Trong giáo nghi, nghi thức, thánh lễ,
các buổi thờ phượng, từ “Ba lần thánh” được dùng giảng dạy hoặc ca hát đều căn
cứ ở EsIs 6:3 (xem lại Ngữ
vựng Thần học, từ Trisagion).
Vào giữa thế kỷ thứ V, khi Proclus giữ chức Giáo chủ (434-446) thì có áp dụng hình thức nầy: “Thánh thay Đức Chúa Trời! Thánh thay và mạnh sức thay! Thánh thay và bất tử thay Đức Chúa Trời! Xin thương xót chúng tôi!”.
Trong giáo nghi của Galican cũng có câu nầy. Sau đó thì được đưa vào nghi thức hay giáo nghi của Giáo hội La - mã. Giáo hội nghị Chalcedon chính thức công nhận năm 451 SC.
Tuy nhiên khi có câu “Là Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự giá vì chúng ta” (xen vào sau từ bất tử), thì có sự tranh cãi giữa nhóm Duy nhứt Tánh thuyết và nhóm Duy nhứt Thần thuyết. Như vậy gốc tích của từ vựng hay cụm từ “Ba lần thánh” không được bảo tồn nguyên vẹn.
Tuy nhiên chỉ Hy Lạp Giáo hội và La-mã Giáo hội dùng trong các thánh lễ và trong các cuộc thờ phượng mình thôi.
Giáo hội Tin Lành có bài thánh ca 40 đề tài là “Ba lần thánh thay!”.
Vào giữa thế kỷ thứ V, khi Proclus giữ chức Giáo chủ (434-446) thì có áp dụng hình thức nầy: “Thánh thay Đức Chúa Trời! Thánh thay và mạnh sức thay! Thánh thay và bất tử thay Đức Chúa Trời! Xin thương xót chúng tôi!”.
Trong giáo nghi của Galican cũng có câu nầy. Sau đó thì được đưa vào nghi thức hay giáo nghi của Giáo hội La - mã. Giáo hội nghị Chalcedon chính thức công nhận năm 451 SC.
Tuy nhiên khi có câu “Là Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự giá vì chúng ta” (xen vào sau từ bất tử), thì có sự tranh cãi giữa nhóm Duy nhứt Tánh thuyết và nhóm Duy nhứt Thần thuyết. Như vậy gốc tích của từ vựng hay cụm từ “Ba lần thánh” không được bảo tồn nguyên vẹn.
Tuy nhiên chỉ Hy Lạp Giáo hội và La-mã Giáo hội dùng trong các thánh lễ và trong các cuộc thờ phượng mình thôi.
Giáo hội Tin Lành có bài thánh ca 40 đề tài là “Ba lần thánh thay!”.