BÌNH AN, HOÀ BÌNH

Cựu ước dùng từ “Sa-lôm”. Việt ngữ dịch “Bình an; Hoà bình” tức yên lành, trọn lành, an khang, lành mạnh. Người ta thường chúc nhau: Bình an và khi gặp nhau cũng hỏi thăm: Bình an vui vẻ không? Giữa vòng Cơ-đốc nhân thường xin cầu nguyện cho nhau được bình an, cầu nguyện cho đất nước và cho thế giới được hoà bình.
Bình an chẳng chỉ có nghĩa là an khang, lành mạnh mà còn thạnh vượng và an ninh nữa. Sự bình an, hoà bình đến từ Đức Chúa Trời. Bởi vậy tiên tri Ês nói: Kẻ ác chẳng có sự bình an hay hoà bình đâu? (
EsIs 48:22, 57:21). Dầu vậy trên thế giới nầy vô số người miệng nói bình an, hoà bình nhưng lòng họ đầy gươm đao và súng ống, nên không có sự bình an thật (Gie Gr 6:14).
Được tự do thì được bình an cả thân thể và thuộc linh. Về thuộc thể thì không còn có kẻ địch hăm doạ, không còn có kẻ thù hà hiếp, bóc lột, bắt bớ. Về thuộc linh thì khi tâm hồn đã trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời bởi tin nhận sự chuộc tội của Chúa Giê-xu Krit. Sự bình an, hoà bình là một ơn phước của Đức Chúa Trời. Chúa đẹp lòng thì con dân Chúa được bình an, khi thế giới hoà bình, không còn chém giết lẫn nhau nữa. Đức Chúa Trời ban phước cho kẻ chăm tìm sự bình an hay hoà bình (
Thi Tv 34:14, XaDr 8:16).
Thánh Kinh Tân ước cũng nhiều lần nhấn mạnh đến sự bình an, sự hoà bình. Thế giới xưa trông mong Đấng hoà bình Mê-xi-a mau hiện đến để ban bình an, hoà bình cho muôn dân.
Đấng Mê-xi-a Đấng Krit, Đấng bình an đã đến và đã ban sự bình an cho tất cả mọi người tin nhận Ngài (
GiGa 14:27, 16:33). Thánh Kinh Cựu cũng như Tân ước nhiều lần đã dùng từ nói lên bản chất chân thật, thiêng liêng cao quý của chức vụ Chúa Giê-xu và sứ điệp Tin Lành (EsIs 9:5, LuLc 1:7a 2:14, Mac Mc 5:34). Thể yếu hay yếu tố của Tin Lành là sự bình an, sự hoà bình (Cong Cv 10:36, Eph Ep 6:15). Sự bình an bởi đã nhận được sự hoà thuận hay hoà giải với Đức Chúa Trời. Loài người không còn chống chịch hay nổi loạn với Chúa nữa, qua sự tín nhận Chúa Giê-xu (RoRm 5:1). Từ đó họ có sự thông công trong sự bình an của Đức Chúa Trời (GaGl 5:22, Phi Pl 4:7).
Cơ-đốc nhân xem trọng phúc lành bình an trước hết. Vì tâm hồn có bình an thì mới vui thỏa hưởng các phước khác. Một khi tâm hồn không bình an, còn có tội lỗi với Chúa, băn khoăn, lo sợ thì làm sao vui vẻ mà hưởng các phước khác được. Cho nên có thể nói ý niệm bình an là cái trục để các ơn phước khác xoay quanh. Tin Lành là Tin Lành bình an (
Eph Ep 6:5). Đấng Krit là sự bình an của Cơ-đốc nhân Eph Ep 2:14,15). Đức Chúa Trời Cha là Đức Chúa Trời bình an (ITe1Tx 5:23).Đặc ân đặc quyền của Cơ-đốc nhân thật của Chúa là sự bình an từ Đức Chúa Trời ban cho (Phi Pl 4:9). Sự bình an là một ơn phước hiện tại, chớ không phải như vinh hiển ở thiên đàng trong tương lai đâu (RoRm 8:6, CoCl 3:15). Sự bình an quả là một đặc thù ơn lành của đạoTin Lành do Đức Chúa Trời ban cho kẻ tin nhận Ngài, làm cho linh hồn người ấy được bình an, yên lành; quả quyết mình được cứu rỗi, không rạo rực không lo sợ hoặc thèm khát sự hư không của thế gian bại hoại nầy nữa nhưng có được một sự bình an thật sự, vĩnh hằng. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.