lại sinh ra nhiều cây con khác. Tiến trình phát triển theo hệ thông này cứ liên tục cho đến khi cây dâu phủ đầy trên khu vực rộng lớn.
Hội Thánh sai phái những nhân sự (giống như thần bò) để tạo những tân tín hữu và tập trung họ lại thành Hội Thánh “con”. Khi những tân tín hữu đầm nền vững chắc vào Lời Đức Chúa Trời, họ lớn lên và mạnh mẽ có đủ sức hút nhựa sống từ Lời Đức Chúa Trời, thì bấy giờ Hội Thánh mới đã lớn mạnh, có thể thực hiện chức năng của mình. Tín hữu phát triển tinh thần trách nhiệm và yêu thương Hội Thánh mình cũng như đồng bào hư mất ở chung quanh họ. Kết quả là họ có khả năng cấp dưỡng cho mục sư của mình và bổ nhiệm những nhân sự ra đi làm chứng cho những người cần Đấng Christ. Chính họ trở thành Hội Thánh “mẹ ”.
Bây giờ có ít nhất 25 hội thánh phát triển đầy đủ trong một vòng tròn 25 dặm (38 kilômét vuông) tính từ Hội Thánh mẹ đầu tiên. Mỗi Hội Thánh đều sai phái những nhân sự tình nguyện đi ra khởi lập những Hội Thánh mới. Những nhóm tín hữu mới được thành lập liên tục. Cứ từ tám đến mười dặm (10 đến 15 km) là có được một Hội Thánh tự trị tự lập mọc khắp mọi hướng trong toàn khu vực đó.
Trong vùng thành thị
Mục tiêu 2: Đánh giá những nguyên tắc và những phương pháp được sử dụng trong việc bắt đầu và duy trì sự tăng trưởng trong một Hội Thánh tại thành phố.
Vào năm 1958, có một sinh viên trường Kinh Thánh vừa mới tốt nghiệp đi ra mở một Hội Thánh mới tại một căn lều nhỏ ở khu vực ngoại ô của một thành phố lớn. Hội Thánh khởi lập giữa sự nghèo khổ của thời hậu chiến. Mục sư trẻ tuổi rao giảng những lời đầy đức tin về sự cứu rỗi và sự chữa bệnh linh quyền. Những buổi cầu nguyện sáng được tổ chức. Chẳng bao lâu tiếng đồn về sự chữa bệnh lan rộng khắp vùng xung quanh. Những phép lạ chữa bệnh diệu kỳ xảy ra và thường có nhiều người bị quỉ ám được giải cứu. Nhiều người kinh nghiệm sự cứu chuộc trong Đấng Christ và được giải cứu khỏi những thói quen tội lỗi đã trói buộc họ nhiều năm. Trong hai năm, số tín hữu đã lên đến 300.
Sau đó Hội Thánh mua đẩt để xây dựng nhà thờ. Khi nhà thờ mới được xây cất xong, một chiến dịch truyền giảng được tổ chức trong một trại truyền giảng dựng trên khoảng đất trông cạnh nhà thờ mới. Vào buổi lễ dâng hiến ngôi nhà thờ mới có 1500 chỗ ngồi thì tổng số tín hữu mới có 800. Những lời giảng dạy tích cực và sự chữa bệnh kỳ diệu làm cho Hội Thánh tăng trưởng nhanh. Hội Thánh nhân mạnh sự dạy dỗ của những giáo lý trong Kinh Thánh để gầy dựng tần tín hữu cũng như để tiếp tục công tác truyền giảng.
Hai năm sau những người lãnh đạo nòng cốt được bầu cử làm trưởng lão và chấp sự. Họ được mục sư thường xuyên huấn luyện (những người lãnh đạo nòng cốt không phải là những nhân sự làm việc trọn thời gian, họ tự túc và dâng thì giờ rảnh rỗi hầu việc Chúa).
Hội Thánh tiếp tục lớn nhanh. Một ngày nọ có một bi kịch xảy ra nhưng lại giúp cho việc tăng trưởng của Hội Thánh. Vào một tôi Chúa nhật, đang lúc giảng, vị mục sư ngất xỉu và bị suy kiệt về sức khỏe. Nguyên nhân là do ông nổ lực đảm nhiệm mọi công việc của Hội Thánh. Trong những tháng nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, ông đã soạn thảo một kế hoạch huấn luyện những người khác đảm nhiệm những công tác của Hội Thánh.
Vị mục sư đã huấn luyện các nam, nữ tổ trưởng của những “đơn vị tế bào” tín hữu nhóm tại nhà riêng ít nhất mỗi tuần một lần ở khắp nơi trong thành phô. Những đơn vị tế bào (tổ tế bào tư gia) này gồm từ 10 đến 15 gia đình tích cực làm chứng, cầu nguyện và học Kinh Thánh với nhau. Một người lãnh đạo nòng cốt trông nom công việc của năm tổ tế bào. Từ năm mươi đến một trăm tổ thành lập thành một phân chi do một nhân viên phụ trách công tác mục vụ chịu trách nhiệm. Từ mười đến mười hai phần chi lại được một mục sư phụ tá trông coi. Những tổ tế bào tư gia này chịu trách nhiệm huấn luyện và chăm sóc tân tín hữu. Vào năm 1983 có hơn 18.000 tổ tế bào tư gia hoạt động trên khắp thành phố rộng lớn đó.
Vào năm 1969 Hội Thánh tăng lên 8.000 tín hữu. Bằng đức tin Hội Thánh xây dựng một ngôi đại thánh đường có 10.000 chỗ ngồi. Trị giá của ngôi giáo đường là ba triệu đô la. Mục sư được Thánh lãnh dạy rằng đừng nhận tiền quyên trỢ của ngoại quốc mặc dù đất nước của ông rất nghèo và gặp khó khăn về kinh tế. Mục sư và nhiều tín hữu đã bán nhà của mình và đổi sang ở trong những chung cư (giá tiền rẻ hơn) để dâng tiền cho việc xây dựng nhà thờ. Sau sự hy sinh lớn lao đó, nhà thờ được dâng hiến vào năm 1973. Mười lăm tháng sau, số tín hữu tăng lên 20.000.
Vào năm 1979, việc mỗi tháng có 3.000 tân tín hữu gia nhập vào Hội Thánh không còn là một chuyện lạ nữa. Năm 1983, Hội Thánh đã có 275.000 thành viên. Đặc tính nổi bật của Hội Thánh là sự nhấn mạnh về sự cầu nguyện, cầu nguyện là điều trên hết trong đời sông tín hữu của Hội Thánh, từ những cá nhân trong các đơn vị tổ tê bào tư gia cho đến các mục SƯ và những vị lãnh đạo nòng cốt. Kiêng ăn và cầu nguyện cho dân sự Chúa và những nhu cầu của họ là việc làm thường xuyên trong mọi công tác phục vụ của Hội Thánh.
Trong khu vực bị hạn chế
Mục tiêu 3: Học tập điển hình được nêu lên, nhận diện những trở ngại trong việc gieo trồng Hội Thánh ở những khu vực bị hạn chế và những phương pháp dùng để khắc phục.
Vài nơi trên thế giới, làm một Cơ Đốc Nhân đã khó, nhưng tạo môn đệ lại càng khó hơn. Trong những nơi đó, người tin nhận Đấng Christ thường bị chống đối mạnh mẽ. Ớ một sô" khu vực khác có sự ngược đãi thô bạo đôi với những tân tín hữu. Bà con của tân tín hữu thường dùng áp lực để bắt họ chối bỏ đức tin. Nếu không chối bỏ đức tin, có khi tần tín hữu lại bị thảm sát. cần phải có những phương pháp khác nhau để khởi lập Hội Thánh tại những cộng đồng chông đôi việc tin nhận Chúa. Chúa của chúng ta “không muôn người nào chết mất, mà muốn mọi người ăn năn” (II Phierơ 3:9). Vì vậy Chủ của mùa gặt đã khéo léo tìm cách xây dựng Hội Thánh của Ngài trong những vùng khó khăn nhất.
Chúng ta có thể học tập những phương pháp cách quan trọng từ một Hội Thánh mới khởi lập trong một thành phố của một quốc gia kỳ thị Cơ Đốc Giáo hơn những tôn giáo khác. Trong quốc gia này, mọi người dân đã theo tôn giáo chính thức của họ (quốc giáo) trong nhiều năm. Luật pháp của quốc gia cũng cấm người dân trở thành môn đệ của Đấng Christ. Tín hữu ở trong nước này chỉ là vài người ngoại quốc.
Bây giờ Đức Chúa Trời sai một anh em (người gieo trồng Hội Thánh) đến, anh ấy là một tín hữu ở quốc gia lân bang. Anh lập tức khám phá ra việc đầu tiên mình phải làm. Dân chúng ở đó không thể đọc Kinh Thánh vì Kinh Thánh được viết bằng ngôn ngữ khác vđi tiếng nói của họ. Ngay cả những người có học cũng không hiểu biết. Vì thế người gieo trồng Hội Thánh đã phiên dịch Phúc Âm Mác sang ngôn ngữ địa phương. Nhưng khi những bản đầu tiên ra lò, người ấy thấy rằng mình không thể phát hành ấn phẩm Cơ Đốc Giáo cách công khai.
Không nản chí, anh em này quyết định kết bạn càng nhiều càng tốt. Anh cầu nguyện và rồi Thánh Linh dẫn dắt anh, anh giới thiệu bản in Phúc Âm Mác cho bạn hữu mình. Khi những người bạn đọc sách đó, họ được mời đến nhà anh để thảo luận về những đề tài liên quan đến tôn giáo và phong tục của nhiều dân tộc khác nhau. Khi bạn anh vào nhà, họ được mời ngồi trên những thảm rơm theo những phong tục địa phương. Ngay khi bước vào phòng, họ cảm nhận rằng đó là nơi dễ chịu thoải mái và họ được tự do thảo luận những ý tưởng của mình.
Sau vài tuần, có một ý thức rằng chính mình đã khám phá ra chân lý. Anh ăn năn và tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa mình. Dần dần, vài người khác cũng tiếp nhận Chúa. Vài người nhận làm báp têm trong Thánh Linh. Nhóm người này bắt đầu phát triển.
Người gieo trồng Hội Thánh rất khôn khéo. Anh không nổ lực kiểm soát mọi sự trong Hội Thánh mới. Từ đầu, những tân tín hữu hướng dẫn những buổi thảo luận, cầu nguyện và các sinh hoạt khác. Khi nhóm người này tăng lên, họ chia thành những nhóm nhỏ họp lại ở những nơi khác. Đây là một kế hoạch tốt đẹp. Những người mới thu hút nhiều người ở những vùng khác trong thành phố. Những nhóm nhỏ này ngăn ngừa được sự chú ý của những người chông lại việc tụ họp thành nhóm người đông đảo.
Ngày nay những tín hữu này rất gần gũi với nhau. Họ yểm trỢ mạnh mẽ những người bị ngược đãi. Sự lãnh đạo Hội Thánh mđi được phát huy nhanh đến nỗi người gieo trồng Hội Thánh phải chuyển sang vùng lần cận để thành lập Hội Thánh khác. Trong lúc đó, Hội Thánh mới cứ tiếp tục trưởng thành và bội tăng.
Bằng một phương pháp mới
Mục tiêu 4: Giải thích cách khởi lập Hội Thánh mới bằng cách truyền giảng qua bài học hàm thụ.
Anh ấy thấy nhu cầu
Có một thanh niên, chúng ta có thể gọi anh là Philip, anh đang học trường Kinh Thánh. Cha của Philip là người thờ hình tượng. Khi Philip tin Chúa, cả gia đình từ bỏ anh. Trong năm cuối tại trường Kinh Thánh, anh cảm thấy có một gánh nặng phải mang Phúc Âm đến một vùng núi xa xôi trong đất nước anh. Đó là một vùng đất rất nghèo khổ, dân chúng ở đầy chưa hề nghe đến Phúc Âm. Rất nhiều người thờ tà thần. Philip nhìn thây nhu cầu tâm linh của những người này.
Anh ấy khám phá một phương tiện
Trong khi học trường Kinh Thánh, Philip đã giúp cho văn phòng của viện hàm thụ quốc tế. Anh rất nhiệt tình trong việc truyền bá Phúc Âm cho người chưa tin qua bài học hàthụ “NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG ĐẠI CỦA CUỘC SỐNG”. Philip đã tìm ra phương tiện để đáp ứng nhu cầu tầm linh của quần chúng.
Anh ấy tự nguyện làm công tác
Philip tình nguyện sử dụng phương tiện này để mang Phúc Âm đến cho những người ở vùng núi. Mỗi ngày thứ bảy, anh đón xe đến trạm cuối cùng. Sau đó anh đi bộ suốt hai tiếng đồng hồ mới đến vùng núi. Ngày thứ bảy đầu tiên, anh tìm được mười lăm người ham thích theo học loạt bài hàm thụ này. Họ làm xong bài học và ghi tên theo học những loạt bài khác. Mỗi thứ bảy anh trở lại và đem bài sửa trả lại cho họ. Anh động viên thêm nhiều người học và giảng Phúc Âm cho dân làng mỗi khi có cơ hội. Nhiều học viên đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Tinh của mình. Philip tiếp tục dạy cho họ những chân lý của Kinh Thánh qua loạt bài hàm thụ “NHỮNG NÉT CHÓI SÁNG TRONG CUỘC ĐỜI CỦA CHÚA JÊSUS” và loạt bài “NGƯỜI BẠN HAY GIÚP ĐỠ CỦA CÁC ANH CHỊ” nói về Đức Thánh Linh.
Trong một thời gian ngắn, nhóm tín hữu mới xây dựng một ngôi nhà thờ bằng tranh. Sau đó không lầu Hội Thánh được thành lập theo những nguyên tắc mà bạn đã học trong bài 3.
 Ngày nay tại vùng núi ấy, có một nhà thờ hơn 250 tín hữu, nhưng Philip không lưu lại tại đầy. sử dụng cùng một phương pháp, anh đã gieo trồng thêm được sáu Hội Thánh nữa. Cách đây không lâu, Philip đã đến một hải đảo xa vùng núi xứ sở anh. Tại đấy cũng có 35 người đã tiếp nhận Đấng Christ qua việc học loạt bai “NHỮNG VAN ĐE TRỌNG ĐẠI CUA CUỘC SỐNG”. Họ mời Philip đến làng của họ để rao giảng Phúc Âm và dạy cho họ thêm về lời của Đức Chúa Trời. Philip đã động viên những người khác sử dụng cùng phương pháp này để gieo trồng Hội Thánh.
Những nguyên tắc chỉ đạo cần nên áp dụng:
Ở tại quốc gia Philip làm việc, Hội Thánh quốc gia và văn phòng của viện hàm thụ quốc tế nhất trí nguyên tắc chỉ đạo sau đây cho việc mở mang Hội Thánh mới.
Trước hết, người gieo trồng Hội Thánh phải là một công nhân được Thánh Linh thúc giục và hướng dẫn. Đức Thánh Linh đặt gánh nặng vào lòng của người gieo trồng Hội Thánh. Khi một người ở dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, người ấy mới có thể kiên trì và chịu đựng những khó khăn cũng như hy sinh để lo thành lập Hội Thánh.
Thứ hai, công nhân ấy phải được tổ chức của Hội Thánh quốc gia thừa nhận và văn phòng của viện hàm thụ quốc tế tín nhiệm. Những người địa phương có thể đặt vần đề khi một người lạ đến dạy dỗ tài liệu mà họ chưa đọc. Khi có thơ giới thiệu của những văn phòng quốc gia, người gieo trồng Hội Thánh có thể giải thích sứ mạng của mình và trách những nan đề tại địa phương. Cũng vậy, người ấy có được cơ hội để làm bạn với những viên chức địa phương.
Thứ ba, người gieo trồng Hội Thánh phải đi đến những khu vực chưa có ai rao giảng Phúc Âm. Công nhân và những vị giám đốc quốc gia phải cầu nguyện trong việc chọn lựa một nơi chưa có nhà thờ. Chưa ai rao giảng Phúc Âm. Mục đích không phải kéo những người ở nhà thờ này sang nhà thờ khác, nhưng để tìm kiếm những ai bị hư mất.
Thứ tư, người gieo trồng Hội Thánh phải kết hợp chặc chẽ với Hội Thánh quốc gia. Hội Thánh quốc gia phải biết về những kế hoạch gieo trồng Hội Thánh. Tổ chức này sẽ góp ý về việc chọn những khu vực để truyền giảng, giới thiệu công nhân và giúp đỡ kế hoạch tổng quát. Hội Thánh mới được thành lập phải đưa vào trật tự hoạt động của tổ chức Hội Thánh quốc gia càng sớm càng tốt.
BÀI 8
KẾ HOẠCH LÀM BỘI TĂNG HỘI THÁNH
“Thưa thầy Eyo, thầy biết chúng em ngạc nhiên làm sao khi thấy những điều lạ lùng Đức Chúa Trời thực hiện tại Gane. Tuần rồi chúng em chia sẻ những cảm nhận của mình cho anh James, mục sư tại Bentu. Tuy nhiên anh ấy vẫn dửng dưng và phản ứng cách kỳ lạ về những điều chúng em trình bày. Chúng em có làm gì sai trật không? Chúng em há không được chia sẻ lại những gì Đức Chúa Trời đang hành động tại Gane sao?”
Thầy Eyo trả lời, “Chia sẻ những chiến thắng Đức Chúa Trời đang ban cho tại Gane không có gì là sai trật cả, nhưng các anh em nên nhđ rằng không phải tất cả các Hội Thánh đều xây dựng cùng những nguyên tắc Kinh Thánh lành mạnh giông như các anh em sử dụng tại Gane”.
Đôi khi có nhiều Hội Thánh thành lập không qua ba nguyên tắc “Tự” (tự quản, tự phát triển, tự cấp dưỡng), nên họ đã phải phấn dấu nhiều năm trước khi được Thánh Linh thổi đến luồng sinh khí mđi để ban cho họ sự lãnh đạo mới và khải tượng mới hầu phá vỡ khuôn mẫu cũ khiến họ kinh nghiệm được sự sông, sức khỏe và sự sông thuộc động thuộc linh.
Khi đọc bài học này có thể bạn đang làm mục sư hay sẽ làm mục sư của những Hội Thánh chưa tăng trưởng và bội tăng. Mặc dù có thể dễ dàng xây dựng một Hội Thánh tốt ngay lúc khởi đầu, nhưng thật sự là Đức Chúa Trời muôn mỗi Hội Thánh địa phương sống động và đem được nhiều linh hồn tội nhân ăn năn tin nhận Đấng Christ, đồng thời Ngài cũng có kế hoạch để thực hiện điều đó. Khi học bài này, hãy để Thánh Linh giúp bạn khám phá ra kế hoạch của Ngài dành cho bạn để Hội Thánh của bạn có thể trở thành Hội Thánh bội tăng.
Xác định vấn đề
Mục tiêu 1: Nhận diện những lý do tại sao một Hội Thánh không thể là Hội Thánh bội tăng.
Nếu một Hội Thánh không phải là một Hội Thánh tăng trưởng thì bước đầu tiên trong việc tìm kiếm phương cách giải quyết vấn đề là tìm hiểu nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thông thường lý do căn bản vẫn là Hội Thánh đã không đặt nền tảng hoặc không áp dụng những ý niệm tự lập. Phần đơn vị II của loạt bài học này, bạn đã học được tầm quan trọng của những ý niệm tự quản, tự cấp dưỡng và tự phát triển. Có vài lý do nêu lên vì sao những nguyên tắc này bị bỏ qua hoặc bị xâm phạm.
1.Những lý do của việc không tự quản
Có lẽ vì không ý thức điều đó, người gieo trồng Hội Thánh có thể ngăn trở sự tiến triển của Hội Thánh để trở thành một Hội Thánh bội tăng. Vì người ấy muôn giúp cho Hội Thánh tăng trưởng và mạnh mẽ nên gánh vác hết mọi trách nhiệm, và như vậy, không ngờ người đó đã làm ngăn trở Hội Thánh phát triển về mặt tự quản. Có thể người gieo trồng Hội Thánh không muôn từ bỏ uy quyền lãnh đạo Hội Thánh của mình. Có thể không phải vì người ấy nghĩ rằng mình là người quan trọng, nhưng vì người ấy thực tình nghĩ rằng Hội Thánh cần sự giúp đỡ của mình và tin rằng chính mình mới làm tốt hơn những người khác.
2.Những lý do của việc không tự cấp dưỡng
Người gieo trồng Hội Thánh hoặc Hội Thánh mẹ có thể cứ tiếp tục giúp đỡ Hội Thánh mới ngay cả khi Hội Thánh mới có thể tự cấp dưỡng. Khi học bài 5, bạn đã thấy có nhiều nguy hiểm xảy ra khi Hội Thánh mới lệ thuộc vào sự giúp đỡ về tài chánh và nhân lực từ bên ngoài. Mặc dù ban đầu sự phát triển còn chậm, nhưng Hội Thánh sẽ được xây vững vàng và có tiềm năng phục vụ tốt khi nguồn tài nguyên phát xuất từ bên trong Hội Thánh.
3.Những lý do của việc không tự phát triển
Nhiều tín khữu không học tập trách nhiệm của họ ở trong cộng đồng Hội Thánh. Vài người đã có ý tưởng sai lầm cho rằng việc truyền giảng, dạy dỗ và cầu nguyện là công tác của mục sư hoặc của vài người lãnh đạo trong Hội Thánh. Nguyên nhân chính của nan đề này là do người gieo trồng Hội Thánh thiếu kiên nhẫn. Người ấy muôn nhìn thây Hội Thánh tăng trưởng nhanh. Người ây muốn có kết quả mau lẹ, và đã không kiên nhẫn dạy dỗ những tân tín hữu. Người ấy phải để cho tân tín hữu học tập và phát triển trong mức độ tăng trưởng của họ.
Nhìn nhận nhu cầu thuộc linh
Mục tiêu 2: Nhận diện những đặc tính cần thiết để đem lại sự phục hồi thuộc linh.
Nếu Hội Thánh địa phương không tăng trưởng và bội tăng, thì Hội Thánh ấy không hoàn thành sứ mạng của mình. Trong bài 1, bạn đã học biết rằng mục đích của Hội Thánh là tmyền giảng và dạy dỗ. Làm đúng mục đích này Hội Thánh sẽ có kết quả liên tục.
Khi Hội Thánh hiệp lại cầu nguyện, Thánh Linh sẽ quấy động lòng dần sự Chúa để họ cảm nhận nhu cầu được phục hồi về mặt thuộc linh. Khi ý thức được nhu cầu cần phải thay đổi để trở thành Hội Thánh bội tăng thì chúng ta có thể nhận thầy có các đặc tính thông thường rõ ràng. Trong những cuộc phục hưng về mặt thuộc linh trong quôc gia Ysơraên ngày xưa, chúng ta có thể thấy các đặc tính đó. II Các Vua 22, 23; II Sử Ký 29-31, 34 và 35 cho chúng ta những lời ký thuật về những cơn phục hưng trong thời trị vì của Êxêchia và Giôsia. Trong mỗi trường hợp chúng ta đều thấy có năm đặc tính chung khi dần sự tìm kiếm Đức Chúa Trời.
1.Dân sự Chúa cảm thấy có nhu cầu phải thay đổi:
Họ ý thức rằng họ đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Họ ý thức rằng mình phải ăn năn tội để phục vụ Ngài. Họ khao khát nhận lãnh phước hạnh lđn hơn từ Đức Chúa Trời.
2.Họ tìm cách học tập và vâng theo Lời Đức Chúa Trời Dân sự Chúa lắng nghe Lời Đức Chúa Trời và bắt đầu hiểu mình phải làm gì để vầng lời Chúa.
3.Dân sự Chúa ăn năn về tội bất trung của mình
Họ thực sự hôi tiếc về qúa khứ thất bại của mình và hứa nguyện hết lòng phục vụ Chúa trong tương lai.
4.Dân sự Chúa hy sinh để làm công việc Đức Chúa Trời Họ hy sinh thì giờ và tiền bạc trong sự vầng lời phục vụ Chúa.
5. Dân sự Chúa hiệp một trong tinh thần, trong sự thờ phượng và trong sự phục vụ.
Họ cảm nhận được bổn phận của mình đối với Đức Chúa Trời và đối với người đồng loại. Họ kinh nghiệm được niềm vui và phước hạnh của Đức Chúa Trời tuôn tràn cho họ khi họ hiệp một.
Năm đặc tính tương tự sẽ là một phần của sự thay đổi khi Hội Thánh địa phương chuyển hướng để trở thành Hội Thánh bội tăng.
Lập kế hạch thay đổi
Mục tiêu 3: Hãy liệt kê ba bước giúp cho một Hội Thánh trở thành một Hội Thánh bội tăng và giải thích ngắn gọn tầm quan trọng của mỗi bước.
Mỗi Hội Thánh có những nhu cầu khác nhau và những nan đề khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc căn bản hướng dẫn bạn đi vào kế hoạch của Thánh Linh dành cho Hội Thánh của bạn.
Lập một kế hoạch cầu nguyện:
Chỉ bằng khả năng của con người thì không thể nào làm cho một Hội Thánh địa phương thay đổi khá hơn. Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt bạn trong từng bưđc để làm cho Hội Thánh bạn trở thành tập thể tín hữu bội tăng, cầu nguyện là điều tối cần trong việc đem lại sự thay đổi thuộc linh có chất lượng trong Hội Thánh.
Đức Chúa Jêsus là đầu của mỗi Hội Thánh địa phương (Côlôse 1:18). Thánh Linh là vị đại diện của Ngài để dẫn dắt Hội Thánh. Trong khi cầu nguyện Thánh Linh sẽ dẫn dắt bạn hiểu được những gì mình cần phải biết để phục vụ Chúa (Giăng 14:26). Trong sự cầu nguyện, hãy trút đổ chính mình và những khao khát của mình ra trước trước mặt Chúa. Chỉ một mình Ngài mới có thể ban cho bạn những chi tiết của kế hoạch làm bội tăng Hội Thánh. Kiên trì trong sự cầu nguyện, cho dù ban đầu chỉ có một mình bạn cầu nguyện. Những người khác sẽ tham gia với bạn khi cuộc sống của bạn tỏa ra hào quang của quyền năng Đức Thánh Linh.
Hãy cầu nguyện cách đặc biệt. Hãy dạy cho tín hữu cầu xin những nhu cầu đặc biệt, cầu nguyện xin Chúa dẫn dắt vào những khu vực cần mở mang Hội Thánh mới. cầu nguyện đặc biệt về con số những Hội Thánh mới mà Hội Thánh của bạn có thể bắt đầu. Hãy xếp đặt thì giờ để tín hữu có thể đến cầu nguyện thường xuyên. Trong bài 7, bạn thấy có một Hội Thánh tại thành phố đã dành thì giờ buổi sáng sớm để cầu nguyện. Thường thường Hội Thánh nào tăng trưởng nhanh cũng đều bắt đầu bằng những tín hữu trung tín cầu nguyện nhiệt tình mỗi ngày.
Lập những chỉ tiêu:
Những mục sư hướng dẫn những Hội Thánh bội tăng đều biết rằng kèm theo sự cầu nguyện, việc lập chỉ tiêu là bước quan trong kế tiếp, cầu nguyện đặc biệt đòi hỏi những chỉ tiêu đặc biệt. Kinh Thánh cung cấp những ý niệm về việc lập chỉ tiêu. Chúa Jêsus tiến đến mục tiêu của Ngài, thập tự giá, từng bước một. Ngài phán rằng Ngài phải làm theo ý muốn của Đấng đã sai Ngài (Giăng 4:34). Mục tiêu của Ngài luôn luôn ở trước mắt Ngài vì Ngài “đến để tìm và cứu những kẻ lạc mất” (Luca 19:10). Sứ đồ Phao lô cũng được hướng dẫn đến mục tiêu. Ông viết cho những tín hữu ở thành Philip: “Nhưng tôi chỉ làm một điều: Quên lửng sự đàng sau mà bươn theo điều ở trước mắt, nhắm một mục tiêu để đoạt được giải thưởng mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi tôi” (Philip 3:13- 14).
Những chỉ tiêu được Hội Thánh lập ra sẽ bày tỏ nhu cầu và lòng nhiệt tình lo cho công việc của Đức Chúa Trời. Đối với tín hữu, những mục tiêu đem lại hữu ích vì họ phải nói ra để mọi người biết được mục đích và những gì xảy ra khi hoàn thành chỉ tiêu. Mục tiêu chung như “rao giảng Phúc Âm cho người lạc mất” thì quá mơ hồ và thiếu sự chỉ đạo. Những ví dụ về việc lập chỉ tiêu của những Hội Thánh tăng trưởng và bội tăng được thực hiện như sau:
- Trong vòng hai tháng tới hãy quan sát những cộng đồng chung quanh để quyết định nơi cần mở mang Hội Thánh mới.
-Khởi lập một Hội Thánh mới trong khoảng cách những người ở tỉnh Soon Chun (một địa danh) có thể đến được.
-Khởi lập một Hội Thánh mới cách khoảng tám đến mười dặm (10 đến 15km) về mọi hướng đến những Hội Thánh lân cận.
-Cứ sáu tuần lại huấn luyện một nhóm người lãnh đạo để giúp đỡ những Hội Thánh mới.
Những Hội Thánh này đã đạt được những chỉ tiêu của họ vì họ biết mục đích của mình là gì và biết được khi nào dành giành được thắng lợi.
Chia sẻ khải tượng vđi những người lãnh đạo nòng cốt:
Khi bạn tiếp tục cầu xin sự dẫn dắt của Thánh Linh trong việc thay đổi Hội Thánh bạn, hãy chia sẻ môi quan tâm của mình cho những người lãnh đạo nòng cốt là những người cũng cảm thấy nhu cầu làm cho Hội Thánh chuyển hướng. Trước hết, đừng chia sẻ tất cả mọi điều bạn muốn Hội Thánh trở thành. Chỉ chia sẻ với họ một nhu cầu đơn giản, rồi yêu cầu họ khẩn thiết cầu xin vấn đề đó. Sự thay đổi đầu tiên cần có là tín hữu phải học tập yêu nhau nhiều hơn nữa. Hoặc có thể trong một vùng mới bạn cần gởi đến những người lãnh đạo nòng cốt. Hãy mời những người lãnh đạo nòng cốt này tham gia với bạn trong buổi nhóm cầu nguyện thường xuyên để cầu xin một nhu cầu đặc biệt này. Chẳng bao lâu những người khác cũng tham gia vào buổi nhóm cầu nguyện. Hãy động viên họ, nhưng tập trung vào những người lãnh đạo nòng cốt và giúp cho đức tin của họ phát triển.
Khi đức tin gia tăng, những người lãnh đạo sẽ muốn giúp đỡ để đáp ứng nhu cầu và động viên người khác cùng làm. Hãy tin cậy Thánh Linh dẫn dắt họ. Ngay khi ý kiến của họ rất đặc biệt với ý kiến của bạn, nếu có thể được, hãy làm theo kế hoạch mà mọi người đồng ý. Hãy chú ý đến kế hoạch, nhưng khuyến khích họ gánh vác trách nhiệm trong việc chỉ đạo kế hoạch.
Thực hiện đầy đủ sự thay đổi
Một Hội Thánh không tăng trưởng cần có sự phục hồi thuộc linh. Làm thế nào để Hội Thánh có thể kinh nghiệm được sự phục hồi thuộc linh? Cầu hỏi quan trọng hơn là: làm thế nào để chúng ta mang sự thay đổi đến đúng chỗ và thực hiện theo phương cách của Kinh Thánh? Sự thay đổi và sự phục hồi thuộc linh phải được đa số tín hữu trong Hội Thánh đồng ý về nhu cầu cần thực hiện. Đầy là cách duy nhất để Hội Thánh có thể tiến tđi trong sự hiệp một trong đó Đấng Christ là đầu và Hội Thánh là thần thể của Ngài. Nan đề trong nhiều Hội Thánh không tăng trưởng là Cơ Đốc Nhân không hiểu Kinh Thánh dạy gì về Hội Thánh. Vì Hội Thánh phải hoàn tất chức năng mà Đức Chúa Trời dự định cho mỗi thành viên, đó là họ phải hiểu được Kinh Thánh dạy gì về trách nhiệm của Hội Thánh. Chúng ta hãy xem lại một lần nữa về những trách nhiệm của Hội Thánh và những nguyên tắc của Tân Ước mà chúng ta cần áp dụng để thực hiện những trách nhiệm đó.
Truyền giảng cho những người chưa được cứu
Mục tiêu 4: Hãy liệt kê bốn nguyên tắc truyền giảng mà Hội Thánh ngày nay cần áp dụng.
Trong bài 1, bạn đã học về bốn nguyên tắc và những mục đích được Hội Thánh đầu tiên áp dụng. Khuôn mẫu của Thánh Linh ban cho Hội Thánh đầu tiên cũng có thể được Hội Thánh địa phương ngày nay thực hành. Có thể tóm tắt những nguyên tắc ấy như sau:
1.Mỗi tập thể tín hữu đều phải có trách nhiệm truyền giảng cho cộng đồng của mình (Công vụ 1:8). Hãy dạy cho các Cơ Đốc Nhân biết mục đích của các sứ đồ và noi theo gương của họ. Khi họ hiểu được sự chỉ dẫn của Tân Ước về những mục đích này thì họ tiếp nhận những mục đích ấy làm CỦA HỌ.
2.Những tín hữu cần phải truyền giảng cho những người chưa được cứu tại nơi họ ở “trong thế gian”. Những ẩn dụ của Chúa Jêsus hên quan đến vương quốc, trong đó Ngài truyền lệnh cho môn đệ của Ngài “đi ra khắp ngã tư đường” (Mathiơ 22:9). Các sứ đồ giảng tại những nơi tín hữu nhóm lại (Công vụ 2:14, 46; 5:25, 42; 17:17). Cơ Đốc Nhân phải biết rằng khi đưa những người chưa được cứu vào nhà thờ, trách nhiệm của họ vẫn chưa chấm dứt.
3.Mục tiêu đầu tiên của sự truyền giảng trong cộng đồng xã hội là làm sao chinh phục được những người lớn và rồi toàn thể gia đình. Khi người lớn được chinh phục thì sẽ có sự tăng trưởng vững vàng với nền tảng chắc chắn (Công vụ 10, 16:31, 33; 16:14-15; I Côr 1:16).
4.Tân tín hữu phải được gắn chặt vào tập thể Hội Thánh ngay. Tân tín hữu cần thấy ngay vị trí của mình trong gia đình tín hữu (Giăng 13:35; Công vụ 2:42; 9:31). Và họ cần được gầy dựng, điều này sẽ được đề cập trong mục đích kế tiếp của Hội Thánh (Êphêsô 4:12).
Gây dựng tín hữu
Mục tiêu 5: Nhận diện những lời diễn đạt mô tả thế nào Hội Thánh có hoàn tất mục đích gây dựng tín hữu.
Trong bài 1, chúng ta học biết rằng gây dựng tập thể tín hữu về kiến thức là một mục đích khác của Hội Thánh địa phương. Một Hội Thánh địa phương phải học tập từ Lời của Đức Chúa Trời trách nhiệm gầy dựng Hội Thánh địa phương cũng như gây dựng Hội Thánh phổ thông. Trách nhiệm đôi với Hội Thánh phổ thông là sự động viên Hội Thánh địa phương trở thành Hội Thánh bội tăng. Tập thể tín hữu cần phải học tập điều gì về sự gầy dựng?
1.Trước hết sự gầy dựng được thực hiện bằng kiến thức căn bản rồi sau đó bằng sự hiểu biết sầu xa hơn trong Lời Đức Chúa Trời. Không có những phương tiện truyền thông hiện đại nhưng làm thế nào để Hội Thánh đầu tiên có thể bội tăng ở mức độ kỷ lục như thế. Trong sách Công vụ các sứ đồ chúng ta tìm ra được những manh mối này. Lặp đi lặp lại chúng ta vẫn thây các tín hữu được dạy dỗ về sứ điệp của Lời Đức Chúa Trời. Phao lô và Banaba trở lại Líttrơ để khuyến khích các môn đồ tấn tới trong đức tin. Phao lô dành cả năm để giảng dạy tại Antiốt, một năm rưỡi tại Côrinhtô, và ba năm ở Êphêsô (Công vụ 18:11; 20:31).
Lời Đức Chúa Trời là điều kiện tiên quyết để lớn lên về mặt thuộc linh. Chúng ta bắt đầu tiến trình tăng trưởng bằng sự học tập giáo lý của Kinh Thánh. Phierơ nói: Giông như trẻ sơ sinh, hãy ham thích sữa thuộc linh tinh khiết để anh em có thể tăng trưởng trong sự cứu rỗi của mình” (I Phierơ 2:2).
Các sứ đồ trực tiếp dạy dỗ những người mới qui đạo. Tiếp sau điều này là những Hội Thánh trẻ được dạy dỗ bằng các thơ tín. Những thơ tín được viết ra để dẫn dắt tín hữu đi vào sự hiểu biết sâu nhiệm hơn về lẽ thật của Đức Chúa Trời. Sự dạy dỗ ở dưới hình thức văn bản có tính lâu bền. Người ta có thể học tập nhiều lần và lưu hành trong nhiều Hội Thánh. Kết quả là những bức thơ được thần cảm này đã trở thành Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta sử dụng ngày nay, vậy chúng ta hãy áp dụng theo cách những thơ ấy được sử dụng trong Hội Thánh đầu tiên.
2.Tín hữu phải có những kinh nghiệm dẫn họ vượt qua các mức độ hiểu biết, và họ phải được trang bị để phục vụ. Một điều nguy hại ấy là nhiều Cơ Đốc Nhân học tập những chân lý vĩ đại từ Lời Đức Chúa Trời nhưng chẳng bao giờ chuyển những điều ấy vào công tác phục vụ tích cực để biểu lộ sự khôn ngoan thuộc linh, sự hiểu biết hoặc sự bén nhạy về vị trí của mình trong Đấng Christ. Làm thế nào để Cơ Đốc Nhân có thể vượt qua mức độ hiểu biết? Trở thành những chứng nhân của Đấng Christ và quan tâm đến công tác truyền giảng sẽ đưa họ vào mức độ áp dụng. Vì Cơ Đốc Nhân không phải chỉ tiếp nhận chần lý mà họ phải có cơ hội phục vụ những người khác và chinh phục những người chưa tin cho Đấng Christ.
Một lần nữa chúng ta hãy đọc mục đích của Đấng Christ cho Hội Thánh:
“Chính Ngài ban cho một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số người giảng Phúc Âm, sô" khác làm mục sư và giáo sư, để chuẩn bị cho dần sự Đức Chúa Trời làm công tác phục vụ, hầu cho thần thể của Đâng Christ được lớn lên cho đến khi tất cả chúng ta hiệp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời và trở nên người trưởng thành, đạt được mức độ toàn vẹn của sự đầy trọn của Đấng Christ” (Êphêsô 4:11-13).
Mục đích của sự giảng dạy là gì? Để chuẩn bị cho dân sự Đức Chúa Trời làm công tác phục vụ. Tại sao? Để xây dựng thân thể của Đấng Christ. Thân thể này không phải chỉ là một Hội Thánh địa phương. Thân thể của Đấng Christ do tất cả Hội Thánh địa phương trên khắp thế giới tạo thành. Vì vậy kết quả tự nhiên của việc xây dựng một Hội Thánh sẽ là sự xây dựng một Hội Thánh khác. Một Hội Thánh tràn đầy tình yêu nóng cháy của Đức Chúa Trời, sự yêu mến Lời Ngài và sự hiểu biết Lời Ngài cũng sẽ nhiệt tình đem sứ điệp của tình yêu của Chúa đến cho thế giới hư mất này.
Tin rằng một Hội Thánh bội tăng có thể xảy ra
Mục tiêu 6: Nhận diện những lời hứa trong Kinh Thánh để chúng ta có thể công bố cho Hội Thánh.
Trong bài học này bạn đã học những nguyên tắc giúp cho Hội Thánh bạn trở thành một Hội Thánh bội tăng. Mặc dù không có nguyên tắc cứng ngắc nào áp dụng cho mọi nơi, nhưng bạn đã học những đặc tính chung của những Hội Thánh trở thành Hội Thánh bội tăng. Chỉ một mình Đức Thánh Linh mới có thể dạy dỗ những bước cụ thể để làm cho Hội Thánh bạn tăng trưởng gấp bội. Thì giờ bạn sử dụng trong sự cầu nguyện để khám phá kế hoạch của Thánh Linh cho Hội Thánh của bạn sẽ giúp cho bạn trở thành một mục SƯ có thể lãnh đạo một Hội Thánh phát triển bội tăng.
Đức Thánh Linh đã giúp các Hội Thánh khác vượt qua những trở ngại như thế nào, thì Ngài cũng có kế hoạch giúp cho Hội Thánh của bạn nữa. Khi bạn đến với Chúa trong sự cầu nguyện, hãy nhđ rằng Hội Thánh thuộc về Đấng Christ; vì thế có những lời hứa trong Kinh Thánh để bạn có thể công bố cho mình và cho Hội Thánh.
1.         Ngài hứa ở cùng chúng ta luôn khi chúng ta rao giảng Phúc Âm (Mathiơ 28:20).
2.         Ngài hứa xây dựng Hội Thánh của Ngài (Mathiơ 16:18).
3.         Ngài hứa hiện diện tại những nơi tín hữu nhóm lại (Mathiơ 18:20).
4.         Ngài sẽ nhậm lời cầu nguyện (Mathiơ 21:22, Mác 11:24).
5.         Cầu nguyện có quyền năng và hiệu quả (Giacơ 5:16).
6.         Ngài yêu thương và chăm sóc Hội Thánh (Êphêsô 2:21-22; 5:25, 29).
7.         Đức Thánh Linh sẽ hương dẫn và dạy dỗ (Giăng 14:26).
Nếu có chìa khóa nào có thể mở ra kế hoạch của Thánh Linh cho Hội Thánh bạn, thì đó chính là sự mạnh dạn công bố những Lời hứa của Đức Chúa Trời trong khi cầu nguyện và vâng theo những tiếng phán của Thánh Linh khi Ngài dẫn dắt bạn. Hễ bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào có những Hội Thánh lớn được thành lập và nhiều tín hữu đi ra gieo trồng Hội Thánh mới, thì đều có sự nhấn mạnh về sự cầu nguyện cá nhân và tập thể.
Nếu bạn là người lãnh đạo trong một Hội Thánh không phải phát triển và không bội tăng, thì tôi đang cầu nguyện cho bạn. Tôi đang cầu xin Đức Chúa Trời giúp bạn tin rằng Hội Thánh của bạn có thể trở thành Hội Thánh mạnh mẽ và bội tăng. Tôi đang cầu xin Thanh Linh bày tỏ cho bạn thấy kế hoạch của Ngài để giúp cho Hội Thánh của bạn phát triển và bội tăng.

Đây là tài liệu Bùi Quý Đôn- Hội Thánh Tin Lành Kiền Bái đã học và có ghi chú lại những điểm nhấn mạnh vào thời gian hoàn tất ngày 4 tháng 3 năm 2016.




Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.