NIỀM HI VỌNG



Elpis (Hy văn), Batah (Hy-bá-lai) và Việt ngữ dịch: Niềm hi vọng. Trong thời người Hy-lạp hay La-mã thì từ nầy còn có ý nghĩa đang chờ đợi sự lành hay dữ sắp xảy ra. Nhưng các trước giả thời Cựu Ước để chứng nhận rằng “Đức Chúa Trời là NIềm Hi vọng” của I-xơ-ra-ên (Gie Gr 14:8). Họ cần trông cậy, nương cậy trong Ngài (Gie Gr 17:7). Họ cần chờ đợi, trông mong nơi Ngài (Thi Tv 42:5). Về phương diện thuộc linh thì họ không trông mong các ơn phước Ngài (Thi Tv 62:5). Nhưng nhiều người I-xơ-ra-ên mang niềm hy vọng về một vương quốc Mê-xi-a. Đa-ni-ên lại có niềm hi vọng, trông chờ sự phục sinh (DaDn 12:2). Theo tâm lý học thì mọi người đều mang một niềm hi vọng về tương lai. Thánh Kinh đề cập đến hi vọng thuộc về nhiều phương diện. Ví dụ người cày ruộng mang niềm hi vọng sẽ được mùa ICo1Cr 9:10); hi vọng về phần thưởng thực tế về công khó mình v.v... Nhưng Thánh Kinh cho chúng ta biết Giê-xu Krit là niềm hi vọng của Cơ - đốc nhân ITi1Tm 1:1). Qua sự phục sinh Ngài, Cơ-đốc nhân thêm niềm hi vọng được tái sanh, đổi mới, được nên thánh và sẽ được đồng sống lại với Ngài nhờ Thánh Linh (RoRm 15:13). Ông Thucydides thì khinh thường và giễu cợt vềø niềm hi vọng, còn một số người khác như ông Menander thì tán dương niềm hi vọng. Các thi sĩ Sanskrit thì liệt niềm hi vọng vào những điều hung dữ. Nhưng theo Thánh Kinh thì niềm hi vọng liên hệ đến những giáo lý quan trọng như sau:
1. Niềm hi vọng liên quan đến sự cứu rỗi và là một sự cần yếu của ân điển, giống như đức tin và tình thương yêu vậy
ICo1Cr 13:13). Nhưng nên phân biệt rằng đức tin liên quan đến hiện tại và quá khứ, nhưng niềm hi vọng lại bao hàm cả tương lai (RoRm 8:24,25).
2. Đối tượng duy nhứt, cao cả của niềm hi vọng là các phước hạnh của vương quốc Đức Chúa Trời (
Cong Cv 2:26, Tit Tt 2:2).
3. Niềm hi vọng kết quả những bông trái kỳ diệu như:
(a) Niềm tin quả quyết và vui mừng nơi Đức Chúa Trời (
RoRm 8:28).
(b) Không hổ thẹn, nhịn nhục trong cơn hoạn nạn, bắt bớ (
RoRm 5:3)
(c) Nhẫn nại trong sự cầu nguyện.
4. Thừa hưởng trước bản tánh công bình thực tiễn (
ITe1Tx 2:16), tức một bản tánh công bình phước hạnh (Tit Tt 2:13), vinh quang (CoCl 1:27).
5. Niềm hi vọng nầy lập vững linh hồn Cơ-đốc nhân như một neo vững chắc vào Nơi thánh, tức nơi chính Chúa (
HeDt 3:6, 6:18,19).
6. Niềm hi vọng nầy được Đức Chúa Trời hứa ban cho tổ phụ xưa ngay trong Cựu Ước trước hết cho Áp-ra-ham (
RoRm 4:18) và về sau toàn dân I-xơ-ra-ên đều tiếp nhận (Cong Cv 26:6,7). Trong đời Tân Ước các sứ đồ đồng thanh truyền giảng, đặc biệt là Phao-lô. Chúa Giê-xu là niềm hi vọng và được Hy văn của Tân Ước chép: Elpis ITi1Tm 1:1, ITe1Tx 2:19) hoặc ở Gie Gr 17:7 đều nhấn mạnh Chúa Giê-xu Krit hay Đức Chúa Trời là niềm hi vọng của dân sự Chúa. Niềm hi vọng nầy lưu trữ trên các từng trời và được Chúa ban phát trong ngày Parousia (chặng tái lâm 1 của Chúa ở không trung).
Elpis, niềm hi vọng nầy cũng liên hệ đến thân thể của Đấng Krit. Như thư tín của Tê-sa-lô-ni-ca đều khích lệ dân Chúa trong cớ sự đoàn tụ anh chị em trong Chúa khi Ngài tái lâm. Mọi người đều mang niềm hi vọng sẽ gặp lại tôi con Chúa, anh chị em trong Chúa trong ngày sống lại ngày thứ nhứt khi Chúa tái lâm chặng I ấy (
ITe1Tx 4:13-18). Các tôi tớ Chúa đều có hi vọng tín hữu mình sẽ đoàn tụ và gặp nhau trong ngày ấy và cầu nguyện mong muốn tất cả được thánh hoá, sẵn sàng gặp Chúa (IICo 2Cr 1:7, CoCl 1:28). Chính Đấng Krit là Người Chăn Chiên Lớn cũng giải bày niềm hi vọng nầy là Ngài muốn gặp gỡ Bầy chiên Ngài tất cả trong sự vinh quang Ngài (GiGa 17:24). Thánh Linh cũng như Chúa Cha và Chúa Con đều nôn nả hoàn thành niềm hi vọng của Cơ-đốc nhân và toàn thể Hội Thánh Chúa. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.