Thánh Kinh có đề cập đến cái ấn 82 lần.
Tiếng Hy-bá-lai “Hôtàm” và Hy văn Sphragis được dịch “Ấn, Dấu hiệu”. Người Ai
cập, Ba-bi-lôn, A-xi-ri, Hê-bơ-rơ đều dùng cái ấn (SaSt
38:18,25).
Từ “Ấn, dấu được dùng trong Thánh Kinh có hai ý nghĩa: đen và bóng.
1. Đây là một con dấu được khắc bằng đá, ngọc, ngà hoặc bằng đất sét, gỗ v.v… Con dấu thường được làm bằng gỗ, sắt hay đá là thuộc về người thường dùng. Các vua quan thì bằng thứ đá quý, ngọc ngà v.v… Các dấu, ấn thường được làm bằng các hình khác nhau nhưng thường là bằng hình trụ, hình nón, hoặc hình cái chày, hình bọ hung. Khảo cổ học chứng minh đời các vua dòng Hyksos thì người Ai cập làm dấu ấn theo hình bọ hung.
Về các dấu nhỏ được xem như con tem, thời xa xưa có ba bốn thứ khác nhau (IVua 1V 21:8, NeNe 9:38, Exo Er 8:2).
Thời xa xưa khi đi khỏi nhà người ta thường đóng cửa và niêm dấu lên. Sáp được đổ trên một sợi chỉ hay dây giăng qua cửa. Khi sáp còn mềm người ta bèn in con dấu lên (DaDn 6:17, Mat Mt 27:66).
2. Về hình bóng con dấu xác chứng quyền sở hữu hoặc trách nhiệm (Eph Ep 1:13
IITi 2Tm 2:19) khi một vật được in ấn hay dấu vào thì coi như chắc chắn, không lạc mất, không ai dám tháo gỡ (Eph Ep 4:30) chắc thật, không giả mạo (GiGa 3:33).
Một vật có ấn, dấu cũng chứng minh vật ấy là của riêng, hoặc bí mật, người ngoài cuộc không được tháo gỡ (DaDn 12:4, KhKh 10:4). Vật có in ấn, dấu vào cũng nói lên vật ấy không phải giả, lậu thuế v.v… mà là chân chánh, đàng hoàng ICo1Cr 9:2).
1. Đây là một con dấu được khắc bằng đá, ngọc, ngà hoặc bằng đất sét, gỗ v.v… Con dấu thường được làm bằng gỗ, sắt hay đá là thuộc về người thường dùng. Các vua quan thì bằng thứ đá quý, ngọc ngà v.v… Các dấu, ấn thường được làm bằng các hình khác nhau nhưng thường là bằng hình trụ, hình nón, hoặc hình cái chày, hình bọ hung. Khảo cổ học chứng minh đời các vua dòng Hyksos thì người Ai cập làm dấu ấn theo hình bọ hung.
Về các dấu nhỏ được xem như con tem, thời xa xưa có ba bốn thứ khác nhau (IVua 1V 21:8, NeNe 9:38, Exo Er 8:2).
Thời xa xưa khi đi khỏi nhà người ta thường đóng cửa và niêm dấu lên. Sáp được đổ trên một sợi chỉ hay dây giăng qua cửa. Khi sáp còn mềm người ta bèn in con dấu lên (DaDn 6:17, Mat Mt 27:66).
2. Về hình bóng con dấu xác chứng quyền sở hữu hoặc trách nhiệm (Eph Ep 1:13
IITi 2Tm 2:19) khi một vật được in ấn hay dấu vào thì coi như chắc chắn, không lạc mất, không ai dám tháo gỡ (Eph Ep 4:30) chắc thật, không giả mạo (GiGa 3:33).
Một vật có ấn, dấu cũng chứng minh vật ấy là của riêng, hoặc bí mật, người ngoài cuộc không được tháo gỡ (DaDn 12:4, KhKh 10:4). Vật có in ấn, dấu vào cũng nói lên vật ấy không phải giả, lậu thuế v.v… mà là chân chánh, đàng hoàng ICo1Cr 9:2).