BÀI TRỪ THÁNH TƯỢNG

Vào thế kỷ thứ 8 Leo III đã dùng từ liệu “Bài trừ thánh tượng” (Iconoclasm). Từ nầy có nghĩa “người đập bể hình tượng”.
Căn cứ vào Mười Điều Răn của Chúa Gia-vê và Thánh Kinh Tân Ước dạy dỗ và nghiêm cấm thờ hình tượng hoặc tạo dựng nên hình tượng, nên Giáo hội nghị tại Constantinople (745 SC) đã phê chuẩn vấn đề bài trừ thánh tượng. Khi các Hội Thánh Đông phương nhận biết người Do-thái cũng như người Hồi giáo không thờ ảnh tượng, và coi mình là những người thờ hình tượng thì cũng tán trợ sự bài trừ thánh tượng.
Nhưng rất tiếc những tôi con Chúa trong thế kỷ ấy dầu sốt sắng tuân giữ Lời Chúa mà bài trừ việc thờ lạy ảnh tượng, nhưng vẫn còn mê tín dị đoan như đeo thánh giá và nhờ cậy sự cầu thay các thánh (đã qua đời). Đến thế kỷ thứ 16, khi có cuộc Cải chánh, trước hết các nhà Cải chánh là những người bài trừ ảnh tượng, sau đó là các Cơ-đốc nhân chân chính cũng hết lòng kính sợ Chúa bài trừ ảnh tượng. Tuy nhiên, họ còn dùng ảnh tượng như thị cụ để miêu tả Thánh Kinh cho tín đồ và người ngoại dễ hiểu. Trong các kỳ lễ như lễ Chúa giáng sanh, Phục sanh, các nhà thờ Tin Lành treo các ảnh Chúa Giê-xu Krit v.v… làm cho người ngoại hiểu lầm người Tin Lành vẫn thờ ảnh tượng. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.