A-NA-BÁP-TÍT (ANABAPTISTS)

A-na-báp-tít xuất hiện ở Đức trước hết rồi lan ra ở các quốc gia khác tại Âu Châu. Nhiều sử gia cũng như tôn giáo nói rằng phong trào nầy xuất hiện là do cuộc Cải chánh của nhà đại cải chánh là Martin Luther đã làm rung chuyển nền móng kinh tế và chánh trị ở Đức quốc lúc bấy giờ.
Mầm mống nổi loạn, chống đối đã có sẵn trong tâm trí nhân dân và chỉ chờ đợi cơ hội để mọc lên thôi. Vì vậy nhóm A-na-báp-tít nắm lấy thời thế, cơ hội để nổi dậy và cải tổ tận gốc các tôn giáo, chánh trị và kinh tế.
Về tôn giáo thì phong trào nầy chủ trương Giáo hội Cơ-đốc phải cải tổ tận gốc về giáo nghi, giáo lễ và giáo lý nữa. Đơn cử một sự thật là làm báp-têm cho con trẻ khi người cha mẹ đem con đến xin làm báp-têm hay rửa tội. Phong trào chủ trương con trẻ chưa hiểu gì, chưa nhận biết mình là tội nhân mà làm lễ báp-têm và rửa tội cho em thì sẽ không linh hiệu. Vậy nên phong trào nầy đã ly khai Giáo hội lập riêng một hệ phái. Và các nhà lãnh tụ của hệ phái nầy cũng có chủ trương khác nhau. Ông Conrad Grebel (1498-1528) thì chủ trương cải tổ tận gốc rễ, khác với ý kiến các ông Baltha Sar Huebmaier (1486-1528) và ông Hans Denk (1527).
Điểm chánh yếu chung của họ là chỉ cần làm báp-têm cho người lớn thôi. Yếu tố quan trọng mà các vị nầy nhấn mạnh là người bề trong chớ không phải bề ngoài. Họ chối sự hư hoại hoàn toàn của con người, chối nguyên tội, sự lựa chọn Đức Chúa Trời và sự định án đời đời. Họ chủ trương và tin rằn: con người có sự tự do của ý muốn và có khả năng tương thông tương giao trực tiếp và thần bí với Đức Chúa Trời.
Hai ông Huebmaier và Denk giảng về sự Cải chánh quá khích nên bị bách hại. Nhưng ông Menno Simons cũng là nhà lãnh đạo A-na-báp-tít (sau năm 1536) thì giảng dạy rất ôn hoà và đem họ trở lại truyền thống Cơ-đốc giáo như các nhà đại Cải chánh vậy. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.