Khi nói đến sự bắt bớ hay sự bách hại
thì Cơ-đốc nhân không xa lạ gì. Trong quyển lịch sử Cơ-đốc giáo hội từ thế kỷ
đầu tiên cho đến nay cũng đã luận rõ về sự bắt bớ và các cuộc bách hại dã man
và kinh khiếp của kẻ ghét đạo Đức Chúa Trời rồi.
Có nhiều thứ bắt bớ hay bách hại, một Cơ-đốc nhân có thể bị bạn bè, anh chị em, cha mẹ, bà con bắt bớ và ngăn trở.
Giáo hội từng khu vực, từng xứ, từng quốc gia cũng bị bách hại. Theo phạm vi bài nầy chỉ nói theo phương diện thần học.
Chính Chúa Giê-xu Krit cũng cảnh cáo và dự ngôn về các cuộc bách hại Cơ-đốc nhân và toàn thể Giáo hội phải gánh chịu (Mac Mc 13:7-13).
Bắt bớ hay bách hại là gì? Có mục đích gì? Sự bách hại là truy đuổi có hệ thống, mục đích để tiêu diệt Cơ-đốc giáo khỏi mặt đất.
1. Cuộc bách hại Cơ-đốc giáo bắt đầu khi người Do-thái cấm đoán Phi-e-rơ và Giăng truyền giảng đạo Chúa. Sau đó thì bắt cầm tù thánh Phi-e-rơ. Cuộc bách hại trở nên khốc hại hơn khi sự ném đá và giết Ê-tiên (Cong Cv 6:14). Tiếp theo cuộc bắt bớ đã lan tràn đến Đa-mách. Nhóm Xa-đu-xê, nhóm Pha-ri-xi cũng hăng hái bắt bớ Cơ-đốc giáo. Vua Hê-rốt Agrippa giết sứ đồ Gia-cơ.
2. Ban đầu La-mã đế quốc có thái độ bênh vực Cơ-đốc giáo, nhưng cuộc bách hại bùng nổ khi một cơn hỏa hoạn lớn xảy ra ở thành La-mã và Nê-rô vu cáo người Cơ-đốc đã đốt thành nầy. Tuy nhiên đây là cuộc bách hại địa phương thôi. Nhưng từ Nê-rô (64 SC) cho đến Diocletian (305 SC) suốt qua 10 cuộc bách hại, nhiều Cơ-đốc nhân tử vì đạo, nhiều Thánh Kinh bị đốt, nhiều nhà thờ bị thiêu huỷ, nhiều nhóm Cơ-đốc nhân bị phá tan. Các cuộc bách hại dưới Decius và Diocletian là khốc liệt hơn hết (xin tìm đọc Sử ký Hội Thánh hoặc lịch sử Giáo hội Cơ-đốc thì đầy đủ hơn).
Diocletian chẳng những muốn tiêu diệt Cơ-đốc giáo, nhưng còn thiêu huỷ cả Thánh Kinh, cả các sách đạo của Giáo hội. Họ còn bắt buộc Cơ- đốc nhân dâng của tế lễ thắp hương thờ lạy hoàng đế v.v… nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã báo thù Diocletian, khiến ông Constantine khinh dễ ông, bị đối xử tàn tệ, cuối cùng ông đau thần kinh và tự sát. Các cuộc bách hại tiếp tục cho đến khi có sắc lệnh Milan năm 313 SC do hoàng đế Constantine I ban hành, Cơ-đốc giáo là một đạo hợp pháp, trở nên quốc giáo của đế quốc La-mã.
Nhiều người tự hỏi: Tại sao sau bao cuộc bách hại khủng khiếp, dã man như vậy mà Cơ-đốc giáo vẫn tồn tại, vẫn phát triển? - Chúa Giê-xu Krit đã trả lời: “Ta sống thì các người sống. Ta lập Hội Thánh Ta trên Tảng đá nầy (Tảng đả các thời đại). Ma quỷ, thế gian, tội ác, v.v… không thể phá huỷ Hội Thánh Ngài được”.
Cũng rất nhiều người ngạc nhiên hỏi: Vì duyên cớ gì mà người đời bắt bớ đạo Chúa; bách hại Hội Thánh Chúa như thế? _ Vì họ hiểu lầm, hiểu sai Lời Chúa trong Thánh Kinh.
_ Hiểu lầm, sai ý nghĩa của các thánh lễ của Giáo hội Cơ-đốc.
_ Nghi ngờ và chưa nhận định được tôn chỉ của Cơ-đốc giáo là thờ phượng phục vụ Chúa chớ không xen vào chánh trị.
_ Vì sự ganh ghét và tranh giành quyền thế, danh vọng của người ngoại đạo hay chưa tin thờ Chúa Trời Ba Ngôi.
_ Nghi ngờ và chưa nhận định được tôn chỉ của Cơ-đốc giáo là thờ phượng phục vụ Chúa chớ không xen vào chánh trị.
_ Vì sự ganh ghét và tranh giành quyền thế, danh vọng của người ngoại đạo hay chưa tin thờ Chúa Trời Ba Ngôi.
Có nhiều thứ bắt bớ hay bách hại, một Cơ-đốc nhân có thể bị bạn bè, anh chị em, cha mẹ, bà con bắt bớ và ngăn trở.
Giáo hội từng khu vực, từng xứ, từng quốc gia cũng bị bách hại. Theo phạm vi bài nầy chỉ nói theo phương diện thần học.
Chính Chúa Giê-xu Krit cũng cảnh cáo và dự ngôn về các cuộc bách hại Cơ-đốc nhân và toàn thể Giáo hội phải gánh chịu (Mac Mc 13:7-13).
Bắt bớ hay bách hại là gì? Có mục đích gì? Sự bách hại là truy đuổi có hệ thống, mục đích để tiêu diệt Cơ-đốc giáo khỏi mặt đất.
1. Cuộc bách hại Cơ-đốc giáo bắt đầu khi người Do-thái cấm đoán Phi-e-rơ và Giăng truyền giảng đạo Chúa. Sau đó thì bắt cầm tù thánh Phi-e-rơ. Cuộc bách hại trở nên khốc hại hơn khi sự ném đá và giết Ê-tiên (Cong Cv 6:14). Tiếp theo cuộc bắt bớ đã lan tràn đến Đa-mách. Nhóm Xa-đu-xê, nhóm Pha-ri-xi cũng hăng hái bắt bớ Cơ-đốc giáo. Vua Hê-rốt Agrippa giết sứ đồ Gia-cơ.
2. Ban đầu La-mã đế quốc có thái độ bênh vực Cơ-đốc giáo, nhưng cuộc bách hại bùng nổ khi một cơn hỏa hoạn lớn xảy ra ở thành La-mã và Nê-rô vu cáo người Cơ-đốc đã đốt thành nầy. Tuy nhiên đây là cuộc bách hại địa phương thôi. Nhưng từ Nê-rô (64 SC) cho đến Diocletian (305 SC) suốt qua 10 cuộc bách hại, nhiều Cơ-đốc nhân tử vì đạo, nhiều Thánh Kinh bị đốt, nhiều nhà thờ bị thiêu huỷ, nhiều nhóm Cơ-đốc nhân bị phá tan. Các cuộc bách hại dưới Decius và Diocletian là khốc liệt hơn hết (xin tìm đọc Sử ký Hội Thánh hoặc lịch sử Giáo hội Cơ-đốc thì đầy đủ hơn).
Diocletian chẳng những muốn tiêu diệt Cơ-đốc giáo, nhưng còn thiêu huỷ cả Thánh Kinh, cả các sách đạo của Giáo hội. Họ còn bắt buộc Cơ- đốc nhân dâng của tế lễ thắp hương thờ lạy hoàng đế v.v… nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã báo thù Diocletian, khiến ông Constantine khinh dễ ông, bị đối xử tàn tệ, cuối cùng ông đau thần kinh và tự sát. Các cuộc bách hại tiếp tục cho đến khi có sắc lệnh Milan năm 313 SC do hoàng đế Constantine I ban hành, Cơ-đốc giáo là một đạo hợp pháp, trở nên quốc giáo của đế quốc La-mã.
Nhiều người tự hỏi: Tại sao sau bao cuộc bách hại khủng khiếp, dã man như vậy mà Cơ-đốc giáo vẫn tồn tại, vẫn phát triển? - Chúa Giê-xu Krit đã trả lời: “Ta sống thì các người sống. Ta lập Hội Thánh Ta trên Tảng đá nầy (Tảng đả các thời đại). Ma quỷ, thế gian, tội ác, v.v… không thể phá huỷ Hội Thánh Ngài được”.
Cũng rất nhiều người ngạc nhiên hỏi: Vì duyên cớ gì mà người đời bắt bớ đạo Chúa; bách hại Hội Thánh Chúa như thế? _ Vì họ hiểu lầm, hiểu sai Lời Chúa trong Thánh Kinh.
_ Hiểu lầm, sai ý nghĩa của các thánh lễ của Giáo hội Cơ-đốc.
_ Nghi ngờ và chưa nhận định được tôn chỉ của Cơ-đốc giáo là thờ phượng phục vụ Chúa chớ không xen vào chánh trị.
_ Vì sự ganh ghét và tranh giành quyền thế, danh vọng của người ngoại đạo hay chưa tin thờ Chúa Trời Ba Ngôi.
_ Nghi ngờ và chưa nhận định được tôn chỉ của Cơ-đốc giáo là thờ phượng phục vụ Chúa chớ không xen vào chánh trị.
_ Vì sự ganh ghét và tranh giành quyền thế, danh vọng của người ngoại đạo hay chưa tin thờ Chúa Trời Ba Ngôi.