Trước nhất xin độc giả lưu ý có hai
An-ti-ốt:
An-ti-ốt ở Xi-ri: Thành phố nầy toạ lạc trên bờ sông Ontores bây giờ gọi là Antakya ở miền đông nam nước Thổ Nhĩ Kỳ, ước độ 500 cây số phía bắc Giê-ru-sa-lem. Cóù thể nói Hội Thánh tại thành phố nầy là cái nôi truyền giáo (Cong Cv 13:1-3).
Chúng tôi không có ý trình bày về công cuộc xây dựng hay lịch sử của hai thành phố nầy nhưng trình bày về trường phái An-ti-ốt, có liên hệ thần học và triết học.
Sách Công vụ các sứ đồ thánh có ghi chép người ta bắt đầu xưng các Cơ-đốc nhân là Cơ-rê-ti-ên (Christianos) khi thánh Phao-lô đến truyền giáo ở đây (Cong Cv 11:26). Cũng tại Hội Thánh nầy Phao-lô làm căn cứ hay trụ sở truyền giáo và xuất phát các cuộc hành trình rất có kết quả, lập nhiều Hội Thánh. Phao-lô và Ba-na-ba cùng các tín hữu của Hội Thánh nầy đã dự hội nghị đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem, tranh luận vấn đề được xưng công bình bởi đức tin chớ không phải bởi luật pháp hoặc phép cắt bì. Nhưng chỉ khi vị giám mục Ignatius ở An-ti-ốt trong thế kỷ II SC đảm nhiệm thánh vụ và cai quản giáo phận to lớn nầy mới nhấn mạnh đến thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit. Trong bảy thư tín giám mục Ignatius viết cho bảy chi Hội Thánh chứng minh ông là một nhân vật mạnh mẽ bênh vực Đấng Krit đầy đủ thần tánh và nhân tánh.
Ông chống chủ thuyết hiện hình (Docetism) (xem bài Hiện hình thuyết trong tập bài Thánh Kinh Thần học) và giám mục Igatius chủ trương rằng Đức Chúa Trời thành nhục thể, được sanh ra bởi trinh nữ Ma-ri. Đấng Krit chịu chết để cứu rỗi nhân loại khỏi sự ngu dại và quyền lực của ma quỷ. Ngài đã phục sanh từ kẻ chết để cứu chúng ta. Tín nhân (người tin Chúa) không phải chỉ ở trong Đấng Krit mà còn làNgười Krit. Tiệc thánh là thịt và huyết của Đấng Krit dầu không chủ trương Biến thể thuyết. Giáo lý tình thương yêu huynh đệ trong Chúa là một giáo lý quan trọng mà thánh Ignatitius nêu lên. Cuối thế kỷ thứ II, thánh Theophilus ở An-ti-ốt còn triển khai giáo lý Logos (Lời) quy kê Logos Prophonikos vào công tác sáng tạo. Gần một thế kỷ sau thì Paul Samosta lên ngai giáo trưởng ở An-ti-ốt. Ông nhấn mạnh đến nhân tánh Đấng Krit. Đây là điểm đặc biệt của trường phái An-ti-ốt. Căn cứ theo chủ thuyết Duy nhất Thần thuyết, ông nhấn mạnh rằng Logos là Thần lực và là phần tâm trí của Chúa Cha ngự tọa trong Chúa Giê-xu từ ngày Ngài giáng sanh và Ngài bày tỏ mình như là Energeia.
Ông Paul Samosata cũng dám chủ trương rằng dầu Giê-xu đã mặc lấy Logos không như thường tình, nhưng không nên thờ lạy Ngài. Sự hiệp nhất của Ngài với Đức Chúa Trời chỉ vì một mục đích, một ý muốn, một tình thương yêu. Ông Paul cũng nói đến một phosòpon của Đức Chúa Trời và Logos và ông dùng từ Homoousios của Đấng Krit và của Chúa Cha, dầu vậy ông cũng nói Logos của Chúa Cha và Chúa Con không giống nhau. Vì vậy ông bị dứt phép thông công. Sau khi quân Lamã đế quốc tái chiếm An-ti-ốt ông mất gần hết uy tín và uy quyền. Phe chống đối ông không nhận từ Homoousos của Đấng Krit và của Chúa Cha nhưng từ nay lại được dùng là viên đá thử lửa của trường phái chánh giáo.
Sau khi ông Paul Samosata mất hết ảnh hưởng và quyền hành thì có một giáo viên xuất hiện. Ông tên là Lucian, ông trở nên danh tiếng. Ông tin nhận và tôn cao Đấng Krit lên không phải như Paul Samosata chủ trương. Ông giảng dạy và xưng Chúa Con đồng đẳng đồng quyền với Chúa Cha. Ông hằng căn cứ trên từ nguyên văn Hy lạp và giảng dạy Thánh Kinh khá bao quát cả về lịch sử cũng như cả về phê bình.
Những thập niên sau Giáo hội nghị Nicea (Nicée) thì tại An-ti-ốt dấy lên nhiều ý kiến, nhiều chủ trương đặc biệt đối với giáo thuyết Arius. John Chrysostom, nhà truyền đạo danh tiếng có “miệng bạc” đã sống và lớn lên trong bầu không khí ấy. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ân tứ giảng dạy. Ông đã nhấn mạnh đến giá trị luân lý đạo đức của Cơ-đốc giáo. Ông đã tiếp tục nhấn mạnh đến lịch sử giải kinh. Một trong các giáo viên của John Chrysostom là Diodorus, giám mục ở Tạt-sơ, được giáo hội nghị Constantinople năm 381 công nhận là một nhà thần học chánh đạo. Tuy nhiên, ông vẫn không thể tìm ra phương thức giải nghĩa sự liên hệ giữa thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit. Ông có quan niệm đây là tính chất kép.
Tiếp theo có ông Theodore, sau làm giám mục Mopsuestia đã giải luận môn phê bình lịch sử khá sâu rộng. Dầu vậy ông vẫn chưa tìm thấy giáo lý Ba Ngôi Cựu Ước. Ông Thoedore đã cũng trong phân biệt giáo lý Đức Chúa Trời và loài người. Logos đã hạ mình trở nên người.
Môn đệ của Theodore là Theodoret (457 SC) tiếp nối các công tác của thầy mình. Ông giải nghĩa theo lịch sử truyền thống và tập sách của ông về biện minh học rất rõ ràng và rất đúng phương pháp. Ông nhấn mạnh đến sự khác biệt quyết định giữa Đức Chúa Trời và loài người.
Về Đấng Krit học thì ông chịu ảnh hưởng của Nestorius rất mạnh. Đến đây Nestorius đã trở nên một lãnh tụ rất danh tiếng của trường phái An-ti-ốt. Với tánh tự tin, năng nổ, mãnh liệt cùng chủ quan. Tuy nhiên ông không phải là một học giả, ông đã bước sâu vào khoa Thần học. Ông nhấn mạnh đến nhân tánh của Chúa Giê-xu, dầu ý định của ông không phải là tà giáo. ông chủ trương sự liên hiệp của thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit thuộc về tánh cách tình nguyện. Nhưng điều ấy không nói lên có một prosopon của Ngài. Ông Nestorius cũng dấy lên phong trào chống lại từ Theotokos (xem bài Mẹ của Đức Chúa Trời) và áp dụng cho trinh nữ Ma-ri.
Luận về thần tánh và nhân tánh của Chúa Giê-xu ông đã phân chia ra một cách nguy hiểm táo bạo.
Sắc lệnh của hoàng đế Justinian (543 SC) mang lại một không khí bất lợi cho trường phái An-ti-ốt, vì đã lên án các văn phẩm của Theodore ở Mopsuesta và cả của Theodoret nữa. Giáo hội nghị Constantinople năm 553 SN đã định các văn phẩm của trường phái An-ti-ốt.
Sau đó các giám mục của trường phái An-ti-ốt phân rẽ khỏi Giáo hội của nhà nước Hoàng đế.
Tiếp theo vào năm 637 An-ti-ốt vì sụp đổ lâm vào tay Hồi giáo nên trường phái An-ti-ốt không còn ảnh hưởng bao nhiêu.
(Học viên xem thêm phần phụ lục ở Thánh Kinh Thần học, luận về hệ phái Nestorius).
An-ti-ốt ở Xi-ri: Thành phố nầy toạ lạc trên bờ sông Ontores bây giờ gọi là Antakya ở miền đông nam nước Thổ Nhĩ Kỳ, ước độ 500 cây số phía bắc Giê-ru-sa-lem. Cóù thể nói Hội Thánh tại thành phố nầy là cái nôi truyền giáo (Cong Cv 13:1-3).
Chúng tôi không có ý trình bày về công cuộc xây dựng hay lịch sử của hai thành phố nầy nhưng trình bày về trường phái An-ti-ốt, có liên hệ thần học và triết học.
Sách Công vụ các sứ đồ thánh có ghi chép người ta bắt đầu xưng các Cơ-đốc nhân là Cơ-rê-ti-ên (Christianos) khi thánh Phao-lô đến truyền giáo ở đây (Cong Cv 11:26). Cũng tại Hội Thánh nầy Phao-lô làm căn cứ hay trụ sở truyền giáo và xuất phát các cuộc hành trình rất có kết quả, lập nhiều Hội Thánh. Phao-lô và Ba-na-ba cùng các tín hữu của Hội Thánh nầy đã dự hội nghị đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem, tranh luận vấn đề được xưng công bình bởi đức tin chớ không phải bởi luật pháp hoặc phép cắt bì. Nhưng chỉ khi vị giám mục Ignatius ở An-ti-ốt trong thế kỷ II SC đảm nhiệm thánh vụ và cai quản giáo phận to lớn nầy mới nhấn mạnh đến thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit. Trong bảy thư tín giám mục Ignatius viết cho bảy chi Hội Thánh chứng minh ông là một nhân vật mạnh mẽ bênh vực Đấng Krit đầy đủ thần tánh và nhân tánh.
Ông chống chủ thuyết hiện hình (Docetism) (xem bài Hiện hình thuyết trong tập bài Thánh Kinh Thần học) và giám mục Igatius chủ trương rằng Đức Chúa Trời thành nhục thể, được sanh ra bởi trinh nữ Ma-ri. Đấng Krit chịu chết để cứu rỗi nhân loại khỏi sự ngu dại và quyền lực của ma quỷ. Ngài đã phục sanh từ kẻ chết để cứu chúng ta. Tín nhân (người tin Chúa) không phải chỉ ở trong Đấng Krit mà còn làNgười Krit. Tiệc thánh là thịt và huyết của Đấng Krit dầu không chủ trương Biến thể thuyết. Giáo lý tình thương yêu huynh đệ trong Chúa là một giáo lý quan trọng mà thánh Ignatitius nêu lên. Cuối thế kỷ thứ II, thánh Theophilus ở An-ti-ốt còn triển khai giáo lý Logos (Lời) quy kê Logos Prophonikos vào công tác sáng tạo. Gần một thế kỷ sau thì Paul Samosta lên ngai giáo trưởng ở An-ti-ốt. Ông nhấn mạnh đến nhân tánh Đấng Krit. Đây là điểm đặc biệt của trường phái An-ti-ốt. Căn cứ theo chủ thuyết Duy nhất Thần thuyết, ông nhấn mạnh rằng Logos là Thần lực và là phần tâm trí của Chúa Cha ngự tọa trong Chúa Giê-xu từ ngày Ngài giáng sanh và Ngài bày tỏ mình như là Energeia.
Ông Paul Samosata cũng dám chủ trương rằng dầu Giê-xu đã mặc lấy Logos không như thường tình, nhưng không nên thờ lạy Ngài. Sự hiệp nhất của Ngài với Đức Chúa Trời chỉ vì một mục đích, một ý muốn, một tình thương yêu. Ông Paul cũng nói đến một phosòpon của Đức Chúa Trời và Logos và ông dùng từ Homoousios của Đấng Krit và của Chúa Cha, dầu vậy ông cũng nói Logos của Chúa Cha và Chúa Con không giống nhau. Vì vậy ông bị dứt phép thông công. Sau khi quân Lamã đế quốc tái chiếm An-ti-ốt ông mất gần hết uy tín và uy quyền. Phe chống đối ông không nhận từ Homoousos của Đấng Krit và của Chúa Cha nhưng từ nay lại được dùng là viên đá thử lửa của trường phái chánh giáo.
Sau khi ông Paul Samosata mất hết ảnh hưởng và quyền hành thì có một giáo viên xuất hiện. Ông tên là Lucian, ông trở nên danh tiếng. Ông tin nhận và tôn cao Đấng Krit lên không phải như Paul Samosata chủ trương. Ông giảng dạy và xưng Chúa Con đồng đẳng đồng quyền với Chúa Cha. Ông hằng căn cứ trên từ nguyên văn Hy lạp và giảng dạy Thánh Kinh khá bao quát cả về lịch sử cũng như cả về phê bình.
Những thập niên sau Giáo hội nghị Nicea (Nicée) thì tại An-ti-ốt dấy lên nhiều ý kiến, nhiều chủ trương đặc biệt đối với giáo thuyết Arius. John Chrysostom, nhà truyền đạo danh tiếng có “miệng bạc” đã sống và lớn lên trong bầu không khí ấy. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ân tứ giảng dạy. Ông đã nhấn mạnh đến giá trị luân lý đạo đức của Cơ-đốc giáo. Ông đã tiếp tục nhấn mạnh đến lịch sử giải kinh. Một trong các giáo viên của John Chrysostom là Diodorus, giám mục ở Tạt-sơ, được giáo hội nghị Constantinople năm 381 công nhận là một nhà thần học chánh đạo. Tuy nhiên, ông vẫn không thể tìm ra phương thức giải nghĩa sự liên hệ giữa thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit. Ông có quan niệm đây là tính chất kép.
Tiếp theo có ông Theodore, sau làm giám mục Mopsuestia đã giải luận môn phê bình lịch sử khá sâu rộng. Dầu vậy ông vẫn chưa tìm thấy giáo lý Ba Ngôi Cựu Ước. Ông Thoedore đã cũng trong phân biệt giáo lý Đức Chúa Trời và loài người. Logos đã hạ mình trở nên người.
Môn đệ của Theodore là Theodoret (457 SC) tiếp nối các công tác của thầy mình. Ông giải nghĩa theo lịch sử truyền thống và tập sách của ông về biện minh học rất rõ ràng và rất đúng phương pháp. Ông nhấn mạnh đến sự khác biệt quyết định giữa Đức Chúa Trời và loài người.
Về Đấng Krit học thì ông chịu ảnh hưởng của Nestorius rất mạnh. Đến đây Nestorius đã trở nên một lãnh tụ rất danh tiếng của trường phái An-ti-ốt. Với tánh tự tin, năng nổ, mãnh liệt cùng chủ quan. Tuy nhiên ông không phải là một học giả, ông đã bước sâu vào khoa Thần học. Ông nhấn mạnh đến nhân tánh của Chúa Giê-xu, dầu ý định của ông không phải là tà giáo. ông chủ trương sự liên hiệp của thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit thuộc về tánh cách tình nguyện. Nhưng điều ấy không nói lên có một prosopon của Ngài. Ông Nestorius cũng dấy lên phong trào chống lại từ Theotokos (xem bài Mẹ của Đức Chúa Trời) và áp dụng cho trinh nữ Ma-ri.
Luận về thần tánh và nhân tánh của Chúa Giê-xu ông đã phân chia ra một cách nguy hiểm táo bạo.
Sắc lệnh của hoàng đế Justinian (543 SC) mang lại một không khí bất lợi cho trường phái An-ti-ốt, vì đã lên án các văn phẩm của Theodore ở Mopsuesta và cả của Theodoret nữa. Giáo hội nghị Constantinople năm 553 SN đã định các văn phẩm của trường phái An-ti-ốt.
Sau đó các giám mục của trường phái An-ti-ốt phân rẽ khỏi Giáo hội của nhà nước Hoàng đế.
Tiếp theo vào năm 637 An-ti-ốt vì sụp đổ lâm vào tay Hồi giáo nên trường phái An-ti-ốt không còn ảnh hưởng bao nhiêu.
(Học viên xem thêm phần phụ lục ở Thánh Kinh Thần học, luận về hệ phái Nestorius).