ADIAPHORA

Adiaphora, Hy văn có nghĩa là: Trung lập. Những nhà trung lập trong Hội Thánh có thể dạy một số giáo lý như:
Các hành động nầy hay các việc kia v.v… Trung lập nghĩa là Đức Chúa Trời không truyền dạy mà cũng không ngăn cấm. Chúng ta có thể làm hay không làm tùy ý.
Một số nghi thức, nghi lễ trong Giáo hội được Giáo hội công nhận thực thi hay không thực thi cũng được, tùy tiện.
Một số giáo lý không quan trọng lắm Giáo hội có thể chấp nhận hay không chấp nhận, có thể đem ra dạy cho tín hữu hay không tùy ý vì không làm hại cho đức tin thuần tuý. Ví dụ lịch sử Giáo hội Cải chánh đã kinh nghiệm qua từng trải nầy. Năm 1548, hoàng đế Charles V mời ba nhà thần học danh tiếng để soạn thảo Hiến chương Augsburg, tức một Hiến chương đem ra Giáo hội nghị thảo luận và công nhận cho toàn thể Giáo hội ở Đức quốc. Trong Hiến chương nầy ghi chép các tín lý theo quan điểm của La-mã Giáo hội như: Biến thể thuyết, bảy bí tích, Nữ đồng trinh Ma-ri-a, thờ lạy các thánh, các lễ thời Trung cổ và chức nguyên thủ Giáo hội của Giáo hoàng.
Nhóm nhà thần học trung lập nầy muốn làm dịu bớt tín hữu phái Lutherien về tín lý được xưng công bình bởi đức tin nên cho phép các linh mục cưới vợ (với sự dè dặt) và cho phép giáo dân uống chén dầu hoàng đế dùng uy quyền mình ép buộc hội nghị phải công nhận nhưng cả hai phái đoàn Công giáo và Cải chánh đều kịch liệt chống đối và bác bỏ.
Maurice là Tuyên đế Hầu vương của Saxony bèn xin Mélanchthon soạïn ra hiến chương Leipzig. Nhưng hiến chương nầy vẫn còn chứa đựng nhiều giáo lý theo quan điểm của La-mã giáo. Dầu có giữ lại các giáo lý Cải chánh, Mathias Flacius là một giáo sư ở Wittenberg đã được thiên di qua Magdeburg chỉ trích. Giáo sư Flacius và các tín đồ Cải chánh công kích những nhà thần học trung lập ấy, cũng công kích cả ông Mélanchthon nữa. Mélanchthon rất nhu mì nhận chịu sự sai lầm của mình. Nhưng đồ đệ của Mélanchthon lại tranh luận kịch liệt với nhóm của Flacius. Tuy nhiên, mọi người đều nhận Flacius đã có công cứu cuộc Cải chánh khỏi sa lội vào bẫy của La-mã giáo.
Từ đó người ta gọi chủ thuyết trung lập Adiaphorism dị biệt các nguyên tắc của Cải chánh giáo và Calvin giáo nữa. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.