Mỗi tôn giáo đều có bàn thờ làm nơi
trung tâm dâng của lễ để thờ phượng. Cựu Ước có nói đến các tổ phụ I-xơ-ra - ên
lập bàn thờ. Bàn thờ biểu tượng sự hiện diện của Chúa hoặc vị thần họ thờ lạy.
Mô-se trao một phân nửa huyết và của tế lễ cho dân sự và một phần nửa trên bàn thờ. Như vậy dân sự có sự tương thông, tương giao với Đức Chúa Trời. Ở ICo1Cr 10:18 Phao-lô có nói về ý nghĩa ấy.
1. Kỷ niệm:
Các tổ phụ I-xơ-ra-ên chỉ có ý trước hết lập một trụ bia kỷ niệm sự hiện ra của Chúa với mình. “Gia-vê hiện ra cùng Áp-ra-ham và nói với ngươi: Ta sẽ ban xứ nầy cho dòng dõi ngươi”. Ông bèn xây một bàn thờ cho Gia-vê là Đấng đã hiện ra với ông.(SaSt 12:7). Ngoài ra các tổ phụ cũng dâng tế lễ và làm lễ quán trên bàn thờ nữa. Khởi thuỷ (Sáng) SaSt 33:20, 35:1-7, Cac Tl 6:24). Ban đầu họ dùng một tảng đá, lần lần dùng đá gạch xây lên. Các con cháu của các tổ phụ biến các bàn thờ nên chỗ ton sùng cao trọng hơn, chẳng những là một nơi kỷ niệm, nhớ đến Chúa đã hiện ra mà còn là nơi để hành hương nữa. Vậy nên dân I-xơ-ra - ên cứ lũ lượt đến Bê-tên (SaSt 35:7), Xi-chem (SaSt 33:19), Ghinh-ganh (Gios Gs 4:20) rồi đến Giê - ru-sa-lem (Cac Tl 19:10) để thờ phượng và hành hương.
Khi dân I-xơ-ra-ên vào chiếm đất Ca-na-an thì vì lòng sốt sắùng mà họ phá huỷ các bàn thờ của dân bản xư thờ lạy hình tượng và các tà thần Ba-anh, Át-tạt-tê v.v…
Nhưng sau đó họ đã đua nhau dựng bàn thờ ở những chỗ cao. Còn Ma-na-se và A-cha đã dám dựng bàn thờ kiểu mẫu ngoại bang vào Đền Thờ Gia-vê (IIVua 2V 16:10-1621:5). Các tiên tri đã quở trách dân sự về vấn đề lập nhiều bàn thờ như thế. Vì đã làm cho Đạo Chúa suy thoái
(1) Họ quên rằng Bàn thờ chỉ là kỷ niệm để nhớ đến Chúa Gia-vê thôi.
(2) Họ đã biến cuộc thờ phượng Gia-vê như cuộc thờ phượng các tà thần khác.
2. Tập trung cuộc thờ phượng
Khi dân I-xơ-ra-ên tập trung cuộc thờ phượng thì họ xây dựng một Đền Thờ, một bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem. Và hằng năm họ đến thờ phượng Chúa Gia-vê trước bàn thờ nầy. Bàn thờ nầy biểu tượng trong sự hiện diện Gia - vê (IIVua 2V 23:8, IVua 1V 8:63). Bàn thờ nầy được bọc bằng đồng và họ đã dâng hàng ngàn, hàng vạn của lễ trên bàn thờ ấy. Những sừng ló ra trên bàn thờ biểu tượng nơi ẩn náu (IIVua 2V 1:50, 2:28) và theo nghi thức thường được bôi bằng huyết. Các thầy tư tế có phận sự đứng trước bàn thờ dâng tế lễ, còn người Lê-vi có trách nhiệm coi sóc bàn thờ (DaDn 3:6-10). Sách Ê-xê-chi-ên có phác họa kiểu mẫu Đền Thờ tương lai có bàn thờ và các vật dụng.
Bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem đã bị phá huỷ, Đền Thờ tiêu tan. Không Đền Thờ, không của lễ, không thầy tư tế, dân I - xơ-ra-ên bị phát vãn, tù đày làm nô lệ, phu tù. Nhưng theo chiếu chỉ của vua Xi-ru, Đa-ri-út v.v… Họ đã trở về xây dựng lại bàn thờ (Exo Er 3:3). Về thời Mắc-ca-bê cũng vậy, Giu-đa Mắc-ca-bê đã xây dựng lại bàn thờ (IMcb 4:44-59). Trước giả Thánh thi (Thi) dâng lòng mình làm bàn thờ phượng Gia-vê (Thi Tv 26:6, 43:4, 84:4, 118:27).
3. Chúa Giê-xu vào bàn thờ.
Chúa Giê-xu trong khi còn tại thế đã nhiều lần đề cập đến bàn thờ (Mat Mt 23:16-21). Khi Chúa Giê-xu đến gần bàn thờ dâng của lễ tức đến gần Chúa và khi đến gần Chúa thì không thể đến với tấm lòng giận dữ, thù hận ai. Cuộc thờ phượng xưa chưa tuyên bố chấm dứt. Thân thể Chúa là Đền Thờ (GiGa 2:21) nhưng không thấy nói đến bàn thờ.
Sách Khải thị (Thần mặc thị) có nói các linh hồn tử vì đạo ở dưới bàn thờ, có ngọn lửa cháy bùng lên, có mùi thơm bay lên trước sự hiện diện Đức Chúa Trời, tức là lời cầu nguyện các thánh (KhKh 8:3). Chỉ có một bàn thờ và một của lễ có mùi thơm cho Đức Chúa Trời thôi (HeDt 10:14); Đấng Krit là của lễ ở trên bàn thờ ấy.
Thân thể chúng ta là Đền Thờ của Đức Chúa Trời, tâm hồn, lòng dạ chúng ta là bàn thờ cần được trong sạch để thờ phượng Chúa (RoRm 12:1, Mat Mt 5:8).
Mô-se trao một phân nửa huyết và của tế lễ cho dân sự và một phần nửa trên bàn thờ. Như vậy dân sự có sự tương thông, tương giao với Đức Chúa Trời. Ở ICo1Cr 10:18 Phao-lô có nói về ý nghĩa ấy.
1. Kỷ niệm:
Các tổ phụ I-xơ-ra-ên chỉ có ý trước hết lập một trụ bia kỷ niệm sự hiện ra của Chúa với mình. “Gia-vê hiện ra cùng Áp-ra-ham và nói với ngươi: Ta sẽ ban xứ nầy cho dòng dõi ngươi”. Ông bèn xây một bàn thờ cho Gia-vê là Đấng đã hiện ra với ông.(SaSt 12:7). Ngoài ra các tổ phụ cũng dâng tế lễ và làm lễ quán trên bàn thờ nữa. Khởi thuỷ (Sáng) SaSt 33:20, 35:1-7, Cac Tl 6:24). Ban đầu họ dùng một tảng đá, lần lần dùng đá gạch xây lên. Các con cháu của các tổ phụ biến các bàn thờ nên chỗ ton sùng cao trọng hơn, chẳng những là một nơi kỷ niệm, nhớ đến Chúa đã hiện ra mà còn là nơi để hành hương nữa. Vậy nên dân I-xơ-ra - ên cứ lũ lượt đến Bê-tên (SaSt 35:7), Xi-chem (SaSt 33:19), Ghinh-ganh (Gios Gs 4:20) rồi đến Giê - ru-sa-lem (Cac Tl 19:10) để thờ phượng và hành hương.
Khi dân I-xơ-ra-ên vào chiếm đất Ca-na-an thì vì lòng sốt sắùng mà họ phá huỷ các bàn thờ của dân bản xư thờ lạy hình tượng và các tà thần Ba-anh, Át-tạt-tê v.v…
Nhưng sau đó họ đã đua nhau dựng bàn thờ ở những chỗ cao. Còn Ma-na-se và A-cha đã dám dựng bàn thờ kiểu mẫu ngoại bang vào Đền Thờ Gia-vê (IIVua 2V 16:10-1621:5). Các tiên tri đã quở trách dân sự về vấn đề lập nhiều bàn thờ như thế. Vì đã làm cho Đạo Chúa suy thoái
(1) Họ quên rằng Bàn thờ chỉ là kỷ niệm để nhớ đến Chúa Gia-vê thôi.
(2) Họ đã biến cuộc thờ phượng Gia-vê như cuộc thờ phượng các tà thần khác.
2. Tập trung cuộc thờ phượng
Khi dân I-xơ-ra-ên tập trung cuộc thờ phượng thì họ xây dựng một Đền Thờ, một bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem. Và hằng năm họ đến thờ phượng Chúa Gia-vê trước bàn thờ nầy. Bàn thờ nầy biểu tượng trong sự hiện diện Gia - vê (IIVua 2V 23:8, IVua 1V 8:63). Bàn thờ nầy được bọc bằng đồng và họ đã dâng hàng ngàn, hàng vạn của lễ trên bàn thờ ấy. Những sừng ló ra trên bàn thờ biểu tượng nơi ẩn náu (IIVua 2V 1:50, 2:28) và theo nghi thức thường được bôi bằng huyết. Các thầy tư tế có phận sự đứng trước bàn thờ dâng tế lễ, còn người Lê-vi có trách nhiệm coi sóc bàn thờ (DaDn 3:6-10). Sách Ê-xê-chi-ên có phác họa kiểu mẫu Đền Thờ tương lai có bàn thờ và các vật dụng.
Bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem đã bị phá huỷ, Đền Thờ tiêu tan. Không Đền Thờ, không của lễ, không thầy tư tế, dân I - xơ-ra-ên bị phát vãn, tù đày làm nô lệ, phu tù. Nhưng theo chiếu chỉ của vua Xi-ru, Đa-ri-út v.v… Họ đã trở về xây dựng lại bàn thờ (Exo Er 3:3). Về thời Mắc-ca-bê cũng vậy, Giu-đa Mắc-ca-bê đã xây dựng lại bàn thờ (IMcb 4:44-59). Trước giả Thánh thi (Thi) dâng lòng mình làm bàn thờ phượng Gia-vê (Thi Tv 26:6, 43:4, 84:4, 118:27).
3. Chúa Giê-xu vào bàn thờ.
Chúa Giê-xu trong khi còn tại thế đã nhiều lần đề cập đến bàn thờ (Mat Mt 23:16-21). Khi Chúa Giê-xu đến gần bàn thờ dâng của lễ tức đến gần Chúa và khi đến gần Chúa thì không thể đến với tấm lòng giận dữ, thù hận ai. Cuộc thờ phượng xưa chưa tuyên bố chấm dứt. Thân thể Chúa là Đền Thờ (GiGa 2:21) nhưng không thấy nói đến bàn thờ.
Sách Khải thị (Thần mặc thị) có nói các linh hồn tử vì đạo ở dưới bàn thờ, có ngọn lửa cháy bùng lên, có mùi thơm bay lên trước sự hiện diện Đức Chúa Trời, tức là lời cầu nguyện các thánh (KhKh 8:3). Chỉ có một bàn thờ và một của lễ có mùi thơm cho Đức Chúa Trời thôi (HeDt 10:14); Đấng Krit là của lễ ở trên bàn thờ ấy.
Thân thể chúng ta là Đền Thờ của Đức Chúa Trời, tâm hồn, lòng dạ chúng ta là bàn thờ cần được trong sạch để thờ phượng Chúa (RoRm 12:1, Mat Mt 5:8).