Tín giáo của bất luận tôn giáo nào đều
khẩn cầu (kêu cầu) với giáo chủ hay vị thần mình thờ lạy. Trong các cuộc thờ
phượng hay giáo lễ Cơ-đốc giáo thì đều được bắt đầu bằng sự khẩn cầu (kêu cầu)
Đức Chúa Trời để xin Chúa hiện diện, ban phước, cai trị và hướng dẫn buổi lễ.
Trong buổi lễ tiệc thánh, sự cầu nguyện hay kêu cầu, khẩn cầu có ý nghĩa khác nhau giữa các Giáo hội. Có Giáo hội tin theo Biến thể thuyết thì tín nhận sau lời khẩn cầu, cầu nguyện thì Thánh Linh thi hành quyền năng trong vấn đề Biến thể ấy. Nhưng các hệ phái của Cải chánh giáo không tín nhận như thế vì họ không tin nhận Biến thể thuyết.
Về vấn đề cầu khẩn (kêu cầu, khẩn cầu) hoặc cầu nguyện các thánh đã được lan tràn khắp nơi trong các thế kỷ đầu tiên thì đã bị Giáo hội nghị thứ 7 năm 787 SC và Giáo hội nghị Trent (1545-1564) bãi bỏ. Anh quốc Giáo hội từ chối giáo lý nầy như đã đề xuất ở giáo lý thứ 22 của Bản Tín lý vậy.
Những Giáo hội dạy về Ngục luyện tội, thờ lạy, tôn kính các ảnh tượng, các thánh tích, và khẩn cầu với các thánh là những giáo lý do Giáo hội đặt ra. Chúa Trời không hề truyền dạy trong Thánh Kinh.
Trong buổi lễ tiệc thánh, sự cầu nguyện hay kêu cầu, khẩn cầu có ý nghĩa khác nhau giữa các Giáo hội. Có Giáo hội tin theo Biến thể thuyết thì tín nhận sau lời khẩn cầu, cầu nguyện thì Thánh Linh thi hành quyền năng trong vấn đề Biến thể ấy. Nhưng các hệ phái của Cải chánh giáo không tín nhận như thế vì họ không tin nhận Biến thể thuyết.
Về vấn đề cầu khẩn (kêu cầu, khẩn cầu) hoặc cầu nguyện các thánh đã được lan tràn khắp nơi trong các thế kỷ đầu tiên thì đã bị Giáo hội nghị thứ 7 năm 787 SC và Giáo hội nghị Trent (1545-1564) bãi bỏ. Anh quốc Giáo hội từ chối giáo lý nầy như đã đề xuất ở giáo lý thứ 22 của Bản Tín lý vậy.
Những Giáo hội dạy về Ngục luyện tội, thờ lạy, tôn kính các ảnh tượng, các thánh tích, và khẩn cầu với các thánh là những giáo lý do Giáo hội đặt ra. Chúa Trời không hề truyền dạy trong Thánh Kinh.