BA NGÔI


Thánh Kinh Tân Cựu Ước không đề cập đến từ thần học: “Ba Ngôi”. Từ nầy được Giáo phụ Tertullian dùng vào thập kỷ cuối của thế kỷ thứ II. Nhưng đến thế kỷ thứ IV Giáo hội mới dùng đến từ nầy. Giáo hội dùng từ nầy để xác nhận đức tin mình và cũng để xác chứng với thế gian Đức Chúa Trời có một, nhưng có Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh như bài Tín điều các sứ đồ đã lưu truyền lại. Và lời xưng nhận nầy cũng đã được các Giáo phụ Tertullian, Athanasius và Augustine truyền rao chứng quyết.
Sự khải thị của Đức Chúa Trời cũng đã minh định:
Như đã trình bày trên Thánh Kinh không hề dùng từ “Ba Ngôi”. Tuy nhiên khi đọc, học Lời Chúa từ Cựu Ước qua Tân Ước chúng ta nhận thấy sự mạc khải của Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Trong Kinh Cựu Ước thì giáo lý Ba Ngôi như ẩn tàng và bước qua Tân Ước thì lại được mạc khải rõ ràng, tường tận. Khi mới đọc Kinh Cựu Ước thì qua các khúc đoạn câu chúng ta khó hiểu hoặc quyết định đó là sự mạc khải Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng đọc đến Tân Ước rồi đem so sánh hoặc phân tích, áp dụng thì rõ ràng giáo lý Ba Ngôi ẩn tàng trong Cựu Ước và trong Tân Ước minh giải cho. Thánh Kinh giải nghĩa Thánh Kinh là vậy.
Kinh Cựu Ước
Mở sách Sáng thế ký (Khởi thuỷ) ra và mắt chúng ta vừa đọc đến SaSt 1:2-3 thì tâm trí chúng ta đã suy nghĩ đến Đức Chúa Trời, Thần Đức Chúa Trời và Lời Chúa phán rồi.
Theo mấy câu nầy Lời Chúa mạc khải cho chúng ta thấy Ê-lô-him Đấng Tạo Hoá đã dựng nên trời đất vũ trụ bởi Ngôi Lời và Thánh Linh (Thần) Ngài.
SaSt 1:26 Đức Chúa Trời nói rằng: “Chúng ta hãy nắn nên con người như ảnh tượng của chúng ta và giống như chúng ta”. Tiếp qua câu 27 chép: “Vậy như ảnh tượng của Ngài Đức Chúa Trời dựng nên con người như ảnh tượng của Đức Chúa Trời mà Ngài sáng tạo nên con người, Ngài đã sáng tạo nên họ là người nam và người nữ”. Xin chú ý SaSt 1:26 thì chủ từ “chúng ta” là đa số; nhưng câu 27 thì chủ từ “Đức Chúa Trời” lại là thiểu số (số ít). Trường hợp rất nổi bật khiến chúng ta phải suy nghĩ vì chủ ngữ đa số liền thay đổi ra thiểu số. Trường hợp nầy do Chúa muốn mạc khải sự hiệp một của Đức Chúa Trời Ba Ngôi vậy. Nhiều câu khúc đoạn khác cũng mạc khải cho chúng ta về Ba Ngôi Đức Chúa Trời nhưng hiệp một.
EsIs 63:8-20 mạc khải cho tôi con Chúa Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Câu 8 chép “Đức Chúa Trời phán”. Câu 9 chép “Đức Chúa Trời của Gia-vê đi trước ho”ï chính là Ngôi Hai chưa giáng sinh. Câu 10 nói “Thần (Thánh Linh) của Đức Chúa Trời buồn rầu vì dân Chúa quên bỏ, bội nghịch Chúa”.
Sự khôn ngoan được nhân cáùch hoá (
ChCn 8:2-36Giop G 28:23-27). Vậy sự khôn ngoan nầy là ai? Đây là Ngôi Hai.
XuXh 31:3, Dan Ds 11:25, Cac Tl 3:10 nói đến Thần linh, sự khôn ngoan, thông sáng v.v…
Ba Ngôi chẳng những được mạc khải trong công tác sáng tạo mà cả trong công cuộc cứu rỗi nữa. Thiên sứ Gia-vê đã xuất hiện nhiều lần và đã nhậm của lễ thiêu, sự tôn trọng và sự cảm tạ v.v… (
SaSt 16:2,13, 22:1 -16).
Cũng có những trường hợp thiên sứ xuất hiện nhưng không nhận sự thờ phượng, sự tôn trọng và sự cảm tạ của loài người.
EsIs 7:14, 9:6 lại mạc khải Đấng Mê-xi-a xuất hiện có thần linh và nhân tánh.
Linh của Đức Chúa Trời cũng đặc biệt có liên hệ với sự mạc khải và sự cứu chuộc cũng như tuyên bố về thánh chức của Ngôi Hai là Đấng Mê-xi-a và trình bày sự chuẩn bị của công tác Ngài như có chép ở
EsIs 11:2, 42:1, 6:12. Còn dân sự Ngài thành cần phải có đức tin và vâng lời như các tiên tri đã khuyến cáo và dự ngôn (Gio Ge 2:28, EsIs 32:15, Exe Ed 36:26-27).
Một bằng chứng rất hiển nhiên nói lên Ba Ngôi Đức Chúa Trời thực hữu như thiên sứ, sứ giả, thiên sứ Gia-vê đã xuất hiện nhiều lần, là thiên sứ, sứ giả do Đức Chúa Trời Gia-vê sai phái đến hoàn tất nhiều công tác khi xưa có liên hệ đến con người và dân thánh. Thiên sứ, sứ giả nầy có khi cảnh cáo, quở trách, có khi lại ban phước lành, có khi giải cứu dân Chúa.
Dan Ds 6:34 có chép lời chúc phước của A-rôn và được trích lại ở IICo 2Cr 13:13 cũng là một lời chứng rất quan trọng giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Kinh Tân Ước

Thánh Kinh Tân Ước làm chứng rất hùng hồn và mạnh mẽ về giáo lý Ba Ngôi. Khi nghiên cứu Lời Chúa, sự mạc khải trong Thánh Kinh thì không nên in trí trước và nghi ngờ, nhưng cần có công tâm và tinh thần chân thật. Nghĩa là chớ ngờ vực các trước giả (tác giả) 66 sách của Cựu Ước và Tân Ước đã rập nhau, cấu kết nhau để tạo nên những giáo lý trong Thánh Kinh.
Sáng thế ký (Khởi thuỷ) Beresith trong câu 1, 2, 3 đã mạc khải Ba Ngôi rồi. Và suốt qua 39 quyển của Cựu Ước thì giáo lý nầy tiệm tiến mạc khải. Vào thời Tân Ước thì không còn mạc khải bằng lời, ví dụ, tiên tri, dự ngôn nữa nhưng giáo lý Ba Ngôi đã hoàn toàn ứng nghiệm. Đức Chúa Trời Cha sai phái Chúa Con và Chúa Cha và Con sai phái Thánh Linh giáng lâm trong ngày Ngũ tuần.
Kỳ diệu biết bao, kết thúc các sách tiên tri và trong 400 năm yên lặng con dân của Chúa vẫn ý thức rằng Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Vì sao? Vì họ luôn luôn mong chờ Mê-xi-a, Đấng chịu xức dầu từ Đức Chúa Trời sớm xuất hiện cứu chuộc họ. Vừa kết thúc 400 năm yên lặng Đức Chúa Trời sai tiên tri tiền hô của Ngài đến rao giảng Tin Lành của Chúa và sự ăn năn. Ông làm báp-têm cho dân sự Chúa bằng nước và tuyên bố rằng: “Tôi làm báp-têm trong nước cho các ông để ăn năn. Nhưng Đấng đang đến sau tôi, hơn tôi, tôi không xứng đáng để xách dép Ngài. Ngài sẽ làm báp-têm trong Thánh Linh và lửa cho các ông” (
Mat Mt 3:11-Bản dịch 90). Giáo lý Ba Ngôi đã được rao lên qua lời giảng dạy và làm Báp-têm của thánh Giăng Báp-tít.
(1) Ba Ngôi Đức Chúa Trời được mạc khải trong lời báo Tin Lành của thiên sứ cho trinh nữ Ma-ri (
LuLc 1:35) “Thánh Linh sẽ giáng trên cô, và quyền năng của Đấng cao cả che phủ cô. Vậy Con thánh cô sanh ra sẽ được gọi là con trai của Đức Chúa Trời”. (Bản dịch 90). Đức Chúa Trờiø Cha và Thánh Linh cộng tác để đưa Chúa con giáng trần, đầu thai và giáng trần qua trinh nữ Ma-ri.
(2) Trước khi Chúa Con bắt đầu thi hành thánh vụ thì Ngài hạ mình làm theo luật pháp chịu lễ báp-têm như một người thường. “Khi Giê-xu chịu báp-têm rồi, tức thì đi lên khỏi nước, thì kìa các từng trời mở ra và Ngài thấy Linh của Đức Chúa Trời giáng xuống như hình chim bồ câu đậu trên Ngài. Và nầy có tiếng từ các từng trời nói rằng: “Nầy là Con trai yêu dấu của Ta, trong Con, Ta hài lòng” (
Mat Mt 3:16,17-Bản dịch 90). Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã tỏ ra một lần minh bạch.
(3) Trong khi thi hành thánh chức, Chúa Giê-xu nhiều lần mạc khải Đức Chúa Trời Ba Ngôi cho dân chúng. Chúa Giê-xu cũng nói đến sự cộng tác giữa Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh (xin đọc
GiGa 14:7,9,10). Chúa Giê-xu đã nhấn mạnh đến vấn đề Ngài cầu xin Cha và Cha ban một Đấng dạy dỗ. Đấng Yên ủi sẽ ở luôn luôn mãi mãi với tôi con Chúa. GiGa 24:16-26 Chúa phân biệt về ngôi vị nhưng đã nói về sự hiệp nhất và giống nhau.
Chúa Cha là Đức Chúa Trời sai phái Chúa Con cũng là Đức Chúa Trời, và Chúa Con là Đức Chúa Trời lại sai phái Chúa Thánh Linh. Cơ bản của đức tin Cơ-đốc giáo là hai sự phát xuất của Thánh Linh. Chúa Giê-xu luôn luôn tuyên bố Ngài không chỉ hậu duệ (thuộc dòng dõi) vua Đa-vít mà thôi, nhưng từ Đấng hay Nguồn gốc vua Đa-vít được sinh ra (
Mat Mt 22:4). Điều nầy cũng chứng minh thần tánh và sự tiền thực hữu của Ngài nữa.
(4) Mệnh lệnh của Chúa ban cho môn đệ Ngài trước khi Ngài về trời cũng như xác chứng Ba Ngôi (
Mat Mt 28:19,20) “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh mà làm báp-têm”.
(5) Các thư tín và sách Khải thị cũng nói đến giáo lý Ba Ngôi. Chúng ta cần nói đến giáo lý Ba Ngôi trong sách Công vụ các sứ đồ thánh, Dầu Chúa Giê-xu nhiều lần đã nói đến sự giáng lâm của Thánh Linh, nhưng trong ngày lễ Ngũ tuần Chúa Thánh Linh đã ngự xuống và mỗi môn đệ kinh nghiệm sự đầy tràn của Ngài.
Thánh Phi-e-rơ đã làm chứng: “Giê-xu nầy mà Đức Chúa Trời đã khiến sống lại mà tất cả chúng tôi là chứng nhân về điều đó. Vậy Ngài đã được tôn cao lên bên hữu Đức Chúa Trời và nhận được từ Cha lời hứa của Thánh Linh thì Ngài đã đổ xuống như điều các ông, các anh chị em đã thấy và nghe (
Cong Cv 2:32,33).
Thư tín ICô-rinh-tô có ghi chép các ân tứ của Thánh Linh và cáùc công tác khác nhau từ Đức Chúa Trời giao phó cho do sự hà hơi và cảm thúc của Thánh Linh
ICo1Cr 12:4-6).
Thánh Phi-e-rơ cũng luận đến sự cứu chuộc phát xuất từ Nguồn gốc Ba Ngôi (
IPhi 1Pr 1:2).
Lời chúc phước của các sứ đồ cũng có Ba Ngôi được ban bố cho Hội chúng khi buổi thờ phượng được kết thúc (
IICo 2Cr 13:13) (các bản dịch khác thuộc câu 14).
Như vậy, Hội Thánh các sứ đồ được xây dựng trên giáo lý Ba Ngôi. Đức Chúa Trời Ba Ngôi hiệp một. một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, Tam vị nhứt thể, Từ lúc ban đầu không có sự nghi ngờ tranh cãi giữa Hội Thánh Ngài và Hội Thánh vẫn được tiếp tục tăng trưởng, phát triển đến ngày nay.
Tôi con Chúa cần nghiên cứu để quán triệt giáo lư nầy th́ nên tra cứu thêm các bộ Hệ thống Thần học ở tập Thượng đế học vậy. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.