CẮT BÌ (Sự)



Người Do-thái (I-xơ-ra-ên) và một số dân tộc khác trên thế giới có luật lệ hay thói quen cắt da qui đầu dương bì của nam hài nhi. Người Do-thái cắt bì có một ý nghĩa đặc biệt, vì đây là dấu giao ước của Đức Chúa Trời truyền cùng Áp-ra-ham xưa (SaSt 17:11). Áp-ra-ham được Gia-vê Đức Chúa Trời kêu gọi, lựa chọn và đại dụng làm tổ phụ một dân tộc thầy tư tế cho Ngài và Ngài lập giao ước với ông cùng dòng dõi ông. Giao ước nầy có một đặc trưng như thế. Dầøu đây là một dấu hiệu bên ngoài của một giao ước nhưng có bao gồm cả những ý nghĩa luân lý, đạo đức và thuộc linh của một chân lý. Một giáo nghi bên ngoài dân sự Chúa phải nghiêm chỉnh thực thi (SaSt 17:12, XuXh 4:24, Gios Gs 5:2) nhưng cũng có linh hiệu bên trong tâm hồn. Cũng như Cơ-đốc nhân ngày nay chịu lễ báp têm bằng nước chỉ đụng chạm bên ngoài thân thể con người, nhưng Thánh Linh dùng quyền năng Ngài đụng chạm đến tâm linh đương sự (PhuDnl 10:16, 30:6).
Thánh Kinh có nói đến những kẻ không chịu cắt bì, kẻ bất khiết, kẻ ô uế không được vào “Thành Thánh” (
EsIs 52:1, Exe Ed 44:7,9). Những kẻ nầy phải hạ mình ăn năn trước khi được Chúa phục hồi giao ước lại với họ (LeLv 26:41).
Tân ước cũng đề cập nhiều lần về sự cắt bì nhưng với ý nghĩa thuộc linh. Cắt bì là một dấu hiệu của sự công bình bởi đức tin (
RoRm 4:110) nhưng đã mất ý nghĩa nó rồi vì Đấng Krit đã giáng sanh và chịu chết thế tội nhân. Những kẻ tin nhận Ngài thì được xưng công bình dầu không chịu lễ cắt bì (GaGl 5:6). vả lại Thánh Kinh cũng không bắt buộc Cơ-đốc nhân phải chịu cắt bì (Cong Cv 15:3-21, GaGl 2:3).
Chúa Giê-xu Krit, Con Đức Chúa Trời Gia-vê đã giáng sanh, chịu chết, phục sanh sau ba ngày đêm bị chôn trong mồ mả; Ngài đã làm trọn luật pháp Chúa, nên hiện nay cả người Do-thái lẫn Cơ-đốc nhân chỉ chịu cắt bì trong Đấng Krit (
Phi Pl 3:3), tức là lột bỏ thân thể xác thịt (CoCl 2:11). 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.